Ngày 1/10, Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic đã bác bỏ cáo buộc của Mỹ và một số nước khác về việc tăng cường quân đội ở đường biên giới với Kosovo, đồng thời bày tỏ sự bất bình trước vụ xả súng làm leo thang căng thẳng ở khu vực Balkan vào tuần trước.
Serbia bác bỏ thông tin tăng cường quân đội dọc biên giới với Kosovo, NATO tăng cường hiện diện ở Kosovo với 600 binh sĩ Anh |
Lực lượng Kosovo canh gác ở phía Bắc Kosovo, gần biên giới với Serbia sau vụ xả súng khiến bốn người thiệt mạng vào tuần trước. (Nguồn: Getty Images) |
Chia sẻ trên trang Instagram hôm 1/10, Tổng thống Vucic cho biết, các cáo buộc trên do các nước đưa ra nhằm “chống lại Serbia”.
Tin liên quan |
Ngoại trưởng Đan Mạch: Tương lai của Serbia thuộc về Liên minh châu Âu Ngoại trưởng Đan Mạch: Tương lai của Serbia thuộc về Liên minh châu Âu |
“Họ đã nói dối rất nhiều về sự hiện diện của lực lượng quân sự của chúng tôi... Trên thực tế, họ cảm thấy khó chịu khi Serbia có thứ mà họ mô tả là vũ khí tinh vi”, ông Vucic nhận định.
Ngày 30/9, chính quyền Kosovo khẳng định đang theo sát các hoạt động của quân đội Serbia từ “ba hướng khác nhau”, đồng thời yêu cầu Serbia ngay lập tức rút quân và phi quân sự hóa khu vực biên giới.
Mỹ và Liên minh châu Âu trước đó cũng bày tỏ lo ngại về khả năng tăng cường triển khai quân đội ở biên giới giữa Serbia-Kosovo và kêu gọi Belgrade giảm quy mô lực lượng quân đội tại đây.
Trước đó cùng ngày, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo, khoảng 600 binh sĩ Anh sẽ được triển khai tại Kosovo để tăng cường sự hiện diện của NATO ở đây - nơi đã bị rung chuyển bởi các cuộc đụng độ vũ trang vào tuần trước.
Người phát ngôn NATO Dylan White nêu rõ: “Anh đang triển khai khoảng 200 binh sĩ từ Tiểu đoàn 1 thuộc Trung đoàn Hoàng gia của Công chúa xứ Wales để tham gia lực lượng gồm 400 binh sĩ của Anh đang tập trận ở Kosovo và sẽ có thêm quân tiếp viện từ các đồng minh khác”.
Theo ông White, quyết định trên được đưa ra sau vụ tấn công bạo lực vào cảnh sát Kosovo ngày 24/9 và tình hình căng thẳng gia tăng trong khu vực này. Đồng thời, người phát ngôn này nhấn mạnh, NATO kêu gọi Serbia và Kosovo bình tĩnh và sớm nối lại đối thoại, vì đây là cách duy nhất để đạt được hòa bình lâu dài.
Trung bình cứ 10 người Indonesia thì có đến 9 người quyên góp tiền cho tổ chức từ thiện, và cứ 10 người thì có 6 người dành thời gian giúp đỡ người khác.
Lần đầu tiên kể từ năm 1992, Đức sẽ đáp ứng đúng chỉ tiêu quốc phòng do Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương (NATO) đặt ra là 2% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nga tập kích tên lửa vào bệ phóng trị giá 5 triệu USD thuộc tổ hợp phòng không NASAMS của Ukraine, khiến nó phát nổ dữ dội.
Hỏa hoạn bùng phát tại bệnh viện ở quận Bình Đông, phía nam đảo Đài Loan, khiến 9 người thiệt mạng.
Ngày 23/10, truyền thông nhà nước Triều Tiên đưa tin về hoạt động mới của Chủ tịch Kim Jong Un cũng như tuyên bố mới của em gái ông, bà Kim Yo-jong, Phó trưởng ban chấp hành trung ương đảng Lao động nước này.
Kết quả bầu cử Campuchia và Tây Ban Nha, Thông điệp quốc gia Philippines, Australia chi mạnh cho máy bay Mỹ… là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.
Quân đội Hàn Quốc cho biết Triều Tiên đã phóng một số tên lửa hành trình ra Hoàng Hải vào khoảng 4h sáng 2/9, chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc tập trận lớn thường niên.
Bộ Ngoại giao Nga cho rằng việc một chính trị gia Estonia kêu gọi cấm bỏ phiếu bầu Tổng thống Nga ở các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là một nỗ lực nữa nhằm phân biệt đối xử với người Nga.