Lý luận phê bình nhiếp ảnh đang ở đâu?

08:50 24/12/2023
"Hai anh em" - một tác phẩm nhiếp ảnh đương đại của Việt Văn.

Từ năm 1975 trở lại đây, đặc biệt là từ sau thập niên 90 của thế kỷ 20, nhiếp ảnh Việt Nam đã có những bước đi lớn, hòa nhập với dòng chảy của nhiếp ảnh thế giới, đồng thời góp phần tôn vinh vẻ đẹp của văn hóa, con người Việt Nam. Nhưng nhìn từ khía cạnh lý luận phê bình, thì những thành tựu của sáng tác lại không đồng hành. Nói một cách khác, công tác lý luận phê bình trong lĩnh vực nhiếp ảnh còn rất nhiều vấn đề chưa được như kỳ vọng.

Cần sự kết nối liên ngành

Thực tế trên thế giới ít khi nhắc đến danh xưng “nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh” (the theorists of photography), mà thường nhắc đến danh xưng “nhà lý luận phê bình nghệ thuật” (art criticism theorist). Bởi lẽ với nhiếp ảnh đương đại ngày nay, một người làm công tác lý luận phê bình về nhiếp ảnh phải có sự hiểu biết và kết nối với nhiều lĩnh vực nghệ thuật khác.

Nhìn ra thế giới, những nhà lý luận phê bình về nhiếp ảnh nổi tiếng như: Victor Burgin, Joel Snyder, Rosalind Krauss, Alan Trachtenberg, Geoffrey Batchen, Carol Squiers, Margaret Iversen, Abigail Solomon-Godeau... đều là những chuyên gia với những bằng cấp hàn lâm và phạm vi hoạt động rất rộng. Như bà Rosalind Krauss một nhà phê bình nghệ thuật, nhà lý luận nghệ thuật người Mỹ và là giáo sư tại Đại học Columbia danh tiếng. Bà cũng là tiến sĩ về nghệ thuật, chuyên nghiên cứu về cả 3 lĩnh vực: Hội họa, điêu khắc và nhiếp ảnh.

Nhìn một cách đơn giản hơn, người làm công tác lý luận phê bình về nghệ thuật nói chung và nhiếp ảnh nói riêng cần phải có vốn kiến thức phong phú cả về lý thuyết và thực tế. Họ phải có mỹ cảm tốt, có ngôn ngữ, phong cách viết rạch ròi, thuyết phục khi đi thảo luận hay đánh giá, phê bình một tác phẩm. Mục tiêu của lý luận phê bình là đưa ra những cơ sở hợp lý để khen hay chê một tác phẩm, đặt trong bối cảnh lịch sử, xã hội và dựa vào những lý thuyết nghiên cứu cũng như những quan niệm về thẩm mỹ.

Công chúng có quyền đưa ra những nhận xét, cảm nhận riêng của họ về tác phẩm, song ý kiến của nhà lý luận phê bình, tầng lớp được xem là công chúng tinh hoa, sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến con đường sáng tác của nghệ sĩ. Thậm chí có những nhà lý luận phê bình giỏi có thể giúp ích rất nhiều cho nghệ sĩ trên hành trình sáng tạo với những ý kiến đóng góp thẳng thắn, thiết thực. Ngược lại, ý kiến của nhà lý luận phê bình cũng có thể “vùi dập” cả sự nghiệp của người nghệ sĩ.

Thực trạng lý luận phê bình trong nhiếp ảnh Việt: chưa như kỳ vọng

Nhưng từ nhiều năm qua, đội ngũ lý luận phê bình trong lĩnh vực nhiếp ảnh ở Việt Nam vừa thiếu lại vừa yếu. Có thể nói, khi mà nhiếp ảnh Việt Nam từ năm 1975 trở lại đây và đặc biệt từ sau năm 2000, sự hội nhập vào nhiếp ảnh thế giới đã diễn ra mạnh mẽ với nhiều khuynh hướng sáng tác, nhiều phương pháp tiếp cận mới trong nhiếp ảnh, thì lý luận phê bình nhiếp ảnh chưa tương xứng với thực tế sáng tạo.

Tính đến năm 2023, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam có 1.060 người, chưa kể đến nhiều nghệ sĩ chưa vào Hội cũng như rất nhiều người yêu thích sáng tác nhiếp ảnh trong quần chúng. Tuy vậy, chính thức được Hội phong tước hiệu “nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh” thì chỉ có 8 người. Như vậy đội ngũ này còn chưa đáp ứng được nhu cầu của công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh. Đặc biệt, trong nhiều năm qua, chủ yếu vẫn là những cây bút lý luận phê bình lão thành, ít thấy có những nhân tố trẻ và mới.

Mặt khác vẫn còn thiếu những nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh chuyên nghiệp thực thụ, được đào tạo bài bản, mà đa phần họ xuất thân từ nhà báo, hay từ các nhiếp ảnh gia. Con đường họ đến với lý luận phê bình đa phần là con đường tự học, tự mày mò. Đội ngũ các nhà phê bình nhiếp ảnh còn thiếu những người có trình độ, có nhiệt huyết, nên có nhiều bài viết lý luận phê bình mang tính cảm tính, dễ dãi...

