Một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân do giao tranh tại Sudan

10:00 23/04/2023

Các nước phương Tây dự kiến gửi máy bay đón công dân của họ từ Djibouti, mặc dù quân đội Sudan cho biết các sân bay ở Khartoum và Darfur đang gặp vấn đề và và không rõ khi nào có thể thực hiện sơ tán.

Khói bốc lên gần khu vực sân bay ở thủ đô Khartoum khi giao tranh tiếp diễn giữa quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RSF, ngày 19/4/2023. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ngày 22/4, một số quốc gia bắt đầu sơ tán công dân khỏi Sudan từ một cảng biển, trong khi các cuộc không kích tiếp tục làm rung chuyển thủ đô Khartoum sau một tuần giao tranh giữa quân đội quốc gia và nhóm vũ trang Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) khiến hàng trăm người thiệt mạng.

Saudi Arabia đã sơ tán công dân vùng Vịnh khỏi Sudan từ một cảng trên Biển Đỏ cách thủ đô Khartoum 650km. Jordan cũng sẽ sử dụng tuyến đường tương tự cho công dân của mình.

Các nước phương Tây dự kiến gửi máy bay đón công dân của họ từ Djibouti, mặc dù quân đội Sudan cho biết các sân bay ở Khartoum cũng như thành phố lớn nhất khu vực Darfur là Nyala đang gặp vấn đề và không rõ khi nào có thể thực hiện được kế hoạch sơ tán nói trên.

Một nhà ngoại giao nước ngoài cho biết một số nhân viên ngoại giao ở Khartoum hy vọng được sơ tán bằng đường hàng không khỏi cảng Sudan trong 2 ngày tới.

Đại sứ quán Mỹ cảnh báo công dân rằng họ không thể hỗ trợ các đoàn xe từ Khartoum đến cảng Sudan và các cá nhân phải tự chịu trách nhiệm khi di chuyển.

Cùng ngày, Bộ Quốc phòng Italy tuyên bố đã sẵn sàng triển khai kế hoạch sơ tán khoảng 200 công dân của nước này khỏi Sudan.

Chiến dịch này sẽ diễn ra tương tự hoạt động sơ tán được thực hiện tại Afghanistan năm 2021, song sẽ chỉ liên quan đến công dân Italy.

Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Italy Antonio Tajani xác nhận máy bay thuộc lữ đoàn không quân 46 đã hiện diện ở Djibouti và có thể đưa các công dân Italy đang có mặt ở Sudan đến nơi an toàn trong vài giờ tới.

Cũng trong ngày 22/4, trên tài khoản Twitter, Đại sứ quán Thổ Nhĩ Kỳ tại Sudan thông báo nước này đã quyết định sơ tán công dân khỏi khu vực xung đột bằng đường bộ qua nước thứ ba.

Thông báo nêu rõ các điểm tập trung cho những công dân muốn sơ tán và đưa những khuyến nghị cần thiết cho chuyến đi kéo dài khoảng 22-24 giờ.

Ngoài ra, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng nước này Mevlut Cavusoglu đã có cuộc điện đàm với người đồng cấp Sudan để thảo luận vấn đề sơ tán công dân.

Ngày 22/7, sân bay quốc tế Khartoum cho biết Cơ quan Hàng không Dân dụng Sudan đã gia hạn đóng cửa không phận nước này đến ngày 30/4.

Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, thông báo của sân bay này cho biết "Cơ quan Hàng không Dân dụng đã thông báo với các phi công về việc gia hạn thời gian đóng cửa không phận Sudan đối với tất cả các hoạt động hàng không cho đến ngày 30/4."

Tuyên bố cho biết thêm lực lượng vũ trang Sudan sẽ đáp trả bất kỳ hành vi xâm phạm không phận nào.

Các cuộc đụng độ giữa quân đội Sudan và nhóm bán quân sự RSF đã nổ ra hôm 15/4, chủ yếu ở thủ đô Khartoum. Chính phủ Sudan cáo buộc RSF nổi loạn và tiến hành các cuộc không kích nhằm vào căn cứ quân đội.

Tư lệnh Abdel Fattah Burhan, người đứng đầu quân đội Sudan, đã ban hành sắc lệnh giải tán RSF.

Các bên đã đồng ý một thỏa thuận ngừng bắn kéo dài ba ngày bắt đầu từ hôm 21/4 liên quan đến ngày lễ Eid al-Fitr của Hồi giáo.

Trong khi đó, Giám đốc Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) tại Cộng hòa (CH) Chad, ông Pierre Honnorat, cho biết cơ quan này dự báo sẽ có thêm nhiều người tị nạn Sudan tới Cộng hòa Chad để lánh nạn.

Theo ông Honnorat, khoảng 400.000 người tị nạn Sudan đã rời khỏi đất nước trong các cuộc xung đột trước đó, hiện đang phân bố ở 14 trại tạm trú xung quanh khu vực biên giới Cộng hòa Chad.

