Quy định hiện hành về việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn đang làm rất tốt sứ mệnh giảm thiểu tai nạn giao thông do rượu bia. Bất kỳ ai cũng thấy rõ sự thay đổi một trời một vực của văn hóa giao thông, hành vi của tài xế trước khi lệnh cấm tuyệt đối rượu bia khi lái xe được áp dụng và kiểm soát nghiêm ngặt, với số tiền phạt cao hơn trước nhiều lần.
Trước đây, tài xế nhậu lu bù xong vẫn ngang nhiên cầm lái “không cần phải nghĩ”, nay thì họ phải suy tính từ trước khi cuộc vui bắt đầu: Có uống hay không, uống rồi thì về bằng cách nào, gửi xe ở đâu… Từ chối uống rượu bia trước đây gần như là điều không được phép trong “văn hóa tiếp khách”, nhưng nay lại dễ dàng được chấp nhận chỉ bằng câu: “Lát nữa tôi phải lái xe về”.
Số tiền phạt mà người vi phạm phải đóng đủ lớn để ảnh hưởng đến tình hình tài chính cá nhân, như vậy họ mới “rụt lại” khi ý nghĩ “mặc kệ, cứ lái xe” hiện ra trong đầu. Với thu nhập trung bình của người dân hiện nay, một cái tặc lưỡi tốn mấy triệu đồng và bị thu bằng lái là cái giá đủ đắt để số đông từ chối trả.
Thế nhưng kết quả tuần tra, kiểm soát của các lực lượng chức năng cho thấy vẫn còn nhiều người vi phạm: Trong 6 tháng đầu năm 2024, có hơn 500 nghìn trường hợp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý.
Gần đây nhất, ngày 1/8, trên Quốc lộ 10, một người đàn ông đi xe máy tông vào ô tô đầu kéo đi ngược chiều, chết trên đường đi cấp cứu, người phụ nữ ngồi sau bị thương nặng. Tài xế xe máy này có nồng độ cồn cao gấp 10 lần mức quy định. Thực tế này chứng tỏ việc duy trì sự cứng rắn trong xử phạt là cần thiết.
Bình luận dưới bài viết “Đã đến lúc giảm mức phạt với tài xế có nồng độ cồn rất thấp”, nhiều độc giả nhắc đến “vùng xanh” về nồng độ cồn, tức là không phạt khi chỉ số chưa vượt quá 0,25mg/lít khí thở, cách mà nhiều nước đang áp dụng. Tuy nhiên, xin được nhắc nhở rằng Việt Nam từng áp dụng “vùng xanh” đối với xe máy, khiến cho tình trạng phóng xe máy ầm ầm sau các cuộc nhậu cứ tiếp diễn suốt bao nhiêu năm, chỉ đến khi xóa bỏ “vùng xanh”, trật tự mới được thiết lập.
Cụ thể, trước khi Nghị định 100/2019 có hiệu lực thi hành (từ 1/1/2020), việc xử phạt vi phạm nồng độ cồn được áp dụng theo Nghị định 46/2016, người lái xe máy chỉ bị phạt khi có nồng độ cồn vượt quá 0,25mg/lít khí thở. Với nồng độ cồn này, mức phạt tiền với tài xế ô tô cũng chỉ từ 2 - 3 triệu đồng.
Năm 2019, cả nước có khoảng 8.000 vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia. Bỏ qua số liệu những năm chịu ảnh hưởng của dịch COVID-19, chúng ta so sánh với năm 2023, khi Nghị định 100/2019 được thực hiện nghiêm ngặt, con số này giảm 10 lần, chỉ còn 814 vụ.
Thực tế này có giá trị hơn bất cứ lập luận nào.
Nếu giảm nhẹ mức phạt cho người uống ít, ý nghĩa cứng rắn, quyết liệt của quy định “nồng độ cồn bằng 0” sẽ giảm, thông điệp sẽ yếu đi, sẽ có nhiều tài xế chủ quan, lên xe cầm lái vì nghĩ “mình uống có chút xíu”, hoặc tặc lưỡi rằng nếu không may bị phạt thì cũng không đến nỗi nghèo đi vì số tiền đó.