Hiện nay chủ yếu lý luận phê bình nhiếp ảnh ở Việt Nam nặng về khen hoặc chê, mà ít có những thảo luận, đánh giá có tính đa chiều, mang tính đóng góp, xây dựng. Thiếu những bài viết nêu ra được những vấn đề có cơ sở về mặt nghệ thuật, có tính tham khảo nhằm nâng cao sự hiểu biết cũng như thị hiếu của công chúng.

Trên báo chí, đất dành cho các bài lý luận phê bình về nhiếp ảnh cũng rất ít nếu so với các loại hình nghệ thuật khác. Hầu như các bài có tính chất lý luận phê bình nhiếp ảnh đều chủ yếu đăng ở chuyên mục Lý luận phê bình của Tạp chí “Nhiếp ảnh và Đời sống” thuộc Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam. Một số ít ỏi các công trình về lý luận phê bình nhiếp ảnh ra mắt thì chưa đáp ứng đủ với nhu cầu của nền nhiếp ảnh Việt Nam và công chúng yêu mến bộ môn nghệ thuật này. Một số tác giả có những công trình xuất bản hay bài viết về lý luận phê bình nhiếp ảnh có giá trị như: Vũ Đức Tân, Trần Quốc Dũng, Vũ Kim Khoa, Vũ Huyến... còn rất ít.

Để phát triển công tác lý luận phê bình nhiếp ảnh

Nhiếp ảnh đương đại Việt Nam ngày nay không chỉ là sân chơi trong nước. Nhiều nhiếp ảnh gia Việt Nam đã thành danh ở các giải thưởng quốc tế có uy tín, tham gia vào đời sống nhiếp ảnh thế giới, được mời làm thành viên nhiều cuộc thi có quy mô toàn cầu.

Nếu chỉ đề cao những cuộc thi ảnh của FIAP một tổ chức nhiếp ảnh toàn cầu nhưng thiên về nhiếp ảnh nghiệp dư nhiều hơn, hay PSA - Hội nhiếp ảnh Hoa Kỳ, ISF - Hội hình ảnh không biên giới (hai tổ chức sau cũng tương tự như FIAP) sẽ dẫn đến những nhận định, đánh giá không chính xác. Do vậy, các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh phải gắn bó với thực tiễn sáng tác, tiếp thu những lý thuyết, quan điểm hiện đại từ nước ngoài dành cho nhiếp ảnh.

Các nhà lý luận phê bình không chỉ chạy theo đánh giá các sáng tác có sẵn, mà họ còn phải vạch ra những định hướng, cung cấp những cái nhìn mới, làm điểm tựa cho sáng tác.

Trong thời đại ngày nay, các bộ môn nghệ thuật có sự giao thoa qua lại lẫn nhau và có thể được gọi bằng một tên chung là “Nghệ thuật thị giác”, song bản thân nghệ thuật thị giác cũng có những sự tiệm cận nhất định với những bộ môn khác như văn học, âm nhạc... và những ngành khoa học xã hội như mỹ học, triết học... Do vậy, lý luận phê bình nhiếp ảnh không chỉ tự đóng khung mình trong một lĩnh vực, mà cần có sự mở rộng biên độ và bản thân các nhà lý luận phê bình nhiếp ảnh cũng cần không ngừng học hỏi, tăng cường kiến thức để làm tốt công việc của mình.

Ngoài ra cần tăng cường công tác đào tạo cho ngành lý luận phê bình

Hiện nay ở hệ thống đào tạo cấp độ đại học, chỉ có hai trường đại học Sân khấu - Điện ảnh ở Hà Nội và TPHCM có khoa Nhiếp ảnh. Ngoài ra ở Học viện Báo chí và Tuyên truyền thì ở Khoa Báo chí có chuyên ngành Báo ảnh. Nhưng đều là đào tạo nghệ sĩ sáng tác hay phóng viên ảnh, chứ không có đào tạo ngành lý luận phê bình nhiếp ảnh. Bản thân Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và Hội Nhiếp ảnh TPHCM cũng có những khóa đào tạo ngắn hạn nhưng chỉ là đào tạo sáng tác.

Các trại bồi dưỡng sáng tác hay các chuyến đi thực tế chuyên môn của Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các Hội địa phương cũng chỉ tập trung vào các nghệ sĩ sáng tác, chứ ít chú tâm vào đội ngũ lý luận phê bình. Thực trạng này cần phải có sự thay đổi, dĩ nhiên không thể ngay lập tức, nhưng cần từ từ từng bước, bắt đầu từ chính Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam và các Hội địa phương.

Cần có những khóa học bồi dưỡng cho công tác lý luận phê bình, mời các chuyên gia có uy tín trong nước và quốc tế giảng dạy. Cần khuyến khích các công trình về lý luận phê bình bằng các giải thưởng riêng. Cũng cần khuyến khích việc dịch thuật các tác phẩm lý luận phê bình về nhiếp ảnh, tạo điều kiện cho các nhà lý luận phê bình, các nghệ sĩ sáng tác tiếp cận được với những vấn đề mới của nhiếp ảnh thế giới.

