Mối thâm thù hơn 40 năm giữa Iran và Israel

08:40 16/10/2023

Iran và Israel từng có quan hệ gần gũi, nhưng trở nên thù địch từ sau Cách mạng Hồi giáo Iran, khi Tehran quay sang ủng hộ các nước Arab.

Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian ngày 14/10 cáo buộc Israel "phạm tội ác chiến tranh" khi không kích, giết hại hàng trăm người Palestine mỗi ngày cũng như phong tỏa Dải Gaza, cắt nguồn nước, thực phẩm, thuốc men cho hơn hai triệu dân tại đây.

"Nếu những hành động chống lại người dân Palestine vẫn tiếp diễn, không ai có thể đảm bảo tình hình khu vực sẽ như cũ", ông Abdollahian cảnh báo. Ngoại trưởng Iran hôm 12/10 cũng tuyên bố một "mặt trận mới" nhằm vào Israel trong xung đột với Hamas có thể được mở ra, tùy thuộc vào hành động của nước này với Dải Gaza.

Giới quan sát cho rằng những tuyên bố này cho thấy mối quan hệ kình địch giữa Iran và Israel có thể gia tăng căng thẳng lên nấc thang mới, khiến cuộc chiến hiện nay tại Dải Gaza có khả năng leo thang thành xung đột khu vực ở Trung Đông.

Chỉ vài tiếng sau khi Hamas phát động chiến dịch tấn công quy mô chưa từng có vào lãnh thổ Israel hôm 7/10, Rahim Safavi, cố vấn của Lãnh tụ Tối cao Iran Ali Khamenei, đã gửi lời chúc mừng Hamas. Ông nhấn mạnh Tehran sẽ tiếp tục ủng hộ các chiến binh Palestine "cho đến khi Palestine và Jerusalem được giải phóng".

Các thủ lĩnh cấp cao Hamas cũng khẳng định các đồng minh Iran của họ và lực lượng Hezbollah ở Lebanon "sẽ tham chiến nếu Gaza phải đối mặt một cuộc chiến hủy diệt".

Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (trái) và Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei. Ảnh: AFP

Iran và Israel từng có quan hệ khá gần gũi. Iran là quốc gia có đa số dân theo Hồi giáo thứ hai công nhận Israel vào năm 1950, sau Thổ Nhĩ Kỳ. Trong giai đoạn này, Tehran và Tel Aviv trở nên thân thiết dựa trên hợp tác chặt chẽ về các vấn đề quân sự, công nghệ, nông nghiệp và dầu khí. Iran khi đó coi Israel là cánh cửa để nhận được sự ủng hộ và tài trợ lớn của Mỹ.

Quan hệ hai nước bắt đầu trở nên thù địch sau cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979, chứng kiến cuộc lật đổ nhà vua Mohammad Reza Pahlavi và một nhà nước cộng hòa Hồi giáo theo dòng Shiite hình thành dưới quyền lãnh đạo của tổng thống Ayatollah Ruhollah Khomeini.

Trong các bài phát biểu đầu tiên, tổng thống Khomeini chỉ ra hai kẻ thù chính của Iran là Mỹ và Israel, đồng thời vạch ra chính sách đối ngoại thân cận hơn với các quốc gia Arab. Trong hơn 40 năm sau đó, mối quan hệ giữa hai cường quốc khu vực ngày càng trở nên căng thẳng.

Theo các nhà sử học, những người Hồi giáo dòng Shiite ở Iran từ lâu coi Israel là một quốc gia bất hợp pháp đã chiếm đoạt các vùng đất của người Hồi giáo, Arab và đuổi người Palestine ra khỏi quê hương xa xưa. Họ tin rằng Israel nên được thay thế bằng một nhà nước phi tôn giáo, trong đó người Hồi giáo và người Do Thái sống bình đẳng.

