TP - Chính sách miễn học phí đối với học sinh công lập cả nước được nhân dân mong chờ và đánh giá rất cao. Chuyên gia mong muốn đảm bảo đời sống cho giáo viên, các thành phố lớn cần đảm bảo đủ chỗ học cho học sinh.
Đầu tư cho tương lai
Bà Nguyễn Thị Vân Hồng, Hiệu Trưởng Trường THCS Chương Dương, Hoàn Kiếm, Hà Nội chia sẻ trường vùng bãi, nên hoàn cảnh của học sinh khác nhau. Dù thuộc quận nội thành nhưng số lượng học sinh khó khăn của trường khoảng 10%, trong đó, 1% học sinh không có khả năng đóng học phí (8-10 em). Những học sinh này được thầy cô nhà trường chung tay hỗ trợ học phí để yên tâm học tập. Theo bà Vân Hồng, từ năm học tới, với chính sách miễn học phí, học sinh này và phụ huynh giải tỏa được tâm lí. Với các thầy cô, khoản tiền giúp học sinh đóng học phí mỗi tháng 155.000 đồng/học sinh không lớn, bao năm nay thầy cô của trường vẫn sẵn lòng làm việc này, nhưng có chính sách miễn học phí của Nhà nước, phụ huynh tự tin hơn, họ không còn cảm thấy “mắc nợ” giáo viên.
![]() |
Từ năm học tới, 100% học sinh từ mầm non đến THPT trên cả nước được miễn/cấp bù học phí. Ảnh: Như Ý |
Trao đổi với phóng viên, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn Hải Dương) khẳng định chính sách miễn học phí đối với học sinh công lập cả nước của Bộ Chính trị được nhân dân rất mong chờ và đánh giá rất cao. Bởi việc này giúp họ giảm bớt gánh nặng kinh tế khi có con em đến trường ở bậc học phổ thông. Đây cũng là hình thức để khuyến học, đầu tư dài hạn cho tương lai. Bà Nga mong muốn cùng với việc miễn học phí cho các trường phổ thông công lập cần có các giải pháp song song. Cụ thể, rà soát để bổ sung thêm hệ thống trường lớp, giáo viên cho khối trường công lập để giảm sức nóng, sức ép.
Trên cơ sở báo cáo của 46 tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương đến thời điểm hiện tại và các tài liệu, báo cáo gần đây, Bộ GD&ĐT căn cứ theo mức học phí tối thiểu theo quy định tại Nghị định của Chính phủ để ước tính nhu cầu kinh phí ngân sách nhà nước phải chi trả để thực hiện miễn học phí cho toàn bộ học sinh từ mầm non đến trung học phổ thông khoảng 30.000 tỉ đồng.
Thầy Đinh Văn Tấn, nguyên Hiệu trưởng Trường Tiểu học và THCS Hà Sen, Cát Hải, Hải Phòng cho biết, khi có chính sách hỗ trợ học phí đối với học sinh THCS của UBND TP Hải Phòng, phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn rất phấn khởi bởi giảm được một phần nỗi lo kinh tế hằng tháng của gia đình. Nhà trường cũng yên tâm giảng dạy, không còn lo chuyện thu học phí, thầy cô cũng được giảm gánh nặng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, tại khu vực nội thành Hà Nội, không ít phụ huynh hằng tháng không đủ sức lo học phí cho con học trường THCS, THPT công lập. Thực tế họ không thuộc hộ nghèo theo quy định, nhưng đời sống rất khó khăn. Họ trở thành “nợ khó đòi” khi con em đến ngày đóng học phí. Giáo viên chủ nhiệm, nhà trường thường bỏ tiền cá nhân để lo cho những học sinh này, đảm bảo các em có điều kiện học tập tiếp và tránh cho các em những dị nghị không đáng có. Thậm chí, kinh phí ăn bán trú thầy cô cũng lo.
Theo Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương, quyết sách của Bộ Chính trị tiếp tục khẳng định chủ trương đầu tư cho giáo dục là quốc sách và luôn được ưu tiên. Đây là một quyết sách nhân văn, bảo đảm cơ hội học tập tốt nhất cho học sinh ở mọi địa bàn, mọi độ tuổi, tạo nền móng vững chắc để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Quyết định miễn học phí cho học sinh từ mầm non đến THPT công lập là một chủ trương nhân văn không chỉ giảm gánh nặng cho gia đình ở vùng khó khăn, mà còn góp phần thực hiện hiệu quả chủ trương phổ cập giáo dục trung học, từ đó nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực.
Chính sách nhân văn
Bộ GD&ĐT cho biết, năm học 2024 - 2025, có 10 tỉnh/thành phố ban hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về miễn học phí mầm non, phổ thông: Quảng Ninh, Hải Phòng, Yên Bái, Quảng Nam, Khánh Hòa, Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Bình Dương và Long An. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều đối tượng học sinh, gia đình ở các địa phương khác đang phải đóng học phí. Chính phủ đã ban hành các quy định miễn học phí cho các em học sinh. Theo quy định này, từ ngày 1/9/2025, Nhà nước sẽ thực hiện miễn học phí cho tất cả học sinh công lập từ mầm non 5 tuổi đến THCS (đến hết lớp 9). Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quy định chính sách giảm 50%-70% học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho nhiều đối tượng học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, học sinh thuộc đối tượng chính sách xã hội, học sinh dân tộc (học ở trường công lập và trường dân lập, tư thục).
