Phong trào Hamas, đang vướng vào xung đột ở Dải Gaza với Israel, đã đề xuất một số thay đổi đối với lệnh ngừng bắn đang được Mỹ thúc đẩy và được Liên hợp quốc (LHQ) hậu thuẫn.
Muốn sửa thỏa thuận ngừng bắn, Hamas nói chỉ là điều chỉnh 'không đáng kể', Mỹ nêu thay đổi 'bất khả thi' |
Cả Hamas và các trung gian hòa giải đều đang nỗ lực đạt được thỏa thuận ngừng bắn, với hy vọng sẽ chấm dứt hoàn toàn xung đột ở Gaza. (Nguồn: Retuers) |
Ngày 11/6, người đứng đầu Văn phòng chính trị của Hamas Ismail Hanyeh đã trao các đề xuất sửa đổi cho Thủ tướng Qatar Mohamed bin Abdelrahman, tái khẳng định quan điểm cho rằng, thỏa thuận ngừng bắn sẽ chấm dứt hoàn toàn cuộc bao vây Gaza.
Tin liên quan |
Hy vọng mới cho Palestine Hy vọng mới cho Palestine |
Ngày 12/6, báo Al Majalla dẫn một nguồn tin tiết lộ, các đề xuất của Hamas là “những thay đổi lớn”, nhằm đảm bảo hoàn tất thỏa thuận ngừng bắn và nhanh chóng đưa Dải Gaza trở lại cuộc sống bình thường.
Các nội dung sửa đổi đã nhấn mạnh yêu cầu chấm dứt hoàn toàn vòng vây phong tỏa Gaza, mở tất cả cửa khẩu biên giới, đặc biệt là cửa khẩu Rafah, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động di chuyển của người và hàng hóa ở tất cả các khu vực trong mọi thời điểm.
Các nội dung sửa đổi của Hamas cũng yêu cầu lực lượng Israel rút hoàn toàn khỏi cửa khẩu biên giới Rafah, cũng như ngay lập tức rời khỏi Hành lang Philadelphia, dải đất dài 14 km chạy dọc biên giới Gaza-Ai Cập.
Hamas đã bổ sung cụm từ “bao gồm Hành lang Philadelphia” vào các địa điểm mà quân đội Israel cần phải rút khỏi trong thỏa thuận ngừng bắn sửa đổi.
Hamas còn đề nghị Cơ quan Hỗ trợ và Việc làm của LHQ dành cho người tị nạn Palestine (UNRWA) được phép đóng vai trò trong hoạt động cung cấp nhà ở cho những người phải di dời và cung cấp viện trợ nhân đạo, bên cạnh sự tham gia của các bên bảo lãnh khác như Trung Quốc, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Mỹ, Qatar và Ai Cập.
Theo các nội dung sửa đổi, LHQ nên đóng vai trò là cơ quan bảo đảm cho thỏa thuận ngừng bắn nếu những nội dung này được chấp thuận.
Hamas cũng đề xuất kế hoạch tái thiết Dải Gaza trong vòng 3-5 năm trong một phần của các sửa đổi, đồng thời yêu cầu Israel cung cấp điện cho Gaza.
Hamas đang yêu cầu Mỹ bảo đảm bằng văn bản về lệnh ngừng bắn vĩnh viễn và việc lực lượng Israel rút khỏi Gaza.
Hamas không xác nhận thông tin của Al Majalla, song, một lãnh đạo cấp cao của Hamas ngày 13/6 khẳng định, những yêu cầu điều chỉnh mà lực lượng này đưa ra đối với đề xuất ngừng bắn do Mỹ công bố là “không đáng kể”.
Theo đó, Hamas yêu cầu chọn danh sách 100 tù nhân Palestine có mức án cao được trả tự do từ các trại giam của Israel.
Hamas phản đối Israel loại bỏ danh sách này trong dự thảo thỏa thuận, cũng như việc Tel Aviv không chấp nhận giới hạn thời gian trả tự do cho các tù nhân có mức án cao xuống không quá 15 năm.
Về phần mình, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, Hamas đã đề xuất nhiều thay đổi với dự thảo thỏa thuận do Washington hậu thuẫn, và một số trong đó là "bất khả thi".
Chiều 15/4, tại trụ sở Bộ Ngoại giao, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác Cộng hòa Benin Olushegun Adjadi Bakari.
Hai tàu chở dầu bốc cháy sau khi va chạm gần Singapore, khiến một số thủy thủ bị thương và gây nguy cơ tràn dầu ra khu vực.
Đây là chuyến thăm thứ 11 của Ngoại trưởng Antony Blinken đến khu vực này kể từ khi cuộc xung đột ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023, trong bối cảnh Israel gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào Hezbollah ở Lebanon.
Thứ trưởng đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực của cộng đồng trong hội nhập, phát triển ở sở tại và những đóng góp cho quê hương.
Các máy bay chiến đấu của Không quân Israel (IAF) đã tấn công một trung tâm chỉ huy của phong trào Hồi giáo Hezbollah ở miền Nam Lebanon đêm 8/8.
Tổng thống và các thành viên đảng cầm quyền Nam Phi reo hò, nhảy múa sau khi tòa LHQ yêu cầu Israel không gây ra diệt chủng tại Dải Gaza.
Thông qua việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu từ hỗ trợ hậu cần, hành chính đến các dịch vụ giáo dục, văn hóa, FOSCO đã tạo dựng được mối quan hệ đối tác lâu dài và tin cậy với các khách hàng quốc tế, qua đó đóng góp thiết thực vào công tác đối ngoại của TP. Hồ Chí Minh và cả nước.
Úc sẽ tăng gấp đôi phí thị thực (visa) đối với du học sinh, trong nỗ lực nhằm hạn chế lượng người nhập cư đang lên mức kỷ lục.
Ngày 13/9, Phái đoàn thường trực Việt Nam tại Geneva đã tổ chức buổi phát động quyên góp giúp đỡ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 (tên quốc tế là Yagi) gây ra.