Lần đầu tiên trong lịch sử, Nhà Trắng đã công bố một chiến lược chung để chống chủ nghĩa bài Do Thái tại Mỹ.
(05.26) Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố chiến lược quốc gia chống lại chủ nghĩa bài Do Thái tại nước này. (Nguồn: AFP/Getty Images) |
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố chiến lược quốc gia chống lại chủ nghĩa bài Do Thái tại nước này. (Nguồn: AFP/Getty Images) |
Ngày 25/5, phát biểu công bố chiến lược trên trong một sự kiện trực tuyến, Tổng thống Mỹ Joe Biden nêu rõ: “Chiến lược phát đi một thông điệp rõ ràng và mạnh mẽ: ở Mỹ, cái ác sẽ không chiến thắng. Hận thù sẽ không chiến thắng. Nọc độc của chủ nghĩa bài Do Thái sẽ không thể là câu chuyện của thời đại chúng ta”.
Cụ thể, chiến lược này sẽ công bố bao gồm 4 trụ cột chính : nâng cao nhận thức và hiểu biết về chủ nghĩa bài Do Thái; cải thiện an toàn và an ninh trong các cộng đồng người Do Thái; đảo ngược quá trình bình thường hóa chủ nghĩa bài Do Thái và chống phân biệt bài Do Thái; xây dựng tình đoàn kết giữa các cộng đồng.
Tin liên quan |
Israel đi bước gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng Bờ Tây, Mỹ-EU khó làm ngơ, Tổng thống Biden phải ra mặt Israel đi bước gây nguy cơ dẫn đến căng thẳng Bờ Tây, Mỹ-EU khó làm ngơ, Tổng thống Biden phải ra mặt |
Bà Liz Sherwood-Randall, cố vấn về an ninh nội địa của Nhà Trắng, cho biết chiến lược kêu gọi các công ty công nghệ thiết lập chính sách không khoan nhượng đối với các ngôn từ kích động thù địch trên nền tảng mạng xã hội và đảm bảo các thuật toán không lan truyền ngôn ngữ bài Do Thái.
Trong khi đó, bà Susan Rice, cố vấn chính sách đối nội của Nhà Trắng cho biết các cơ quan liên bang sẽ kết hợp tài liệu về cách giải quyết chủ nghĩa bài Do Thái trong các chương trình đào tạo đa dạng, công bằng, hòa nhập và khả năng tiếp cận trong tương lai.
Tháng 12/2022, chính quyền của ông Biden đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm để điều phối các nỗ lực chống lại chủ nghĩa bài Do Thái và các hình thức cố chấp tôn giáo khác. Nhiệm vụ đầu tiên của nhóm là tạo ra một chiến lược quốc gia để chống lại chủ nghĩa bài Do Thái.
Các quan chức đã bày tỏ lo ngại về số vụ việc bài Do Thái ở mức cao kỷ lục tại Mỹ, với hàng loạt cuộc tấn công quy mô lớn vào các giáo đường và các cơ sở kinh doanh của người Do Thái, sự lan truyền của thuyết âm mưu bài Do Thái và hành vi phá hoại liên quan đến chữ Thập ngoặc, biểu tượng chủ nghĩa phát xít.
Khi xung đột Trung Đông leo thang, các cuộc điều tra phát hiện những nhóm được cho là có liên hệ với Iran chuyên tấn công mục tiêu ở phương Tây, nhưng Tehran bác bỏ.
Lãnh đạo 5 nước tiểu vùng Mekong dự hội nghị cấp cao ACMECS, nhất trí tăng cường hợp tác quản lý nguồn nước, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm thiên tai.
Drone tự sát dần chiếm lĩnh vị thế của xe tăng trên chiến trường Ukraine, kể cả những khí tài chủ lực được ca ngợi như M1 Abrams.
Đám đông nghi ngờ một phụ nữ bắt cóc, sát hại bé gái 8 tuổi ở Taxco, nên đã hành hung hội đồng người này đến chết trước mắt cảnh sát.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ chỉ trích Liên Hợp Quốc 'bất lực' vì không ngăn được Israel tấn công lực lượng gìn giữ hòa bình ở miền nam Lebanon.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hoan nghênh nỗ lực gia nhập BRICS của Kazakhstan, dù Nga trước đó cho rằng tổ chức nên hoãn kết nạp thêm thành viên.
Mỹ cho biết đang tìm kiếm một thỏa thuận ngoại giao để dân thường Israel - Lebanon được trở về nhà an toàn. Trong khi Israel cũng nhấn mạnh mong muốn giải pháp ngoại giao trong cuộc xung đột với Hezbollah.
Đại tá Daqsa trúng mìn khi rời xe tăng ở Gaza, trở thành một trong những sĩ quan cấp cao nhất của Israel thiệt mạng trong chiến dịch chống Hamas.
Mỹ quyết tâm ngăn chặn Iran và các nhóm được Iran hậu thuẫn lợi dụng tình hình ở Lebanon hoặc mở rộng xung đột, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin nói với người đồng cấp Israel Yoav Gallant trong một cuộc điện đàm.