Tenacity, máy bay vũ trụ vận chuyển hàng hóa cho trạm ISS, bước vào giai đoạn chuẩn bị cuối cùng cho vụ phóng đầu tiên cuối năm 2024.
Máy bay vũ trụ thương mại có cánh đầu tiên trên thế giới, Tenacity, đã tới Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA ở bang Florida, Mỹ, New Atlas hôm 20/5 đưa tin. Đây là điểm đến cuối cùng trước khi máy bay này thực hiện nhiệm vụ đầu tiên tới Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cuối năm nay.
Sau quá trình kiểm tra nghiêm ngặt tại Cơ sở thử nghiệm Neil Armstrong tại bang Ohio, Tenacity, máy bay vũ trụ đầu tiên thuộc dòng Dream Chaser do công ty Mỹ Sierra Space chế tạo, đã có thể bắt đầu những bước chuẩn bị cuối cùng trước khi phóng, ví dụ như hoàn thiện hệ thống bảo vệ nhiệt và tích hợp tải trọng. Vụ phóng đầu tiên dự kiến diễn ra cuối năm nay, trong đó Tenacity sẽ "đi nhờ" trên tên lửa Vulcan của công ty Mỹ United Launch Alliance (ULA) để vận chuyển 3.540 kg thực phẩm, nước và các bộ thí nghiệm khoa học lên trạm ISS.
Dream Chaser được phát triển từ tháng 9/2004 và ban đầu dự kiến nằm trong chương trình Phi hành đoàn Thương mại của NASA - chương trình đưa đón các phi hành gia đến và đi khỏi trạm ISS. Tuy nhiên, nó đã bị các phương tiện của Boeing và SpaceX chiếm chỗ vào năm 2014, khi hai công ty này ký hợp đồng Khả năng Vận chuyển Phi hành đoàn Thương mại (CCtCap) trị giá 6,8 tỷ USD.
Không lâu sau, Dream Chaser được NASA chú ý trở lại. Năm 2016, một phiên bản máy bay vũ trụ nhỏ gọn hơn và không chở người được NASA chọn làm phương tiện đầu tiên thuộc loại này để chở hàng hóa quan trọng lên trạm ISS, đồng thời đưa hàng hóa từ ISS về Trái Đất.
Tenacity sẽ là chiếc đầu tiên trong đội ngũ máy bay vũ trụ kiểu thân nâng linh hoạt, có thể tái sử dụng cho những chuyến giao hàng quỹ đạo thấp. Máy bay có các bộ đẩy bên trong với ba chế độ để đáp chính xác xuống trạm ISS và cánh cố định để lao trở lại khí quyển Trái Đất và tự động hạ cánh xuống đường băng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
Shooting Star, module chở hàng ghép nối với Tenacity, đã đến Trung tâm Vũ trụ Kennedy từ ngày 11/5 và sẽ không trở lại Trái Đất nguyên vẹn. Module nhỏ gọn này dài 4 m, có thể chứa tới 3.175 kg hàng hóa và thêm một khoang chứa bổ sung bên ngoài, được thiết kế để cháy rụi khi hồi quyển. Shooting Star cùng khoảng 2.590 kg rác sẽ phân rã nhờ "lò thiêu" hoạt động bằng áp suất khí quyển của Trái Đất.
Tenacity dự kiến phóng từ Tổ hợp Phóng Không gian 41 tại Trạm Lực lượng Vũ trụ Cape Canaveral và ghép nối với trạm ISS khoảng 45 ngày, sau đó "tạm biệt" module chở hàng và lao xuống để hạ cánh trên đường băng tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy.
Sierra Space dự định vận hành một dây chuyền sản xuất để lắp ráp các module Shooting Star. Mỗi nhiệm vụ đòi hỏi một module mới do chúng không thể tái sử dụng. NASA sẽ tiến hành ít nhất 7 nhiệm vụ chở hàng với Tenacity, có thể tăng sức chở của máy bay và kéo dài nhiệm vụ thành 75 ngày trong tương lai.
Thu Thảo (Theo New Atlas)
Hình ảnh được James Webb ghi lại cho thấy hai thiên hà chậm rãi hòa quyện trong màn sương mờ bao gồm các ngôi sao và khí, giống như chú chim cánh cụt đang ôm quả trứng vào lòng để bảo vệ.
Thiết kế thân thuôn dài với buồng lái đặt phía trên thân giúp bụng dưới máy bay X-59 trơn nhẵn hơn, ngăn tiếng nổ siêu thanh xuất hiện từ phía sau.
TP - Tình trạng cán bộ nghỉ việc, thôi việc chủ yếu do những nguyên nhân trong cơ chế, chính sách, đãi ngộ nhân lực trong khu vực công.
Một cá thể kỳ đà vân quý hiếm vừa được lực lượng chức năng thả về môi trường tự nhiên tại khu vực Vườn Quốc gia Bạch Mã, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên-Huế (TT-Huế).
TP - Những ngày qua, dư luận xôn xao vụ huy động 400 người để thử tải công trình cầu Nguyễn Thái Học (thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang). Sự việc này nằm trong kế hoạch giám định để phục vụ điều tra “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Một người cha đã cho con gái 12 tuổi nghỉ học một năm để đạp xe khắp Trung Quốc khiến dư luận bàn tán sôi nổi.
Qua xét nghiệm mẫu khí đốt cháy trong giếng khoan tại Sóc Trăng, các nhà khoa học nghi ngờ có thể là khí biogas hoặc khí trong mỏ dầu, tiềm năng khai thác sử dụng làm nhiên liệu.
Vụ phun trào núi lửa Tambora ở Indonesia năm 1815 khiến Trái Đất chìm trong khí hậu lạnh suốt thời gian dài, kéo theo nhiều hậu quả nặng nề.
TP - Nhân ngày Quốc tế Đa dạng sinh học (22/5), Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) cho biết, đang triển khai dự án Giải cứu Sao la khỏi bờ tuyệt chủng.