TPO - Dù mùa đông ở Mông Cổ rất khắc nghiệt vẫn có du khách người Việt vượt qua thách thức này để đến bìa rừng Taiga, gặp gỡ và khám phá văn hóa du mục của bộ lạc chăn tuần lộc cuối cùng.
Gặp gỡ, khám phá đời sống văn hoá du mục của nhóm người này đã hấp dẫn một số du khách Việt Nam, điển hình trong số đó là anh Lê Viết Vinh đang sinh sống ở TPHCM. Người đàn ông này hiện có đam mê du lịch, khám phá những vùng đất mới để giúp vốn tri thức "giàu có" hơn.
Dưới cái lạnh có thể giảm còn -40 độ C, anh Vinh vẫn quyết định tới Mông Cổ, di chuyển hết 5 ngày 4 đêm cho hành trình đường bộ hơn 1.000 km từ thủ đô Ulaanbaatar - bìa rừng Taiga để tận mắt chứng kiến loài tuần lộc được chăm sóc như thời nguyên thủy. |
Đến địa điểm này, du khách có thể sinh hoạt với người Tsaatan (hay còn gọi là Dukha theo ngôn ngữ của họ), ngủ trong những chiếc lều du mục đặc trưng, ngắm nghía và vui đùa với bầy tuần lộc của họ. Đặc biệt, Dukha được xem như là bộ lạc tuần lộc sống du mục nguyên thủy nhất còn sót lại trên thế giới. |
Tuần lộc là loài vật thích sống ở những nơi mát lạnh. Vào mùa hè, bộ lạc Dukha sẽ đưa chúng vào tận rừng sâu, vùng cao hơn để kiếm ăn. Còn mùa đông, họ đưa tuần lộc ra bìa rừng, gần với thị trấn để dễ sống hơn. |
Du khách du lịch Mông Cổ vào mùa đông có thể tiết kiệm thời gian hơn để tiếp cận với bộ lạc này. Nhiều con sông, mặt hồ đóng thành băng, xe ô tô địa hình có thể chạy thẳng vào tới nơi bộ lạc sinh sống. Trong khi mùa hè du khách phải cưỡi ngựa 9-10 tiếng mới tới nơi người Dukha dựng trại. |
Điểm gây hấp dẫn du khách nhất của tuần lộc nằm ở khả năng sinh tồn vượt trội nhưng lại rất thân thiện với loài người. Theo quan sát của anh Vinh, khi đi gặm cỏ trong rừng, chúng dùng chân để đào lớp tuyết lên, chỗ nào băng thành đá thì liếm cho tan để gặm đám cỏ ở dưới. |
Anh Vinh cũng hết sức bất ngờ về tốc độ khi thử cưỡi tuần lộc. |
Du khách Việt có cơ hội trải nghiệm xe kéo bởi chó trên mặt sông băng. |
Bầu trời đầy sao khi màn đêm buông xuống ở cao nguyên Mông Cổ. |
Trải nghiệm tại dòng suối Jargant không bao giờ đóng băng dù nhiệt độ có thể ở mức -50 độ C. Ngoài ra, nước suối rất trong và mát, có vị ngọt thuần khiết. |
Ngoài chuyến thăm bộ lạc chăn tuần lộc, vị khách Lê Viết Vinh còn có cơ hội khám phá đời sống văn hoá của người dân Mông Cổ. Anh rất say mê khi trải nghiệm âm thanh của đàn ngựa (mã đầu cầm) của các nghệ sĩ cổ truyền. |
Mông Cổ còn giữ nhiều nét văn hóa của dân du mục xưa. Dù bây giờ họ có ở nhà kiên cố hơn, nhưng trong khuôn viên đất vẫn còn căn lều Yurt. Đây là loại lều có dáng lều hình tròn, trần thấp và có không gian sinh hoạt rộng hơn. Bên trong luôn có bếp củi để giữ ấm và là nơi để cả gia đình ngồi sum vầy cùng nhau vào những ngày đông lạnh giá ở vùng miền bắc Mông Cổ. |
Khám phá lịch sử và văn hoá Mông Cổ tại quần thể tượng Thành Cát Tư Hãn. Ông là một trong những nhà quân sự lỗi lạc và có ảnh hưởng nhất lịch sử thế giới, được người Mông Cổ kính trọng như vị lãnh đạo mang lại sự thống nhất cho quốc gia này. |