Trong phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/2, sau khi nghe báo cáo của Chính phủ về khả năng cân đối tài chính trong và sau quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non (4, 5 tuổi) đến hết THPT công lập trên phạm vi cả nước.
Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025-2026 (tháng 9/2025 trở đi). Theo đó, toàn bộ học sinh mầm non, học sinh tiểu học, học sinh THCS và học sinh THPT công lập sẽ được miễn học phí. Học sinh trường dân lập, tư thục được cấp bù học phí bằng mức học phí của trường công lập theo quy định của pháp luật; phần chênh lệch học phí giữa trường công lập và dân lập, tư thục sẽ do gia đình học sinh chi trả.
Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên). TS Nguyễn Tùng Lâm, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lí-Giáo dục Việt Nam khẳng định miễn học phí cho học sinh là chính sách nhân văn, chăm lo đời sống cho nhân dân của Đảng, Nhà nước, Chính phủ. Sự quan tâm này tạo điều kiện cho lực lượng lao động trẻ (những người đang có con đi học phổ thông) yên tâm làm việc, cống hiến.
TS Nguyễn Tùng Lâm kiến nghị cần chú ý đến nhà giáo, nhà trường vì lực lượng này tạo nên chất lượng nguồn nhân lực. Nhà trường phải được tự chủ, nhân văn, sáng tạo, hội nhập. Nhà giáo phải được chăm lo đào tạo bồi dưỡng, sử dụng chọn lọc. “Sử dụng nhà giáo tránh tình trạng đánh trống bỏ dùi, ai không đủ khả năng phải đào thải. Không có chuyện chỉ cần mác giáo viên, vào biên chế là ngủ say, không đổi mới. Không để tình trạng trì trệ đổi mới như thời gian qua”, TS Nguyễn Tùng Lâm nói. Ông khẳng định, sau kinh tế, giáo dục phải được ưu tiên đầu tư để có nguồn nhân lực cao phát triển đất nước. Mặt khác, cần đảm bảo chỗ học cho học sinh ở các thành phố lớn.
Sáng 18/2, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa xác nhận, Trường THPT Nông Cống 2 vừa có quyết định đuổi học 4 học sinh liên quan tới vụ việc một nữ sinh của trường này bị “đánh hội đồng” gãy đốt sống cổ.
Liên quan đến vụ việc một số sinh viên có hành vi ứng xử thiếu chuẩn mực với các cựu chiến binh trong lúc tham dự lễ diễu binh kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào sáng 30/4/2025 tại TP.HCM, Trường Đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) xác nhận: Qua rà soát, bước đầu đã xác định có sinh viên của trường xuất hiện trong đoạn clip lan truyền trên mạng xã hội.
Thông tin ban đầu, trong quá trình thi công, nhà thầu thi công là Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Dũng Phúc Lộc (địa chỉ trụ sở chính tại tỉnh Nghệ An) đã thuê một số lao động người địa phương vào làm việc. Sáng nay, khi thi công dọn hố móng ở dưới đập thủy điện, bất ngờ taluy âm tuyến đường qua địa phận xã Mồ Sì San phía trên sạt lở xuống, làm đất đá vùi lấp nhiều người. Đến 16h chiều nay đã xác định có 5 người tử vong, 3 người bị thương được...
Hải Dương - Một vụ việc tại một nhà hàng gây xôn xao dư luận khi khách hàng phát hiện hóa đơn tính thêm 200.000 đồng cho mục 'làm gà...
Sau khi nghe thông tin dự án đường cao tốc Quảng Ngãi-Kon Tum, trên địa bàn xã Ba Tô, huyện Ba Tơ, đã xuất hiện tình trạng tại một số vườn, rừng trồng xen cây keo với huỳnh đàn với mật độ rất dày.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 20/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Đại biểu Dương Ngọc Hải (đoàn TP.HCM) nêu, về mô hình cơ quan điều tra, dự thảo luật được sửa đổi theo hướng còn 2 cấp (cấp bộ và cấp tỉnh), bỏ cơ quan điều tra cấp huyện và ở cấp xã không có cơ quan điều tra. Tuy nhiên, điều tra viên cấp tỉnh sẽ được bố trí về làm trưởng hoặc phó công an cấp xã, thực...
Do nước lũ ở thượng nguồn đổ về, mực nước sông Hồng dâng cao, lưu tốc dòng chảy lớn nên Lữ đoàn 249 tạm thời cắt cầu phao từ 5 giờ sáng 25/5 cho đến khi có thông báo mới.
Trong số 31 đối tượng bị khởi tố, cơ quan cảnh sát điều tra thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 8 bị can và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 23 bị can.
Phát hiện con chim bị mắc kẹt trên đường dây điện, người dân mau chóng báo tin đến Chi cục Kiểm lâm TP.HCM. Sau khi nhân viên Công ty Điện lực Bình Phú giải cứu, kiểm lâm xác định đây là diều núi có tên trong danh mục động vật rừng nguy cấp quý hiếm.