Một người phụ nữ chết và hai người khác vẫn đang cấp cứu tại bệnh viện sau khi ăn tiết canh heo tại huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 12-10, một lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thái Thụy xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra vụ ngộ thực phẩm do ăn tiết canh heo dẫn tới một người chết, hai người vẫn đang cấp cứu tại bệnh viện.
Theo thông tin ban đầu, ngày 8-10, sau khi mua tiết heo từ một cơ sở giết mổ trên địa bàn xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình để đánh tiết canh ăn trưa thì có bốn người cùng ăn tại một gia đình có triệu chứng đau bụng, buồn nôn và tiêu chảy.
Đến ngày 9-10, có ba người phải nhập viện điều trị và một trường hợp khác tiếp tục theo dõi tại nhà. Trong ba người phải đi viện cấp cứu, bà Bùi Thị Nh. (69 tuổi, trú thôn An Dân, xã Thụy Dân) đã tử vong với chẩn đoán ban đầu là do sốc nhiễm khuẩn nghi do liên cầu lợn.
Hai trường hợp còn lại vẫn đang điều trị tại Khoa truyền nhiễm của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình.
Ngoài ra, cùng sử dụng nguồn tiết heo tại cơ sở giết mổ còn có năm người khác, trong đó có một người phải nhập viện do bị rối loạn tiêu hóa, các trường hợp còn lại không có biểu hiện gì.
Theo lãnh đạo Trung tâm y tế huyện Thái Thụy, sau khi xảy ra vụ ngộ độc thì Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đã lấy mẫu bệnh phẩm của người bệnh và đang chờ kết quả.
Trước mắt, đơn vị chỉ đạo tổ chức phun khử khuẩn khu vực giết mổ heo và nhà bệnh nhân. Đồng thời, yêu cầu các cơ sở giết mổ không bán tiết sống để làm tiết canh, các quán ăn trên địa bàn không bán tiết canh cũng như các món ăn từ thịt tái, sống.
Ngày 17-1, bà Lê Thị Thùy Dung - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ - cho biết đã có văn bản yêu cầu các phòng giáo dục và đào tạo chỉ đạo trường học dừng sử dụng các thiết bị lọc nước có mẫu nước uống không đạt chuẩn của Bộ Y tế.
Chiều 14-9, lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Quảng Nam cho biết có thêm một số trường hợp bị ngộ độc nghi do ăn bánh mì Phượng ở Hội An.
Trong lúc xe máy múc đào móng làm tường rào của dự án Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn (TP.HCM) thì phát hiện quả bom.
Nghiên cứu mới cho thấy tỉ suất sinh ở các nước giàu trên thế giới đã giảm hơn một nửa kể từ năm 1960, xuống mức thấp kỷ lục hiện nay.
Tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm và có xu hướng tăng ở người trẻ.
Suốt 12 năm, cặp vợ chồng hiếm muộn chẳng dám đến nhà ai chơi vì sợ những lời gièm pha về việc không thể sinh con.
Sự cố tấm kính rơi khiến chị H.M.L. chấn thương nặng, hiện đang được cấp cứu và phải trải qua nhiều lần phẫu thuật.
Mạng xã hội và thương mại điện tử đã biến những công thức và cách làm thuốc nổ thành các cỗ máy giết người.
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trong 15 năm qua, quỹ bảo hiểm y tế đã chi trả gần 1 triệu tỉ đồng cho khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.