Theo chia sẻ của những người có kinh nghiệm du lịch Mông Cổ, đất nước này có diện tích rất lớn. Vì vậy, việc di chuyển giữa các điểm tham quan thường cách xa nhau và đường vào các làng địa phương cũng không rõ ràng, người dân thường di chuyển theo thói quen, đúng với bản chất của du mục. Do đó, cách tốt nhất cho các du khách là đặt land tour (chuyến đi do người bản địa tổ chức) để được sắp xếp tài xế có kinh nghiệm hướng dẫn tham quan. |
Tháng 11/2023, Việt Nam và Mông Cổ cùng ký Hiệp định miễn thị thực đối với công dân Việt Nam. Do đó, người Việt Nam đi du lịch Mông Cổ không cần xin visa mà sẽ được cấp thị thực ngay tại cửa khẩu sân bay. Cho đến nay, Mông Cổ vẫn được du khách Việt Nam quan tâm bởi còn giữ nhiều nét sống văn hoá cổ xưa, đi kèm cảnh thiên nhiên hoang sơ. |
Đại diện Tập đoàn điện lực Việt Nam cho hay nhiều dự án điện do quy hoạch chồng lấn, chậm giải phóng mặt bằng khiến các công trình lưới điện chậm tiến độ.
Giá heo hơi hôm nay 30/5 ghi nhận miền Bắc hạ nhẹ 1.000 đồng/kg tại Thái Nguyên, về mức 69.000 đồng/kg - ngang với Hưng Yên, Phú Thọ, Thái Bình, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang.
Trong bài viết trước, Báo Tri thức và Cuộc sống đã nêu thông tin ông Nguyễn Văn Nam (SN 1976, được ông Thân Văn Biên ủy quyền; trú tại thôn Trung, xã Nội Hoàng, Yên Dũng, Bắc Giang), phản ánh một số cán bộ UBND xã Nội Hoàng, huyện Yên Dũng có dấu hiệu buông lỏng trong công tác quản lý đất đai. Liên quan đến sự việc, mới đây, ngày 13/4/2023, UBND tỉnh Bắc Giang ban hành văn bản 1796/UBNT-TCD gửi thanh tra tỉnh về việc kiểm tra,...
Chủ tịch Hiệp hội các nhà Thầu Quốc tế Hàn Quốc, cho biết trong lĩnh vực xây dựng, hai hiệp hội có nhiều đóng góp trong xây dựng mối quan hệ hai nước.
Chỉ tính từ đầu năm 2023 đến nay, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) Hà Nội đã có 6 văn bản đề nghị UBND huyện Sóc Sơn...
Thành tựu kinh tế của Indonesia trong thời gian qua được hỗ trợ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô của chính phủ, thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển bền vững.
Chi cục Thú y và Chăn nuôi tỉnh Nghệ An khẳng định, dù dịch bệnh diễn ra phức tạp, lượng thịt lợn cung ứng vào thị trường cuối năm cũng...
Nhiều dự án nghìn tỉ nằm dọc cung đường ven biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam chỉ xây dựng vài hạng mục rồi bỏ hoang lâu năm, do vướng thủ tục đất đai, gây tình trạng lãng phí tài nguyên ở khu đất vàng.
Được sự quan tâm của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La các sở, ngành của tỉnh, cùng với sự lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền, sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, các thành phần kinh tế, Nhân dân các dân tộc trong huyện, tình hình kinh tế - xã hội của huyện Thuận Châu trong 9 tháng đầu năm 2023 đã đạt được những kết quả tích cực.