Dự thảo phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 do Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành có nhiều điểm mới, trong đó có việc đưa Lịch sử trở thành môn thi bắt buộc.
Đề xuất này nhận được nhiều ý kiến trái chiều của dư luận, giáo viên.
Vấn đề không phải môn lịch sử có là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT hay không, mà là thay đổi cách dạy để học sinh thực sự yêu thích môn lịch sử, học lịch sử như một nhu cầu tích lũy kiến thức, trau dồi tri thức, không phải do bị gò ép.
Học sinh chán học môn Lịch sử, có những năm số học sinh bị điểm 0 quá nhiều. Giáo viên dạy môn Lịch sử "mặc cảm" vì môn học của mình như môn thừa, học sinh, phụ huynh không quan tâm.
Khoan hãy "kiểm điểm" người học hay phụ huynh, mà trước hết phải xem lại việc dạy như thế nào mà học sinh chán ngán môn Lịch sử.
Cách dạy gồm chương trình dạy và phương pháp giảng dạy.
Chương trình khô khan, Lịch sử chỉ đặc quánh con số nhưng thiếu cảm xúc, khai thác sức nhớ của học sinh về năm tháng, sự kiện, những chuyện mà chỉ cần gõ bàn phím là ra.
Chương trình học mà chỉ "ta thắng, địch thua", khẩu hiệu nhiều hơn những câu chuyên chân thật, khải hoàn nhiều hơn bi thương, cay đắng, thì học sinh không thấy được chân dung thật của lịch sử.
Về phương pháp dạy, giáo viên không đổi mới, sáng tạo, bị "lụy" vào chương trình, nên bài giảng khô khan, thiếu đi những diễn giải sâu sắc.
Giáo viên phải có kiến thức dày dặn, giảng những trang sử ngoài trang sách giáo khoa, cùng với những công cụ trực quan khác như bản đồ, hình ảnh, trích đoạn phim ảnh tư liệu về lịch sử.
Giảng dạy môn Lịch sử không chỉ trong không gian bốn bức tường lớp học, mà linh hoạt bằng các chương trình ngoại khóa, những trải nghiệm thực tế. Đừng cho rằng chúng ta không có điều kiện, mà cần phải chủ động xây dựng các chương trình tham quan di tích lịch sử cho học sinh.
Ví dụ, tháng 8 năm 2022, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cùng Phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố Huế ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác giữa hai đơn vị về giáo dục di sản văn hóa, nghệ thuật trong các trường học trên địa bàn thành phố Huế.
Địa phương nào cũng có di tích lịch sử, ít nhất cũng tổ chức cho học sinh học môn Lịch sử gắn liền với di tích, di sản ghi dấu ấn của cha ông.
Lịch sử luôn hấp dẫn, khơi dậy tình cảm với quê hương, tình yêu với đất nước. Xem nhẹ môn học này thì hậu quả là nhiều người "mù" lịch sử.
Cải cách giáo dục là khẩu hiệu quá to tát, hãy tập trung thay đổi từng việc một để nâng cao chất lượng dạy và học. Một trong những việc đó là thay đổi chương trình và phương pháp giảng dạy môn Lịch sử.
Đến thắp nén nhang kính tiễn GS.TS Võ Tòng Xuân, bao thế hệ học trò của ông đã không cầm được nước mắt.
Từ ngày 26.10 đến 3.11, tỉnh Thái Nguyên sẽ thả trên 82.500 con cá giống xuống các sông, hồ trên địa bàn.
Huế - Một bệnh nhân bị sốc mất máu cấp do tổn thương tạng đặc như: vỡ gan, vỡ lách,... may mắn được các bác sĩ Bệnh viện Trung ương...
Thanh Hóa - Khi quan sát chiếc xe taxi đến đổ xăng, nhân viên cây xăng đã phát hiện phạm nhân trốn khỏi trại giam đang ngồi trong xe, ngay...
Ngày 20/9, Công an tỉnh Hưng Yên đang phối hợp với Công an TP Hà Nội và các đơn vị chức năng điều tra vụ việc một cháu bé 2 tuổi nghi bị bắt cóc, sát hại. Thi thể cháu bé được lực lượng chức năng phát hiện tại khu vực một mương nước, trên địa bàn xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên vào trưa cùng ngày. Kiến ThứcKhu vực hiện trường nơi phát hiện thi thể cháu bé.1 Có thể khởi tố vụ án Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, Tiến sĩ, luật sư...
Xe bồn xảy ra va chạm với xe máy tại vòng xoay Phú Hữu (TP Thủ Đức, TP.HCM) khiến 2 nữ sinh viên tử vong. Hiện công an đang phong tỏa, khám nghiệm hiện trường.
Sau 15 năm lẩn trốn, Ngô Thị Nga (SN 1982, trú tại thôn Khê Nữ, xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội) bị cơ quan công an bắt giữ.
Sáng 6.2, nhân dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 , đoàn công tác của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam do ông Ngọ Duy Hiểu - Phó Chủ...
HUẾ - Sáu thanh niên trú tại tỉnh Thừa Thiên Huế vừa bị tuyên án tù giam sau khi tàng trữ và sử dụng vũ khí quân dụng để hỗn...