Máy dò hạt ma ở độ sâu 1.600 m

05:50 01/03/2024

Nhóm nghiên cứu ở phòng thí nghiệm Fermilab sẽ quan sát hạt ma di chuyển qua 1.287 km giữa các máy dò, từ đó khám phá bí ẩn về vũ trụ.

Cách đây gần 7 năm, các đội công nhân bắt đầu đào 800.000 tấn đất đá ra khỏi một mỏ vàng cũ gần thành phố Lead, bang Nam Dakota. Kết quả là hang động dưới lòng đất dài 152,4 m và đủ cao để chứa một tòa nhà 7 tầng. Ước tính tiêu tốn ít nhất 3 tỷ USD, dự án DUNE (Thí nghiệm neutrino dưới lòng đất sâu) do các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Fermilab của Bộ Năng lượng Mỹ phụ trách. Mỗi hang động sẽ chứa 17.500 tấn argon lỏng giúp những nhà vật lý ở Fermilab phát hiện hạt neutrino hay còn gọi là hạt ma, theo Business Insider.

Neutrino là hạt hạ nguyên tử ở xung quanh con người, có thể truyền qua mà không bị phát hiện. "Nếu bạn nắm tay, có 10 tỷ hạt neutrino từ Mặt Trời truyền qua tay bạn mỗi giây", nhà vật lý Mary Bishai, phát ngôn viên của dự án DUNE, cho biết.

Neutrino có biệt danh là hạt ma do chúng không có điện tích và do đó hiếm khi tương tác với bất cứ thứ gì mà chúng tiếp xúc. Điều này khiến neutrino cực kỳ khó nghiên cứu. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn kiên trì bởi neutrino có thể đóng vai trò chủ chốt giúp giải mã nhiều bí ẩn của vũ trụ, từ những gì xảy ra sau vụ nổ Big Bang tới quan sát sự ra đời của hố đen. Nghiên cứu một hạt không phát ra bức xạ và nhẹ hơn electron là một thách thức, theo Bishai.

Nhóm chuyên gia ở Fermilab muốn nghiên cứu neutrino ở mức độ chi tiết chưa từng có với DUNE. Đó là lý do DUNE sẽ sở hữu những máy dò neutrino lớn nhất từng được chế tạo. Sau khi hoàn thành, thí nghiệm sẽ bắt đầu với một loạt máy gia tốc hạt tại cơ sở của Fermilab bên ngoài Chicago, Illinois. Các máy gia tốc sẽ bắn một chùm hạt neutrino cực mạnh qua máy dò ở Fermilab. Chùm hạt sau đó sẽ di chuyển dưới lòng đất qua 1.287 km tới máy dò ở Cơ sở nghiên cứu dưới lòng đất Sanford Nam Dakota.

Có 3 loại neutrino và các hạt có thể chuyển đổi giữa những loại đó trong hiện tượng mang tên dao động (oscillation). Một nhà khoa học ở Fermilab từng so sánh hiện tượng với một con mèo nhà biến đổi thành báo đốm, sau đó trở thành con hổ trước khi quay lại hình dáng ban đầu. Theo dõi neutrino thay đổi như thế nào qua khoảng cách dài như vậy giữa Illinois và Nam Dakota sẽ giúp giới khoa học hiểu rõ hơn về dao động. Việc tiến hành thí nghiệm ở độ sâu 1,6 km dưới lòng đất bảo vệ những hạt dao động mong manh trước tia vũ trụ chứa năng lượng liên tục dội xuống bề mặt Trái Đất mỗi giây, đe dọa ảnh hưởng tới dữ liệu.

Các nhà khoa học hy vọng có thể giải đáp 3 câu hỏi chính với DUNE: tại sao vũ trụ cấu tạo từ vật chất thay vì phản vật chất, điều gì xảy ra khi một ngôi sao sụp đổ và proton có phân rã hay không. Chùm hạt của DUNE được thiết kế để tạo ra cả neutrino và phản neutrino. Quan sát dao động ở mỗi loại có thể giúp nhà nghiên cứu đoán được điều gì xảy ra với mọi phản vật chất.

Dự án cũng phục vụ vật lý siêu tân tinh, theo Bishai. Năm 1987, giới thiên văn học chứng kiến một vụ nổ siêu tân tinh cực sáng gần nhất trong vòng 400 năm. Với các máy dò có sẵn thời đó, họ chỉ có thể phát hiện hơn hai chục hạt neutrino. Có 40% khả năng một ngôi sao khác gần đó phát nổ trong thập kỷ tới và Fermilab hy vọng ít nhất một trong những máy dò ở Nam Dakota sẽ đi vào hoạt động kịp thời. Một máy dò lớn cỡ đó có thể thu thập hàng nghìn hạt neutrino, hé lộ cách hố đen và sao neutron hình thành.

Cuối cùng, các nhà khoa học vẫn chưa thấy proton phân rã, nhưng có lý thuyết dự đoán về điều đó. Proton là những hạt tích điện dương cực nhỏ, nằm trong nhân của nguyên tử. Nếu proton có phân rã, quá trình sẽ kéo dài cực lâu. Nhưng máy dò neutrino có thể tìm kiếm những dấu hiệu khác nhau của quá trình phân rã proton.

