Đêm đầu tiên ở Hebron, nghe tiếng pháo, tiếng súng rầm rầm bên ngoài, Vừng chỉ biết đóng cửa phòng và cầu nguyện.
Lê Nam Thuận An (Vừng), sinh viên Đại học Cornell, Mỹ, đến Trung Đông năm 2023. Hành trình đi qua Ai Cập, Jordan nhưng Palestine để lại cho Vừng nhiều cảm xúc hỗn độn, kéo dài cả trong những giấc ngủ sau khi trở về.
"Đến Palestine không dễ dàng", du khách 23 tuổi nói.
Cô và bạn đồng hành nhập cảnh vào vùng đất của người Palestine bằng thị thực do Israel cấp. Palestine không có sân bay, Vừng phải tìm hiểu kỹ cách di chuyển để lựa chọn đường đi an toàn nhất. Khởi hành từ Jordan - phía tây vùng lãnh thổ Palestine, nên cách duy nhất để khách Việt đến đây là qua cửa khẩu King Hussein Bridge - nằm giữa Jordan và khu Bờ Tây, vùng đất với phần đa là người Palestine nhưng nằm dưới sự kiểm soát của Israel từ sau cuộc chiến Trung Đông 1967.
Một cách khác để khách nước ngoài đến được vùng đất của người Palestine là hạ cánh tại sân bay Ben Gurion, thuộc thành phố Tel Aviv, Israel, sau đó đi xe ôtô 45 phút đến trạm kiểm soát Qalandiya nằm giữa Jerusalem và khu vực Bờ Tây. Tại đây, cả người dân và du khách phải qua kiểm tra an ninh do lực lượng của Israel thực hiện.
Sẽ không có dấu nhập cảnh đóng lên hộ chiếu, thay vì đó, du khách được cấp một tờ giấy màu xanh nước biển gọi là "blue card" (thẻ xanh). Du khách phải mang theo thẻ này trong người suốt chuyến đi vì liên tục bị kiểm tra ở các trạm kiểm soát.
Từ cửa khẩu, Vừng và bạn đồng hành lên xe buýt để vào Jericho - thành phố cổ nằm bên sông Jordan. "Không một ai nói tiếng Anh, tôi và bạn lo lắng, còn không chắc lên đúng chuyến xe", Vừng nói.
Xe đến thành phố Jericho lúc nửa đêm do liên tục dừng tại các trạm an ninh do Israel kiểm soát. Cửa ngõ vào thành kẹt cứng với hàng dài xe nối đuôi nhau.
Đêm ở Jericho trời lạnh cóng, đường phố vẫn còn nhiều cửa hàng ăn vặt sáng đèn, nhưng vắng bóng khách du lịch dù khách sạn tại đây tốt. Nơi Vừng ở vắng đến nỗi không có lễ tân trực sảnh. Họ giữ chìa khóa bằng cách giấu vào một ống cống gần cửa ra vào. Khách đến sẽ gọi điện và lễ tân chỉ cách lấy.
Chỉ Vừng và bạn đồng hành là những người ngoại quốc hiếm hoi đi dạo Jericho về đêm và "đến đâu cũng được người địa phương đón chào". Chuyến dạo chơi kết nối Vừng với ba người bạn Palestine là Ozil, Sufyan và Essa. Cô và bạn gặp ba chàng trai khi dừng mua nước lựu trong đêm đầu tiên. Sau vài câu chào hỏi, họ lên ôtô đi chơi đêm quanh thành phố.
"Sự tò mò thôi thúc tôi lên xe những người lạ mặt dù trong lòng đang sợ hãi", Vừng nói.
Khi lên xe, Vừng nghĩ đến viễn cảnh bị bắt cóc, lo sợ và từ chối khi được hỏi muốn ăn món gì không. Chỉ khi ba người bản xứ dẫn nhóm Vừng đến khách sạn nơi họ làm việc, nghe họ kể về cuộc sống, cảm nhận được sự chào đón, cô mới cảm thấy an tâm. Những "hướng dẫn viên" địa phương đưa nữ du khách tham quan thành phố một vòng và giới thiệu Jericho "là thành phố lâu đời nhất của loài người", nơi con người đã sinh sống từ hơn 9.000 năm trước khi chúa Jesus ra đời.
Ba chàng trai Palestine cũng trò chuyện với Vừng về cuộc sống hiện tại của họ. Trong đó, Vừng trăn trở về câu chuyện của Sufyan - chàng trai không nói được tiếng Anh - đã 8 năm chưa được gặp gia đình. Họ vẫn ở Gaza vì không được cấp hộ chiếu. Sufyan đã đến Bờ Tây để làm việc và kiếm tiền gửi về nhưng không quay lại Gaza được vì tình hình chiến sự căng thẳng.
Khoảnh khắc lên xe rời Jericho, Vừng và những người bạn bịn rịn chia xa. Khi đến Hebron, xem lại những đoạn video kỷ niệm ở thành cổ, nữ du khách bật khóc. Hebron là thành phố thứ hai trong chuyến khám phá vùng đất của người Palestine, cũng là một điểm nóng chiến sự giữa khu Bờ Tây và Israel đầu năm 2023.
Vừng cũng phải chờ nhiều tiếng khi qua các trạm kiểm soát an ninh. Tại đây, khách Việt đăng ký ở nhà người dân qua chương trình "Hebron hope tour". Đây là chương trình phi lợi nhuận ở địa phương, được thành lập từ năm 2011 với mục đích tạo ra lợi ích tích cực cho cộng đồng địa phương Palestine. Du khách đăng ký sẽ tham gia tour khám phá các điểm du lịch ở Hebron.
