Cả triệu tân sinh viên khắp thế giới chuẩn bị trải nghiệm lần đầu sống xa gia đình. Không chỉ ở Việt Nam, các bạn trẻ quốc tế cũng đối diện hai chữ "nhớ nhà".
Theo báo Guardian, những ngày tháng đầu tiên chập chững xa gia đình, cũng là cột mốc lớn trong đời. Hứa hẹn có nhiều trải nghiệm mới song cũng có thể rất đáng sợ khi nhớ nhà là điều gần như ai cũng có thể gặp.
Theo thống kê của Yugo - đơn vị cung cấp chỗ ở cho sinh viên trên phạm vi toàn cầu, khoảng 61% số sinh viên trong độ tuổi 19 - 25 trăn trở chuyện nhớ nhà trong lần đầu xa gia đình dài ngày.
Lớn lên ở thủ đô Rome (Ý), Adalberto Dionisi từ nhỏ đã nuôi ước mơ du học. Vốn tiếng Anh tốt, Dionisi tin việc theo học ngành luật ở ĐH Manchester (Anh) sẽ mở ra nhiều cơ hội tương lai cho mình.
Tuy đã chuẩn bị tinh thần từ trước, Dionisi vẫn cảm thấy lúng túng. Anh chia sẻ: "Những ngày đầu, tôi rất hào hứng khi được ra riêng và sống tự lập. Nhưng nỗi nhớ nhà dần len lỏi và tôi nhận ra nếu vẫn ở Ý, tôi có thể lên tàu, có mặt ở nhà sau vài giờ, nhưng ở đây, tôi chỉ dựa vào bản thân".
Chàng tân sinh viên đúc kết: "Việc xa nhà giúp tôi trưởng thành, nhưng chắc chắn đi kèm nhiều phút giây cô đơn và nhớ nhà".
Dionisi đã áp dụng nhiều phương thức để vượt qua cảm xúc ấy. Anh thường xuyên giữ liên lạc, trao đổi với bạn bè ở quê nhà và kết thân nhiều bạn mới. Đặc biệt, Dionisi tích cực tham gia các hoạt động phổ biến văn hóa Ý ở trường mới để vừa tiếp thu điều mới, vừa gắn bó với những điều thân thuộc.
"Tôi từng lo lắng, nhưng nói chuyện cùng nhiều người với các cá tính khác nhau giúp tôi vượt qua nỗi sợ không được thấu hiểu hoặc bị "đóng khung" là người Ý. Rất hay ho", Dionisi chia sẻ.
Bà Sarah Richardson - trưởng Phòng Công tác sinh viên ĐH Derby (Anh) - gợi ý tân sinh viên cần chuẩn bị kỹ lưỡng để không cảm thấy bỡ ngỡ khi năm học mới bắt đầu.
Một trong những điều các bạn trẻ có thể làm là tham quan trường mình sắp theo học trước để hình dung tốt hơn về những năm sắp tới. Ngoài ra, tân sinh cần hoàn thiện một số kỹ năng hằng ngày như nấu ăn, ủi quần áo, quản lý chi tiêu…
Việc thường xuyên trò chuyện với gia đình và bạn bè ở quê nhà cũng giúp giảm đáng kể nỗi nhớ nhà. Tân sinh viên có thể đặt mục tiêu về thăm nhà vào một mốc nào đó trong năm học để có động lực mong chờ.
Việc trang trí phòng ký túc xá, phòng trọ… đúng cách cũng giúp giảm nỗi nhớ nhà. Bà Paula Monaghan - giảng viên ĐH Manchester - khuyến khích sinh viên làm tăng sự thân thuộc tại góc sinh hoạt riêng bằng hình chụp người thân, kỷ vật quan trọng.
Cùng với đó, bà Monaghan khuyên tân sinh viên tập cho mình thói quen, sở thích mới và thường xuyên ra ngoài. Một số sở thích tích cực mà đơn giản như làm vườn, tạo mảng xanh hoặc chơi nhạc có thể giúp cải thiện tâm trạng các bạn.
Tham gia các câu lạc bộ, đội, nhóm trong trường hoặc khu vực sinh sống cũng có thể mang lại hiệu quả tích cực. "Việc có thể trò chuyện giúp bạn nhận ra bạn không cô độc như bạn nghĩ", bà Monaghan khẳng định.
Dionisi chia sẻ: "Mở rộng quan hệ có thể giúp tân sinh viên tận hưởng những tháng ngày đại học hiệu quả hơn, phát triển bản thân nhanh hơn và làm quen với cuộc sống mới tốt hơn".
UBND TP HCM chiều 27/8 công bố dịch sởi trên địa bàn nhằm triển khai các biện pháp phòng chống, tổ chức tiêm vaccine trong bối cảnh ca sởi tăng nhanh, ba trẻ tử vong.
Đã có hai cháu nội 7 và 11 tuổi, ở tuổi 51, bà nội ở Hà Nội bất ngờ nhận được tin vui khi mang thai tự nhiên, hạ sinh một bé gái nặng 3,2kg.
Bệnh viện dã chiến số 13 ở huyện Bình Chánh vừa được UBND TP HCM quyết định giải thể, sau thời gian dài không có bệnh nhân nhờ dịch Covid được kiểm soát ổn.
Em thấy nhà nước kêu gọi công dân nên kết hôn trước 30 tuổi, vậy mà em sắp ngưỡng 30 rồi vẫn chưa tìm được một nửa cho mình.
Đây cũng là điểm khởi động cho hoạt động tình nguyện sôi nổi, xung kích của đoàn viên thanh niên, sinh viên TPHCM trong 'Năm Thanh niên tình nguyện'.
Cuộc sống của em trôi qua trong sự bình yên, giản đơn như chính con người em - một người phụ nữ trưởng thành và giàu tình cảm.
Nữ du khách Australia trình báo bị 5 người tấn công tình dục ở Paris vào rạng sáng 20/7, cách ngày khai mạc thế vận hội Olympic một tuần.
Là một người bán hoa quả ở chợ đầu mối Thanh Hóa, chị Bích Hường tự thấy buổi họp lớp không phải nơi dành cho mình.
Anh chàng đến sở cảnh sát nhờ đòi lại tất cả các khoản phí kể cả tiền bánh bao 0,8 NTD do mẹ anh làm gửi cho bạn gái.