Với mục tiêu mở rộng ảnh hưởng của Iran trong thế giới Hồi giáo và hợp pháp hóa quyền lực của giới giáo sĩ, tổng thống Khomeini, người đã viết nhiều tác phẩm chống chủ nghĩa Phục quốc Do Thái, đã xác định Iran là "bên bảo vệ chính nghĩa" cho người Palestine và chống lại kẻ thù chính Israel.

Khomeini nhấn mạnh Israel là quốc gia mà ông muốn "biến mất" nhằm "giải phóng Jerusalem".

Năm 1982, Khomeini ra lệnh thành lập lực lượng dân quân Hồi giáo Hezbollah ở Lebanon, một quốc gia Arab có cộng đồng người Shiite đông đảo. Mục tiêu của Hezbollah là chống lại Israel, nước đã đưa quân vào miền nam Lebanon năm 1982 và chiếm đóng khu vực này cho đến năm 2000.

Vào giữa những năm 1990, Israel ngày càng lo ngại về khả năng Iran nối lại chương trình hạt nhân, vốn bị gián đoạn sau cuộc cách mạng năm 1979. Dù Iran nhiều lần phủ nhận, Israel vẫn cho rằng nước này đang tìm cách chế tạo vũ khí hạt nhân.Vấn đề hạt nhân Iran kể từ đó đã được các đời thủ tướng Israel coi là mối đe dọa hàng đầu trong khu vực.

Vào đầu những năm 2000, căng thẳng gia tăng khi Iran đạt tiến bộ trong phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Việc tổng thống Mahmoud Ahmadinejad với tư tưởng cực kỳ bảo thủ lên nắm quyền ở Iran vào năm 2005 đã đẩy quan hệ giữa hai nước xuống mức thấp chưa từng có.

Ahmadinejad liên tục đe dọa "xóa sổ" Israel, đồng thời thúc đẩy Iran đạt được những bước tiến mới trong chương trình hạt nhân, sẵn sàng theo đuổi nỗ lực làm giàu uranium.

Năm 2006, khi xung đột nổ ra giữa Israel và Hezbollah, Tel Aviv cáo buộc Tehran đã cung cấp vũ khí cho nhóm vũ trang ở Lebanon, cho phép họ tấn công sâu vào lãnh thổ Israel.

Năm 2009, Iran chỉ trích gay gắt cơ quan mật vụ Israel và Mỹ, cáo buộc hai nước đã phá hoại chương trình hạt nhân của họ bằng phần mềm mã độc mang tên Stuxnet. Iran cũng cho rằng Israel đã ám sát một số nhà vật lý và kỹ sư chuyên ngành ở Tehran.

Về phía Israel, Thủ tướng Benjamin Netanyahu thường xuyên ngụ ý rằng họ có thể tấn công Iran nếu cộng đồng quốc tế không ngăn cản nước này phát triển bom hạt nhân. Đáp lại, Iran khẳng định họ sẽ không ngần ngại đáp trả bất kỳ cuộc tấn công nào từ Israel.

Khi Mỹ cùng các cường quốc ký với Iran Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện (JCPOA) năm 2015, hay còn gọi là thỏa thuận hạt nhân Iran, Thủ tướng Netanyahu đã phản ứng gay gắt, cho rằng điều này không thể ngăn Iran sở hữu vũ khí hạt nhân. "Sửa nó hoặc bỏ nó đi", là câu nói quen thuộc được ông Netanyahu liên tục lặp lại trong các bài phát biểu.

Khi Donald Trump đắc cử tổng thống Mỹ, ông không che giấu quan điểm ủng hộ Israel, hứa hẹn sẽ đưa Mỹ thoát khỏi "thỏa thuận tồi tệ nhất từ trước đến nay". Ông Trump sau đó quyết định rút Mỹ khỏi JCPOA ngày 8/5/2018, khiến ông hứng nhiều chỉ trích từ cộng đồng quốc tế.