Những giải pháp nêu ra ở trên là từ phía các cơ quan chức năng, các hội nghề nghiệp, nhưng điều chính yếu để cho lý luận phê bình nhiếp ảnh phát triển còn nằm ở mỗi cá nhân cụ thể. Mỗi cá nhân khi dấn thân vào lĩnh vực lý luận phê bình thì không chỉ đơn giản là trau dồi kiến thức hay tự trang bị cho mình những cách nhìn mới, tiếp cận mới, mà còn phải thể hiện được sự công tâm, chính trực khi làm nghề. Điều này phụ thuộc vào năng lực cũng như phẩm chất cá nhân của mỗi con người.

Có thể bạn quan tâm
Việt Nam thúc đẩy gắn kết với lĩnh vực hợp tác chuyên môn của UNESCO

Việt Nam thúc đẩy gắn kết với lĩnh vực hợp tác chuyên môn của UNESCO

09:30 16/05/2023

Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết Việt Nam đã đi được nửa nhiệm kỳ của Hội đồng chấp hành, được đánh giá là thành viên tích cực và có trách nhiệm, đóng góp vào các hoạt động của UNESCO.

Hậu Giang: Đưa làng trầu Vị Thủy trở thành điểm du lịch ấn tượng

Hậu Giang: Đưa làng trầu Vị Thủy trở thành điểm du lịch ấn tượng

09:00 22/03/2023

Tỉnh Hậu Giang đang có kế hoạch đưa làng trầu Vị Thủy - một trong hai làng trầu của miền Nam và cả nước có diện tích lớn và tồn tại hàng trăm năm - trở thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút du khách.

Nhiễm trùng đường mật do sỏi bịt kín ống gan

Nhiễm trùng đường mật do sỏi bịt kín ống gan

09:00 07/06/2024

Bà Giá, 56 tuổi, đau vùng hạ sườn phải lan ra sau lưng, sốt lạnh run, bác sĩ phát hiện sỏi bịt kín ống gan, tạo ra các ổ áp xe gây nhiễm trùng đường mật.

Tỉ suất tử vong sơ sinh ở Việt Nam ở mức cao

Tỉ suất tử vong sơ sinh ở Việt Nam ở mức cao

09:40 20/09/2023

Tỉ suất tử vong sơ sinh là 1/1.000 trẻ đẻ sống tại Việt Nam, tương ứng số trẻ sơ sinh tử vong trong 1 ngày là 39 trẻ.

Bị chó cắn có cần tiêm ngừa uốn ván?

Bị chó cắn có cần tiêm ngừa uốn ván?

06:50 25/01/2024

Cháu tôi 8 tuổi, bị chó nhà hàng xóm cắn chảy máu nhẹ ở bắp tay, vết thương nông. Tôi đã xử lý vết thương ngay cho cháu bằng xà phòng và cồn, ngoài tiêm dại thì cháu có cần tiêm uốn ván nữa không? (Trúc Diễm, 33 tuổi, Đồng Nai)

Lưu giữ mạch nguồn thời đại qua triển lãm mỹ thuật kỉ niệm Ngày sinh Bác Hồ

Lưu giữ mạch nguồn thời đại qua triển lãm mỹ thuật kỉ niệm Ngày sinh Bác Hồ

21:30 19/05/2023

TP Hồ Chí Minh - Triển lãm tác phẩm mỹ thuật 2023 đang được tổ chức tại Hội Mỹ thuật TP Hồ Chí Minh. Đây là hoạt động nhằm trưng...

Tượng đài Mẹ Nhu, cầu vượt Ngã Ba Huế đi vào biểu trưng quận Thanh Khê

Tượng đài Mẹ Nhu, cầu vượt Ngã Ba Huế đi vào biểu trưng quận Thanh Khê

15:30 23/12/2023

Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng đã công bố biểu trưng có tượng đài Mẹ Nhu, cầu vượt Ngã Ba Huế nhân kỷ niệm 55 Chiến công Mẹ Nhu và 7 Dũng sĩ Thanh Khê.

Nghệ thuật múa của người Lào ở Điện Biên là Di sản Quốc gia

Nghệ thuật múa của người Lào ở Điện Biên là Di sản Quốc gia

09:10 06/11/2023

Nghệ thuật trình diễn múa dân gian của người Lào có từ xa xưa, được hình thành, phát triển thông qua lao động, sản xuất, sự giao tiếp của cộng đồng, là kết quả sáng tạo của nhiều thế hệ.

Sinh viên hiến kế, cơ hội nhận nhiều phần thưởng hấp dẫn

Sinh viên hiến kế, cơ hội nhận nhiều phần thưởng hấp dẫn

07:30 21/04/2023

T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam triển khai chương trình “Hiến kế sinh viên” nhằm kêu gọi sinh viên Việt Nam ở trong và ngoài nước đóng góp ý kiến, hiến kế cho hoạt động của Hội, hướng đến chào mừng Đại hội Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới