Chị Thoa, 31 tuổi, tiền sản giật nặng ở tuần thai 24, bác sĩ đề nghị sinh mổ sớm nhưng chị từ chối để giữ con thêm hai tuần, tăng cơ hội nuôi sống bé.
Chị Thoa tiền sử cao huyết áp, hiếm muộn 5 năm, lần này mang thai nhờ thụ tinh ống nghiệm (IVF). Đến tuần thai 24, chị bị cao huyết áp mạn tính kèm tiền sản giật, đến Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM điều trị.
Ngày 26/1, BS.CKII Lê Thanh Hùng, Phó khoa Sản, cho biết thai phụ được truyền magie sulfat ngừa co giật, thuốc hạ huyết áp song không thể kiểm soát, chỉ số vượt 170/110 mmHg (bình thường dưới 140/80 mmHg). Ngoài ra, tiểu cầu giảm, men gan tăng gấp ba lần so với bình thường, thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung. Chị được chẩn đoán tiền sản giật nặng nguy cơ đe dọa tính mạng. Sau hai tuần nỗ lực dưỡng thai, bác sĩ đề nghị sinh mổ sớm.
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong thai kỳ. Chấm dứt thai kỳ là phương pháp điều trị duy nhất.
Bác sĩ Hùng đánh giá trường hợp chị Thoa, thai nhi có thể giữ lại trong tử cung thêm hai tuần giúp tăng khả năng nuôi sống bé lên 10%. Sau đó, tiếp tục giữ thai sẽ rủi ro, người mẹ nguy cơ cao tử vong. Tuy nhiên, sinh mổ ở tuần 26, em bé có nguy cơ cao tử vong do phổi và các cơ quan quan trọng khác chưa phát triển đầy đủ.
"Tôi quyết đánh đổi bằng cả mạng sống để cứu con", chị Thoa nói. Vợ chồng chị ký giấy từ chối sinh mổ sớm, mong muốn kéo dài thêm thai kỳ để con có hy vọng sống. Chị xin về nhà điều trị ngoại trú và tái khám.
Hai tuần sau, chị trở lại bệnh viện cấp cứu do toàn thân sưng phù, khó thở, lơ mơ, huyết áp tăng 200/120 mmHg. Bác sĩ phát hiện chị bị suy gan, thận sau tiền sản giật biến chứng, tình trạng nguy kịch, có thể tử vong hai mẹ con.
Lần này, bác sĩ sản khoa kiên quyết tiến hành mổ bắt con. BS.CKII Phạm Lê Mỹ Hạnh, Trưởng khoa Sơ sinh và ê kíp túc trực trong phòng mổ sẵn sàng hỗ trợ. Bé chào đời tím tái không thở. Kíp bác sĩ sơ sinh lập tức hồi sức cho bé ngay trên bụng mẹ, sau đó ủ ấm, cho thở oxy không xâm lấn.
Bé được nuôi dưỡng bằng phác đồ "giờ vàng" vượt qua nguy kịch, nuôi trong lồng ấp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng phù hợp như trong tử cung mẹ. Bác sĩ cho bé thở áp lực dương liên tục (CPAP) để đường thở thông thoáng, hô hấp nhẹ nhàng thay vì máy thở kéo dài có thể gây hại phổi.
TS.BS Cam Ngọc Phượng, Giám đốc Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết phác đồ "giờ vàng" gần đây được áp dụng vào lĩnh vực sơ sinh, nhấn mạnh tầm quan trọng của chăm sóc sơ sinh trong 60 phút đầu sau sinh. Phác đồ này bao gồm nhiều yếu tố, như kẹp rốn muộn, phòng ngừa hạ thân nhiệt, hỗ trợ hô hấp với phương pháp không xâm lấn tại phòng sinh và liên tục đến khi đưa vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh (NICU), hỗ trợ dinh dưỡng tĩnh mạch dung dịch đường, phòng nhiễm trùng huyết.
Sau sinh mổ, chị Thoa được hồi sức tại khoa Chăm sóc đặc biệt (ICU), sử dụng thuốc điều trị suy gan, thận, hạ huyết áp. Sức khỏe tiến triển từng ngày, chị xuất viện sau 8 ngày điều trị. Khoảng ba tuần sau sinh, vợ chồng chị Thoa được vào bệnh viện ấp con.
Sau ba tháng nuôi dưỡng, bé chào đời tuần 28, từ cân nặng 900 g lúc mới sinh tăng lên 2,4 kg, khỏe mạnh xuất viện. Bác sĩ Mỹ Hạnh đánh giá bé may mắn không mắc các di chứng của trẻ sinh non như bệnh phổi mạn tính, xuất huyết não, viêm ruột hoại tử, võng mạc.
Sau sinh ba tháng, sức khỏe chị Thoa còn yếu, suy giảm thị lực, hay khó thở, hụt hơi. Chị cần kiểm tra sức khỏe thường xuyên đề phòng biến chứng tiền sản giật, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch máu não, thận.
Bác sĩ Hùng lưu ý tiền sản giật là bệnh nguy hiểm ở thai phụ. Nguyên nhân gây bệnh chưa xác định rõ, song có các yếu tố nguy cơ cao gồm chủng tộc, tuổi mẹ cao, béo phì, vô sinh, đa thai và các rối loạn bệnh lý kèm theo. Khi có biến chứng sản giật hay tiền sản giật nặng không đáp ứng điều trị, biện pháp duy nhất là chấm dứt thai kỳ, mổ lấy thai để cải thiện tình trạng của người mẹ.
Hiện phương pháp xét nghiệm máu giúp phát hiện thai kỳ có nguy cơ cao bị tiền sản giật ngay ở ba tháng đầu thai kỳ (11-14 tuần). Bác sĩ Hùng khuyến cáo nhóm thai phụ nguy cơ nên tầm soát nhằm đảm bảo thai kỳ cán đích an toàn, giảm tỷ lệ tử vong cho thai phụ và thai nhi.
Tuệ Diễm
Phác đồ giờ vàng là một trong 20 công trình y tế vào vòng bình chọn Giải thưởng Thành tựu Y khoa Việt Nam 2023. Đây là giải thưởng do Đài Tiếng nói Nhân dân TP HCM (VOH) và Sở Y tế TP HCM phối hợp tổ chức nhằm vinh danh những cống hiến y học có giá trị cộng đồng của đội ngũ thầy thuốc Việt Nam. |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội vừa có tờ trình Chính phủ về cấp bằng Tổ quốc ghi công cho thiếu tá Trần Ngọc Duy - người hy sinh trong khi làm nhiệm vụ huấn luyện bay Su-22M4 - tại Yên Bái.
Tối 4-10, Lễ hội áo dài du lịch Hà Nội 2024 đã khai mạc với đêm nghệ thuật ấn tượng.
Dịp lễ 30.4 - 1.5 , TP Hồ Chí Minh tổ chức nhiều chương trình, hoạt động hấp dẫn như bắn pháo hoa, chương trình nghệ thuật...
Hồng Nhung không nguôi khát khao được vào đại học, năm 2024 cô thành tân sinh viên Trường ĐH Bách khoa TP.HCM.
Từ khát vọng, nhiệt huyết của tuổi trẻ, nhiều thanh niên ở huyện miền núi Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn bàn bạc, triển khai thành lập Hợp tác xã (HTX) thanh niên Chi Lăng nhằm đưa các mặt hàng nông sản địa phương trở thành sản phẩm hàng hóa tới các vùng miền, vừa khởi nghiệp làm giàu, vừa tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.
Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao bằng xác lập kỷ lục Việt Nam 150 loại nhân và món ăn kèm bánh mì, được trưng bày trên một mô hình bánh mì khổng lồ tại Lễ hội Bánh mì Việt Nam lần thứ 2.
50 tình nguyện viên là sinh viên các khóa lớp thuộc 12 ngành đào tạo của Trường Đại học Công đoàn đang có những ngày tình nguyện “Mùa hè xanh” rực lửa nhiệt huyết cống hiến tại xã Cao Sơn và xã La Pan Tẩn thuộc huyện Mường Khương, tỉnh Lào Cai.
Sau khi cô gái 26 tuổi tử vong vì bị đâm xe lúc chờ đèn đỏ, cảnh sát đã bắt giữ gần chục thanh thiếu niên từ 16 đến 19 tuổi liên quan đến vụ việc.
Yếu sinh lý và xuất tinh sớm là hai hiện tượng rối loạn thường gặp ở nam giới, nhiều người hiểu nhầm là một bệnh.