Vừng ở nhà của Ayman, hướng dẫn viên du lịch địa phương. Đêm đầu tiên khi chuẩn bị đi ngủ, Vừng đột nhiên nghe thấy tiếng pháo, tiếng súng rầm rầm bên ngoài. Cô chỉ biết về phòng đóng cửa và cầu nguyện. Nơi Vừng ở nằm ngay cạnh trạm kiểm soát ngăn cách hai khu vực H1 và H2. Theo một hiệp ước được ký vào năm 1997, thành phố Hebron được quy ước chia thành hai khu vực: H1 dành cho dân Palestine và được quản lý bới chính quyền Fatah; H2 được duy trì an ninh bởi Israel. Bản thân H2 cũng tồn tại một lằn ranh đỏ để ngăn cách khu dân cư của người Palestine với khoảng 500 người dân Do Thái định cư bên trong phố cổ.
H2 trong ký ức của người địa phương nhộn nhịp hàng quán, nhưng giờ chỉ như một khu phố ma, đối lập hoàn toàn với sự bận rộn náo nhiệt ở H1. Người Palestine không được đặt chân tới khu phố cổ vì sự giám sát nghiêm ngặt của Israel. Cuộc sống của họ gặp rất nhiều bất tiện vì những trạm kiểm soát ngăn cách các khu vực như thế này. Trái lại, khách du lịch nước ngoài có thể tự do đi lại giữa các khu vực.
"Để đi chợ, người Palestine phải chạy đường vòng quanh khu định cư vì lằn ranh đỏ", Vừng kể. Bao trùm lên Hebron là bầu không khí căng thẳng, sự chia cắt rõ rệt của những người theo đạo Hồi và Do Thái.
Chia tay Hebron, Vừng và bạn đồng hành di chuyển đến Bethlehem - nơi Chúa sinh ra và là thành phố du lịch nổi tiếng Palestine.
Cô tiếp tục chung sống với gia đình người địa phương, cùng chủ nhà dậy sớm đi chợ, nấu ăn cho các vị khách thuê nhà. Trong những ngày ở Bethlehem, Vừng dành thời gian tham quan các địa điểm nổi tiếng gắn với sự ra đời của chúa Jesus. Trải nghiệm đáng nhớ của cô là chuyến thăm Bức tường An ninh và trại tị nạn của người dân Palestine, lang thang khắp thành phố đi tìm các tác phẩm nghệ thuật đường phố của Banksy - nghệ sĩ graffiti, nhà hoạt động chính trị, đạo diễn phim và họa sĩ nổi tiếng người Anh.
Những bức tranh graffiti ẩn chứa tuyên ngôn về chính trị, thông điệp phản chiến của Banksy rải rác khắp Bethlehem khiến cảm xúc của khách Việt "bị tấn công mạnh mẽ".
Bethlehem khép lại chuyến khám phá Palestine hơn một tuần, Vừng "mong mọi điều bình an quý giá tới những người dân nơi đây". Cô chia tay Bờ Tây và chưa định ngày gặp lại. Vừng vẫn liên lạc với những người bạn ở Palestine, họ an toàn và chiến sự vẫn căng thẳng.
Bích Phương
Ảnh và video: NVCC
Sau khi bị ong đốt vào mi mắt, bé gái 13 tuổi sưng phù mặt, suy hô hấp, được chẩn đoán sốc phản vệ nặng, phải thở máy, lọc máu.
Chiều 24-2 (rằm tháng giêng), hàng ngàn người dân đổ về chùa bà Thiên Hậu (TP.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) để để cúng và hứng lộc từ đoàn rước kiệu.
Tình trạng mạo danh thương hiệu bệnh viện, sử dụng giấy tờ giả mạo để kêu gọi chuyển tiền ủng hộ từ thiện... diễn ra với thủ đoạn ngày càng...
'Sau những tháng ngày học tập miệt mài trên giảng đường đại học, tôi trở về quê để đúc kết lại những kiến thức mình đã học cũng như tập quen với môi trường giảng dạy ở quê. Cầm tấm bằng đại học trên tay, tôi cảm thấy vô cùng hạnh phúc vì giờ đây tôi có thể thực hiện ước mơ của mình, có thể bắt đầu hành trình truyền tải kiến thức, cõng chữ về làng'. Đó là chia sẻ của thầy giáo trẻ người Cơ Tu Bnướch Zói.
Đến ngày 26/5, Hội LHTN 10/10 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2024 - 2029, đạt tỉ lệ 100%, sớm hơn so với tiến độ và kế hoạch đề ra.
Bí thư thường trực T.Ư Đoàn lưu ý, cụm Trung du Bắc Bộ có nhiều đối tượng thanh niên, tập trung số lượng lớn thanh niên công nhân. Các tỉnh cần quan tâm nắm bắt kịp thời, sát, đúng, trúng tình hình tư tưởng thanh niên; quan tâm các giải pháp chăm lo cho thanh niên công nhân.
Sau 16 ngày bị chó cắn, bé trai 7 tuổi, sốt cao, sùi bọt mép, được đưa đi cấp cứu song tiên lượng xấu nên gia đình xin đưa về.
Hà Nội ghi nhận thêm 265 ca tay chân miệng trong tuần qua, tăng gấp đôi so với tuần trước, xuất hiện các ổ dịch tại trường mầm non, mẫu giáo.
Chiều 26-6, Trung ương Đoàn cùng Bộ Công an đã hưởng ứng Ngày quốc tế phòng chống ma túy và Ngày toàn dân phòng chống ma túy (26-6) tại TP.HCM.