Hiện nay, có một số dự án neutrino trên khắp thế giới, bao gồm Tổ hợp nghiên cứu gia tốc proton Nhật Bản (J-PARC) và Cơ quan nghiên cứu hạt nhân châu Âu (CERN). Điều khiến DUNE trở nên độc nhất là việc sử dụng argon và khoảng cách dài giữa các máy dò.

Do vấn đề ngân sách và lịch trình, dự án DUNE được thiết kế với 4 máy dò argon nhưng sẽ bắt đầu hoạt động với hai máy. Máy dò đầu tiên sẽ đi vào hoạt động cuối năm 2028 và máy dò thứ hai bắt đầu vận hành sau đó một năm. Chúng sẽ hoạt động trong trường hợp có vụ nổ siêu tân tinh, nhưng tới năm 2031, chùm hạt mới sẵn sàng. Dự án là kết quả cộng tác của 1.400 người từ 36 nước.

An Khang (Theo Business Insider)

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
'Hồ Thiên Đường' ở biên giới Triều Tiên được tạo ra từ vụ phun trào núi lửa thảm khốc như thế nào?

'Hồ Thiên Đường' ở biên giới Triều Tiên được tạo ra từ vụ phun trào núi lửa thảm khốc như thế nào?

07:45 24/10/2024

Vào năm 946 CN, núi lửa Changbaishan-Tianchi, nằm trên biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã phun trào dữ dội. Vụ phun trào đã giải phóng hàng chục km3 magma và gây ra một trận lụt lớn từ trên đỉnh núi lửa, tạo ra một chiếc hồ mà ngày nay được gọi là Hồ Thiên Đường. Bằng chứng về trận lụt vẫn có thể được nhìn thấy dưới dạng những tảng đá lớn và những tảng đá nhỏ hơn trôi xuống từ thượng nguồn của núi lửa.

Cháy chung cư mini, BlackPink là từ khóa hot nhất quý 3/2023

Cháy chung cư mini, BlackPink là từ khóa hot nhất quý 3/2023

18:50 04/10/2023

Vụ cháy chung cư mini thảm khốc tại số nhà 37, ngách 29/70, phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội là từ khóa được cộng đồng mạng quan tâm nhiều nhất những ngày qua, kế đến là các sự kiện như “tổng thống Mỹ đến Việt Nam”, “VFS Nasdaq”, “hoa hậu Ý Nhi”.

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa

18:30 24/07/2024

Kế hoạch thực hiện Kết luận số 69-KL/TW chú trọng nâng cao tiềm lực khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo; đẩy mạnh phát triển hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo.

Huế nghiên cứu lập bản đồ sạt lở đất

Huế nghiên cứu lập bản đồ sạt lở đất

10:10 07/08/2023

Tỉnh Thừa Thiên Huế đang xem xét thông qua đề tài nghiên cứu khoa học lập một bản đồ các vị trí địa lý dễ xảy ra sạt lở trên toàn tỉnh.

Tây Nam Cực tan chảy, thành phố nào ở Việt Nam có thể bị nhấn chìm?

Tây Nam Cực tan chảy, thành phố nào ở Việt Nam có thể bị nhấn chìm?

08:40 11/04/2024

Băng tan ở Tây Nam Cực sẽ giải phóng lượng nước lớn, nâng mực nước biển trung bình toàn cầu lên khoảng 16 ft, đủ để một số thành phố trên khắp thế giới biến mất hoàn toàn.

Top 10 địa phương có điểm đổi mới sáng tạo 2023 cao nhất

Top 10 địa phương có điểm đổi mới sáng tạo 2023 cao nhất

05:50 13/03/2024

Các tỉnh, thành phố dẫn đầu bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương đều có điểm vượt trội về sáng chế, số lượng doanh nghiệp cùng các tác động kinh tế xã hội.

Lửa tự bốc cháy trên mặt nước biển ở Phú Yên

Lửa tự bốc cháy trên mặt nước biển ở Phú Yên

10:30 23/05/2023

Ngọn lửa bất ngờ bốc cháy trên mặt nước biển gần bờ ở thôn Hội Sơn (xã An Hòa Hải, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) được nhiều người hiếu kỳ cho là 'hiện tượng lạ' thực chất là đám cháy nhỏ do quả lân tinh gây ra.

Vi rút 'thây ma' 48.500 tuổi trong băng vĩnh cửu hồi sinh

Vi rút 'thây ma' 48.500 tuổi trong băng vĩnh cửu hồi sinh

22:30 09/03/2023

Giáo sư y học và bộ gene, Jean-Michel Claverie tại Đại học Aix-Marseille ở Marseille, Pháp, phát hiện hàng loạt vi rút 'thây ma' trong các mẫu đất lấy từ băng vĩnh cửu 48.500 năm ở Siberia đã hồi sinh.

'Cha đẻ' Vietkey được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Vi điện tử và Viễn thông

'Cha đẻ' Vietkey được bổ nhiệm làm Trưởng khoa Vi điện tử và Viễn thông

12:10 24/06/2024

Trường Đại học CMC vừa bổ nhiệm TS Đặng Minh Tuấn (Tuấn Vietkey) làm trưởng Khoa Vi điện tử và Viễn thông.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới