Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa. Cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
Mỹ |
Vũ khí được vận chuyển cho Ukraine có thể đang tràn lan ở châu Phi. (Nguồn: AA) |
Ngày 24/1, phát biểu trên Fox News, ông Keith Kellogg, đặc phái viên của Tổng thống Mỹ Donald Trump về Ukraine và Nga cho biết, Washington đang cân nhắc việc mua vũ khí Mỹ cho Ukraine bằng tiền thu được từ tài sản Nga bị phong tỏa.
Trước đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ông đã đề xuất với ông Trump rằng Kiev có thể mua vũ khí Mỹ bằng tài sản Nga bị phong tỏa. Ông bổ sung rằng đây có thể là "một trong những bảo đảm an ninh". Tuy nhiên, ông Zelensky không tiết lộ phản ứng của ông Trump đối với đề xuất này.
Ông Kellogg nhận định, cách tiếp cận này có thể là một phần của giải pháp toàn diện nhằm hỗ trợ Ukraine và củng cố ngành công nghiệp quốc phòng Mỹ.
"Ý tưởng sử dụng tài sản Nga để phục vụ nhu cầu phòng thủ của Ukraine vẫn đang được cân nhắc. Chúng tôi đã nhiều lần thảo luận về việc sử dụng tài sản Nga bị phong tỏa để mua vũ khí Mỹ", ông Kellogg cho hay.
Mặc dù các quốc gia phương Tây đã phong tỏa 300 tỷ USD tài sản của Nga nhưng chỉ có thể tiếp cận tiền lãi hàng năm từ khối tài sản này, vào khoảng 3,2 tỷ USD. Lợi nhuận từ số tiền này sẽ hỗ trợ khoản vay 50 tỷ USD cho Kiev.
Một cuộc thăm dò gần đây do truyền thông Mỹ thực hiện cho thấy phần đông người dân nước này tin rằng Washington đang chi quá nhiều tiền cho Ukraine.
Theo kết quả khảo sát của New York Times/Ipsos, 51% số người được hỏi cho rằng, Mỹ đang "chi tiêu quá nhiều" cho Kiev, trong khi 28% cho rằng mức chi hiện tại là hợp lý. Chỉ 17% cho rằng Mỹ nên tăng thêm chi tiêu cho Ukraine.
Theo dữ liệu từ Lầu Năm Góc, dưới thời cựu Tổng thống Joe Biden, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt tổng cộng hơn 175 tỷ USD viện trợ cho Kiev kể từ khi xung đột với Nga leo thang vào tháng 2/2022.
Việc Mỹ chi tiêu cho Ukraine gần đây đã bị tân Ngoại trưởng Marco Rubio chỉ trích. Trong phát biểu trước đó, ông Rubio tuyên bố rằng, Mỹ không nên tiếp tục hỗ trợ vô thời hạn cho Kiev và chỉ trích chính quyền ông Biden vì không làm rõ mục tiêu cuối cùng của các khoản tiền đang được đổ vào cuộc xung đột.
Là quốc gia hạ nguồn, Việt Nam rất quan tâm đến tác động xuyên biên giới của các đập thủy điện trên sông, theo Bộ Ngoại giao.
Thủ tướng Netanyahu tuyên bố cuộc không kích trả đũa Iran đã diễn ra 'chính xác và mạnh mẽ', hoàn tất mọi mục tiêu đề ra.
Lục quân Mỹ công bố tài liệu cho thấy Nga có thể thất bại trong giai đoạn đầu chiến sự ở Ukraine vì không bám sát học thuyết quân sự của chính mình.
Ngày 26/5, trong khuôn khổ Lễ hội văn hóa Mogoșoaia ClasicFest 13 tại Lâu đài Mogosoaia, tỉnh Ilfov, Đại sứ quán Việt Nam tại Romania đã có buổi giới thiệu cà phê Việt Nam đến ngoại giao đoàn và đông đảo công chúng tại Romania.
Bộ trưởng Thương mại Myanmar Charlie Than ngày 10/9 cho biết Myanmar đã nhận được lô vũ khí đầu tiên gồm 2 máy bay chiến đấu Su-30 của Nga.
Ngày 16/11, Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya và người đồng cấp Ukraine Andrii Sybiha đã nhất trí khởi động cuộc đối thoại chính sách an ninh cấp cao với sự tham gia của các quan chức ngoại giao và quốc phòng cấp cao.
Hàn Quốc thông báo sản xuất hàng loạt vũ khí laser chống drone chi phí thấp, các phiên bản nâng cấp dự kiến có thể 'thay đổi cục diện'.
Israel đẩy mạnh không kích và mở chiến dịch trên bộ ở miền nam Lebanon, khiến hàng trăm nghìn dân thường phải tìm đường sơ tán tới nơi an toàn.
Khảo sát cho thấy phần lớn người trưởng thành Mỹ dự định theo dõi qua truyền thông cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống Biden và Trump.