Nghĩa là, mức phạt tiền đối với vi phạm nồng độ cồn nếu không tăng lên thì xin hãy giữ nguyên chứ đừng giảm đi. Hiệu quả của Nghị định 100/2019 là rất rõ ràng, nhưng chưa đủ vững chắc để buông lỏng.
Những nét tiêu cực trong tập quán ăn nhậu và văn hóa lái xe không thể thay đổi tận gốc rễ ngày một ngày hai, vì vậy hành vi của người dân phải được kiểm soát bằng các quy định khắt khe, cứng rắn của pháp luật trong thời gian dài. Chỉ khi ý thức không uống rượu bia khi lái xe ngấm sâu vào tiềm thức mỗi người mới nên bàn đến việc giảm nhẹ mức phạt hoặc “mở vùng xanh”.
Bạn có đồng tình với ý kiến trên? Hãy chia sẻ ở box bình luận bên dưới.
Vụ việc dù không có thiệt hại về người nhưng được dư luận đặc biệt quan tâm tìm hiểu về nguyên nhân sự cố và quá trình thi công công trình.
Canada sẽ cung cấp cho Ukraine gói hỗ trợ quân sự mới, trong đó bao gồm tên lửa không đối không АІМ-9.
An Giang - Sau khi đâm trọng thương người khác ngay tại đám cưới vì nhớ lại mâu thuẫn cũ, một đối tượng ở xã Châu Lăng (Tri Tôn) đã bị...
Chiều 27/12, theo thông tin từ Công an tỉnh Điện Biên, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) chủ trì phối hợp Phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Phòng Cảnh sát bảo vệ Công an tỉnh Điện Biên triệt phá thành công chuyên án 1223V, ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và tiến hành bắt giữ Lường Thị Vận (SN 1996, ở bản Xuân Tươi, xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) về hành vi mua bán người. Tại Cơ quan Cảnh sát điều tra, Lường Thị Vận khai,...
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng cho rằng những thành quả hợp tác của tỉnh Kaluga với Việt Nam là biểu tượng sinh động về mối quan hệ truyền thống...
Hải Dương - Chiều 21.6, trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Dương Văn Chiên - Chủ tịch UBND phường Văn Đức (TP Chí Linh) xác nhận, trên...
Sáng 19/10, Đại hội đồng liên Nghị viện ASEAN lần thứ 45 (AIPA-45) đã khai mạc trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia ở Thủ đô Vientiane, Lào, với sự tham dự của đoàn đại biểu các Nghị viện/Quốc hội thành viên, Quan sát viên và Đối tác phát triển của AIPA.
TP - Không chỉ lợi dụng công nghệ để chiếm đoạt tài sản của người dân, tội phạm trên không gian mạng đang hướng tới những người có tấm lòng thiện nguyện muốn hiến tạng cứu người nhưng không rành công nghệ thông tin nhằm mục đích lừa đảo. Bệnh viện Chợ Rẫy cảnh báo, hoạt động đăng ký hiến ghép mô tạng có thể đang bị kẻ gian lợi dụng vì mục đích xấu.
Khoảng 10h ngày 18/11, nhà máy gỗ dăm ở Khu công nghiệp Nam Cấm (Nghệ An) bốc cháy dữ dội, cột khói lên cao hàng trăm mét. Ngay khi xảy ra hỏa hoạn, lực lượng cảnh sát PCCC Công an Nghệ An đã huy động hàng chục xe chữa cháy và hàng trăm cán bộ chiến sỹ đến hiện trường để dập lửa. Tuy nhiên do nguyên liệu là gỗ dăm nên ngọn lửa lan nhanh, gây khó khăn trong công tác chữa cháy. Trả lời VTC News, một lãnh đạo huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết,...