Ông nhấn mạnh rằng WFP sẽ chuẩn bị đón ít nhất 100.000 người và con số trên thực tế sẽ có thể còn cao hơn nữa.

Khoảng 10.000 đến 20.000 người đã vượt biên giới sang Cộng hòa Chad một tuần sau khi giao tranh bắt đầu ở thủ đô Khartoum và các khu vực khác của Sudan.

Ngày 20/4 vừa qua, Bộ Y tế Sudan cho biết số người thiệt mạng trong các cuộc đụng độ vũ trang ở nước này đã vượt 600 người.

Trong khi đó, theo số liệu cập nhật ngày 21/4 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 413 người đã thiệt mạng và 3.551 người khác bị thương kể từ khi giao tranh nổ ra hôm 15/4 giữa các lực lượng trung thành với Tư lệnh quân đội, Tướng Abdel Fattah al-Burhan và người đứng đầu nhóm RSF bán quân sự, Tướng Mohamed Hamdan Daglo./.

Có thể bạn quan tâm
ECOWAS tuyên bố lệnh 'đóng băng' Niger trong khối

ECOWAS tuyên bố lệnh 'đóng băng' Niger trong khối

11:50 15/12/2023

Ngày 14/12, Cộng đồng Kinh tế Tây Phi (ECOWAS) thông báo đã đình chỉ Niger khỏi tất cả các cơ quan ra quyết định của khối, bắt đầu từ ngày 10/12.

Vụ đảo chính ở Niger: Tổng thống Bazoum nói về hậu quả tàn khốc, Mỹ khẳng định cánh cửa ngoại giao chưa khép lại

Vụ đảo chính ở Niger: Tổng thống Bazoum nói về hậu quả tàn khốc, Mỹ khẳng định cánh cửa ngoại giao chưa khép lại

15:20 04/08/2023

Ngày 3/8, người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby khẳng định, ngoại giao là lựa chọn đầu tiên và khả thi nhất trong việc giải quyết cuộc đảo chính ở Niger.

Ông Putin lệnh diễn tập hạt nhân để 'đáp trả phương Tây'

Ông Putin lệnh diễn tập hạt nhân để 'đáp trả phương Tây'

18:20 06/05/2024

Nga thông báo diễn tập dùng vũ khí hạt nhân chiến thuật theo lệnh của ông Putin, cho biết đây là động thái 'đáp trả đe dọa từ phương Tây'.

Ukraine bế tắc với bài toán tuyển quân

Ukraine bế tắc với bài toán tuyển quân

05:40 27/03/2024

Quân đội Ukraine đang rất cần nhân lực để ngăn chặn đà tiến của Nga, song những tính toán chính trị đang khiến điều này trở nên khó khăn.

Tổng thống Nigeria hứng chỉ trích vì thay đổi quốc ca

Tổng thống Nigeria hứng chỉ trích vì thay đổi quốc ca

10:10 31/05/2024

Tổng thống Nigeria bất ngờ thay đổi quốc ca, khiến người dân tức giận đặt câu hỏi về những ưu tiên của ông khi đất nước đang bị khủng hoảng kinh tế.

Rắc rối với những người mắc nợ xấu ở Trung Quốc

Rắc rối với những người mắc nợ xấu ở Trung Quốc

18:00 19/04/2024

Những người không thể trả nợ ngân hàng ở Trung Quốc đang phải đối mặt nhiều hình phạt nghiêm khắc, khiến cuộc sống của họ gặp nhiều khó khăn.

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Mali kết thúc 10 năm nhiệm vụ

Lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Mali kết thúc 10 năm nhiệm vụ

09:10 12/12/2023

Ngày 11/12, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) tại Mali (MINUSMA) chính thức kết thúc 10 năm triển khai tại nước này, sau khi rút quân theo yêu cầu từ chính quyền quân sự.

Nga chuyển lô máy báy chiến đấu Su-30 đầu tiên cho Myanmar

Nga chuyển lô máy báy chiến đấu Su-30 đầu tiên cho Myanmar

14:20 10/09/2023

Bộ trưởng Thương mại Myanmar Charlie Than ngày 10/9 cho biết Myanmar đã nhận được lô vũ khí đầu tiên gồm 2 máy bay chiến đấu Su-30 của Nga.

Thụy Sỹ tuyên bố không thể có thỏa thuận hòa bình nào sau hội nghị về Ukraine, NATO khẳng định Kiev được quyền tấn công Nga

Thụy Sỹ tuyên bố không thể có thỏa thuận hòa bình nào sau hội nghị về Ukraine, NATO khẳng định Kiev được quyền tấn công Nga

12:10 08/06/2024

Ngày 7/6, Tổng thống Thụy Sỹ Viola Amherd cho biết, hội nghị về Ukraine sẽ khép lại mà không ký kết thỏa thuận hòa bình do Nga vắng mặt tại sự kiện này.

Co loi xay ra
Co loi xay ra