Với việc Mỹ rút khỏi JCPOA, Iran không còn bị hạn chế làm giàu uranium và cũng đã chuyển sang xây dựng lại cơ sở hạt nhân ở Natanz, điều càng làm gia tăng căng thẳng với Israel.

Theo giới quan sát, cuộc tấn công chưa từng có của các tay súng Hamas vào Israel đã khiến thế giới phải quan tâm trở lại tới những mối quan hệ đối địch đã định hình Trung Đông suốt nhiều thập kỷ và căng thẳng Israel - Iran từ lâu đã là vấn đề nóng nhất.

Theo nhà phân tích quân sự Michael Clarke, trong tình thế rắc rối hiện nay, Hezbollah là bên có thể kéo Iran và Israel vào một cuộc đối đầu trực tiếp.

Ông cho biết Hezbollah được Iran hậu thuẫn và "nếu họ tham gia cuộc xung đột hiện tại từ bên kia biên giới ở Lebanon, Israel có thể nói rằng 'Iran đứng đằng sau toàn bộ sự việc, vì vậy chúng tôi sẽ tấn công họ'".

Mặt khác, Clarke đánh giá Hezbollah là lực lượng vũ trang quy củ hơn nhiều so với Hamas, điều khiến họ trở thành "thách thức lớn hơn đối với Israel về lâu dài".

Clarke cho hay việc Israel những năm gần đây thúc đẩy bình thường hóa quan hệ với loạt nước Trung Đông, châu Phi như Bahrain, Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), Morocco, Sudan và sắp tới đây có thể là Arab Saudi đã khiến Iran cảm thấy "cán cân ngoại giao ở Trung Đông đang không nghiêng về phía họ".

"Iran có được ảnh hưởng trên toàn khu vực nhờ quan điểm chống Israel" ông nói, nhưng việc rất nhiều quốc gia Arab đang xích lại gần hơn với chính quyền Thủ tướng Netanyahu, ảnh hưởng đó của Tehran đang lung lay.

Tiến sĩ Ali Bilgic, chuyên gia về quan hệ quốc tế và an ninh tại Đại học Loughborough, Anh, nhận định Iran có thể tận dụng cuộc tấn công của Hamas vào Israel để giành lại "hào quang", qua đó khẳng định mình là "lãnh đạo trong thế giới Hồi giáo".

Nhưng nếu căng thẳng leo thang thành xung đột quy mô lớn ở Dải Gaza, đẩy Hezbollah và Israel vào thế đối đầu trực tiếp, các đồng minh phương Tây của Tel Aviv cũng sẽ có nghĩa vụ can thiệp, khiến lửa chiến sự có thể bao trùm khu vực.

Mỹ đã điều hai nhóm tác chiến tàu sân bay tới đông Địa Trung Hải nhằm "răn đe các thế lực thù địch chống Israel". Đây được coi là động thái phát thông điệp mạnh mẽ tới Hezbollah, cũng như ngăn xung đột lan rộng trong khu vực.

"Nếu Trung Đông rơi vào hỗn loạn, nó sẽ biến nó thành cuộc chiến giữa Iran với phương Tây, mà bên dẫn đầu là Mỹ", giáo sư Clarke cảnh báo. "Điều này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với tình thế địa chính trị toàn cầu, khi Mỹ cùng đồng minh sẽ phải chuyển bớt nguồn lực quân sự, tài chính ra khỏi Ukraine".

Vũ Hoàng (Theo AFP, Sky News, Stimson Centre)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Phát hiện tài liệu quân sự Trung Quốc trong đống phế liệu

Phát hiện tài liệu quân sự Trung Quốc trong đống phế liệu

17:40 14/06/2024

Người đàn ông họ Zhang phát hiện tài liệu chứa thông tin mật của quân đội Trung Quốc khi mua 4 cuốn sách cũ tại cơ sở tái chế.

Tin tức thế giới 16-8: Nga tấn công phía tây Ukraine; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

Tin tức thế giới 16-8: Nga tấn công phía tây Ukraine; Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân

07:10 16/08/2023

Mỹ-Nhật-Hàn họp thượng đỉnh không nhằm khiêu khích Trung Quốc; Ông Biden sẽ đến Hawaii sau thảm họa cháy rừng.

Đại sứ Nga và người đồng cấp Trung Quốc gặp mặt tại Triều Tiên

Đại sứ Nga và người đồng cấp Trung Quốc gặp mặt tại Triều Tiên

10:40 13/08/2023

Đại sứ Nga tại Triều Tiên Alexander Matsegora và người đồng cấp Trung Quốc Vương Á Quân đã trao đổi về nhiều vấn đề, nhất trí tiếp tục các mối liên hệ công tác chặt chẽ và tinh thần hợp tác hữu nghị.

ASEAN - Những ngày không quên!

ASEAN - Những ngày không quên!

10:50 07/04/2024

Nghiền ngẫm những trang sách về hành trình của Việt Nam trong ASEAN, tôi nhận ra rằng nếu nói con đường Việt Nam gia nhập ASEAN là lẽ đương nhiên và “phẳng phiu” là không đúng! ASEAN và Việt Nam đã tưởng chừng là những “đường thẳng song song” mãi mãi nhưng khi “vận mệnh” đổi thay cả Việt Nam và ASEAN lại trở thành những mảnh ghép tròn trịa, cùng nhau viết lên những câu chuyện đẹp.

Căng thẳng Serbia-Kosovo: Belgrade ‘một mực’ phủ nhận cáo buộc ở biên giới, vì sao NATO điều động 600 binh sĩ tới khu vực?

Căng thẳng Serbia-Kosovo: Belgrade ‘một mực’ phủ nhận cáo buộc ở biên giới, vì sao NATO điều động 600 binh sĩ tới khu vực?

12:40 02/10/2023

Ngày 1/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ và một số nước khác về việc tăng cường quân đội ở đường biên giới với Kosovo, đồng thời bày tỏ sự bất bình trước vụ xả súng làm leo thang căng thẳng ở khu vực Balkan vào tuần trước.

Ukraine sẽ nhận thêm ba tổ hợp pháo HIMARS

Ukraine sẽ nhận thêm ba tổ hợp pháo HIMARS

14:50 12/05/2024

Mỹ chấp thuận bán ba pháo HIMARS và các thiết bị liên quan tổng trị giá 30 triệu USD cho Ukraine, với Đức là bên chi tiền.

Mỹ nhận định căng thẳng Hezbollah-Israel rất khó xuống thang, dự cảm về một cuộc chiến tổng lực

Mỹ nhận định căng thẳng Hezbollah-Israel rất khó xuống thang, dự cảm về một cuộc chiến tổng lực

18:50 21/09/2024

Căng thẳng Israel-Hezbollah ngày càng gia tăng khó kiểm soát. Mỹ nhận định rằng giao tranh có thể gia tăng trở thành một cuộc chiến tổng lực.

Người ủng hộ Trump treo cờ Mỹ ngược để phản đối phán quyết

Người ủng hộ Trump treo cờ Mỹ ngược để phản đối phán quyết

22:10 01/06/2024

Người ủng hộ ông Trump treo ngược quốc kỳ trước nhà hoặc đăng hình ảnh này trên mạng xã hội để phản đối phán quyết của tòa New York.

Điểm hẹn giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

Điểm hẹn giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản

02:20 02/06/2024

Ngày 1/6, Lễ hội Việt Nam tại Nhật Bản 2024 đã khai mạc tại công viên Yoyogi, thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Trải qua 15 năm phát triển, lễ hội đã thực sự trở thành điểm hẹn, sự kiện giao lưu văn hóa được chờ đợi của Cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản cũng như người dân sở tại.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới