Maldives yêu cầu Ấn Độ rút binh sĩ đang đồn trú tại quốc đảo trước 15/3, động thái có thể khiến quan hệ song phương thêm căng thẳng.
"Tại cuộc gặp, thay mặt Tổng thống Mohamed Muizzu, phái đoàn Maldives đã đề nghị binh sĩ Ấn Độ rời đi trước ngày 15/3", Ahmed Nazim, giám đốc chính sách văn phòng tổng thống Maldives, nói ngày 14/1, nhắc đến cuộc gặp giữa phái đoàn hai nước tại Bộ Ngoại giao nước này.
Ấn Độ và Maldives có truyền thống hợp tác lâu dài trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quốc phòng. Ấn Độ năm 1988 từng điều quân tới Maldives theo đề nghị của tổng thống lúc đó là Maumoon Abdul Gayoom để đối phó với một âm mưu đảo chính.
Trong ba thập kỷ sau đó, hai nước tiếp tục tăng cường hợp tác quân sự. Hơn 80 binh sĩ Ấn Độ đang đồn trú tại Maldives để hỗ trợ nước này sử dụng thiết bị quân sự do New Delhi viện trợ và hoạt động nhân đạo tại khu vực.
Tuy nhiên, từ năm 2020, chính phủ Maldives bắt đầu tiến hành chiến dịch "Ấn Độ rời đi", trong bối cảnh quốc đảo này chịu ảnh hưởng ngày càng lớn từ Trung Quốc. Bộ Ngoại giao hai nước đã lập nhóm công tác chung để thảo luận về việc Ấn Độ rút binh sĩ khỏi Maldives.
Theo Nazim, mốc thời gian rút quân trên đã được chính phủ Maldives và Tổng thống Muizzu đề xuất trong chương trình nghị sự của nhóm công tác.
"Các cuộc thảo luận đang diễn ra. Điều quan trọng nhất cần lưu ý là binh sĩ Ấn Độ không thể ở lại Maldives. Đó là chính sách của chính phủ đương nhiệm. Đó là cam kết của Tổng thống và điều người dân Maldives mong muốn", ông Nazim bổ sung.
Khi tranh cử năm ngoái, ông Muizzu coi sự ảnh hưởng đáng kể của Ấn Độ là mối đe dọa đến chủ quyền Maldives và cam kết chấm dứt sự hiện diện của binh sĩ Ấn Độ.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận hai bên đã thảo luận nhiều vấn đề song phương, nhưng không đề cập đến việc binh sĩ nước này rời khỏi Maldives.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Maldives gần đây căng thẳng, sau khi ba bộ trưởng của Male có bình luận xúc phạm Thủ tướng Narendra Modi. Người dân Ấn Độ kêu gọi tẩy chay du lịch Maldives để đáp trả.
Maldives là quốc đảo nhỏ ở khu vực Nam Á, phụ thuộc đáng kể vào nước láng giềng Ấn Độ về nguồn cung lương thực, xây dựng hạ tầng và công nghệ. Một số người dân Maldives lo ngại căng thẳng ngoại giao sẽ ảnh hưởng quan hệ song phương.
Tổng thống Muizzu, người có quan điểm thân Trung Quốc, đắc cử năm 2023 với cam kết chấm dứt chính sách đối ngoại "ưu tiên Ấn Độ". Ông Muizzu thăm Trung Quốc 5 ngày tuần trước, hai bên nhất trí thiết lập "quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện", tạo điều kiện để Bắc Kinh tăng đầu tư vào quốc đảo.
Sau chuyến thăm, ông Muizzu ngày 13/1 tuyên bố Maldives "không phải sân sau của bất kỳ bên nào". "Chúng tôi là một quốc gia độc lập, có chủ quyền", ông Muizzu trả lời báo giới. "Chúng tôi có thể là một nước nhỏ, nhưng điều đó không cho phép các bạn bắt nạt chúng tôi".
Như Tâm (Theo Reuters, Anadolu Agency)
Phó Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) phụ trách điều phối các vấn đề nhân đạo và cứu trợ khẩn cấp Martin Griffiths ngày 26/6 cảnh báo hậu quả khi xung đột giữa Israel và Hamas tại Dải Gaza lan sang Lebanon.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi thăm chính thức Ai Cập trong hai ngày 24-25/6 nhằm củng cố và phát triển quan hệ chiến lược giữa hai nước trên các lĩnh vực. Đây là chuyến thăm chính thức đầu tiên của một Thủ tướng Ấn Độ tới Ai Cập kể từ năm 1997.
Cựu Tổng thống D. Trump được đình chỉ vụ kiện can thiệp bầu cử, ASEAN không ủng hộ Mỹ triển khai tên lửa ở Đông Nam Á, Nghị sĩ Nga đề xuất tấn công hạt nhân châu Âu, Malaysia kêu gọi giải quyết căng thẳng ở Biển Đông...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Trong nhiều ngày qua, người Palestine ở Dải Gaza đã tiến hành các hoạt động phản kháng dọc theo hàng rào do Israel xây dựng để kiểm soát người và hàng hóa qua lại.
Ngày 14-7, các lực lượng an ninh Israel xác nhận họ đã tiêu diệt ông Rafa'a Salameh, chỉ huy Lữ đoàn Khan Younis của Hamas, trong các cuộc không kích ở Dải Gaza vào ngày trước đó.
Ông Biden phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, khẳng định giải pháp ngoại giao là 'con đường duy nhất' để chấm dứt căng thẳng Israel - Hezbollah.
Lực lượng Houthi phóng tên lửa về phía hai tàu hàng phục vụ quân đội Mỹ và nhóm chiến hạm hộ tống, buộc các tàu hàng quay đầu.
Theo Thủ tướng Phần Lan Sanna Marin, nước này muốn vào NATO cùng thời điểm với Thụy Điển.
Mỹ đang chạy đua ngăn Israel phát động cuộc chiến tổng lực chống Hezbollah ở Lebanon, nhưng vẫn phải duy trì viện trợ quân sự vô điều kiện cho Tel Aviv.