Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết nước này đã nộp đơn đề nghị gia nhập nhóm BRICS tới Nga, nước chủ tịch luân phiên của BRICS.
Theo Hãng tin Mehr của Malaysia, nước này mong muốn tham gia nhóm BRICS với tư cách là quốc gia thành viên hoặc đối tác chiến lược. Chính phủ Malaysia đã nhất trí việc xin gia nhập BRICS vào tháng 6.
BRICS là một liên minh kinh tế quan trọng được thành lập bởi Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi vào năm 2009.
Kể từ ngày 1-1-2024, các nước Ai Cập, Ethiopia, Iran, Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) chính thức gia nhập nhóm. Với việc mở rộng nhóm, BRICS chiếm khoảng 37% GDP toàn cầu theo sức mua tương đương và 46% dân số thế giới.
Năm ngoái, BRICS đã có bước phát triển mạnh mẽ, khi thúc đẩy một loạt sáng kiến, từ kế hoạch giảm sử dụng đồng USD đến đề xuất phát hành đồng tiền chung của nhóm.
Nếu thành hiện thực, đồng tiền chung BRICS được đánh giá hoàn toàn có thể làm lung lay vị thế vững chắc của đồng USD trong thương mại quốc tế. Tuy nhiên cho tới nay, BRICS vẫn chưa có lộ trình cụ thể cho đề xuất này.
Ngoài Malaysia, một số quốc gia đã bày tỏ quan tâm gia nhập nhóm. Ngày 4-7, Ngoại trưởng Venezuela Yván Gil cho biết ông và Đại sứ Ấn Độ tại Caracas Shri P K đã thảo luận về việc Venezuela dự định gia nhập BRICS.
Venezuela hy vọng có thể gia nhập BRICS trong năm nay với tư cách là thành viên chính thức tại hội nghị thượng đỉnh của nhóm được tổ chức vào tháng 10 ở Nga.
Ngày 20-6, Bộ Ngoại giao Thái Lan cũng cho biết nước này đã đệ đơn chính thức xin gia nhập BRICS tại cuộc họp cấp bộ trưởng của nhóm được tổ chức một tuần trước đó, đồng thời hy vọng sớm được chấp nhận là thành viên BRICS tại cuộc họp thượng đỉnh sắp tới ở Nga.
Cũng trong tháng 6, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan tuyên bố Ankara muốn gia nhập BRICS và sẽ theo dõi sự phát triển của tổ chức này.
Iran bị trừng phạt vì cấp tên lửa cho Nga, Philippines tuyên bố cứng rắn với Trung Quốc, Cố vấn Tổng thống Ukraine cảnh báo lực lượng bị 'đình trệ', bộ ba 'ông lớn' tập trận ở vịnh Oman…là một số tin thế giới nổi bật trong 24 giờ qua.
Trong cuộc họp báo sau Hội nghị thượng đỉnh Nhóm cá nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS) ở Kazan, Nga, diễn ra ngày 24/10, Tổng thống nước này Vladimir Putin đã đưa ra một số nhận định về quan hệ với Mỹ, tình hình Ukraine và Trung Đông.
Thỏa thuận cho biết quá trình rút quân của Mỹ khỏi quốc gia Tây Phi Niger đã bắt đầu và dự kiến kết thúc muộn nhất vào ngày 15/9.
Hai cố vấn của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump đã trình lên kế hoạch chấm dứt chiến tranh ở Ukraine nếu ông đắc cử. Nga lập tức nêu quan điểm về vụ việc này.
Bão Helene khiến hơn 100 người chết, gián đoạn chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ; Ông Zelensky thừa nhận tiền tuyến đấu với Nga gặp khó.
Ngày 23/3, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan nhấn mạnh rằng bảo đảm hàng hải an toàn và bền vững trên kênh đào Suez là lợi ích tối cao của đất nước ông vì đây là phương tiện giao dịch lý tưởng với châu Âu.
Tổng thống Hàn Yoon Suk-yeol phủ quyết hai đề xuất điều tra từ phe đối lập, trong đó có yêu cầu điều tra Đệ nhất phu nhân Kim Keon-hee.
Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh theo lời mời của người đồng cấp Trung Quốc Tần Cương từ hôm nay, 19/2.
Tàu hải quân Đan Mạch theo sát một tàu hàng Trung Quốc vài ngày sau khi hai tuyến cáp quang ở Biển Baltic bị đứt.