Thống kê gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… tạiTPHCM nhận được nhiều tranh luận, trong đó không ít ý kiến lo ngại các thủ tục rắc rối, tốn kém nếu điều chỉnh. Phóng viên Báo Lao Động có cuộc trao đổi với PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đô thị và Phát triển (CEFURDS), Chủ nhiệm nhóm nghiên cứu đề án “Công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM – Khảo sát thực trạng và giải pháp đến năm 2020” để hiểu rõ hơn về những đề xuất điều chỉnh này.
Để lâu càng thêm rắc rối
Thưa PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân, đề án nghiên cứu do CEFURDS thực hiện giai đoạn 1 đã công bố từ năm 2013 và đang hoàn tất giai đoạn 2. Trong đó đã chỉ ra gần 400 tên đường bị sai, trùng tên, tên không có ý nghĩa lịch sử - văn hoá… cần đổi tên, cập nhật, nhưng quá trình điều chỉnh còn rất chậm. Vậy dưới góc độ của nhà nghiên cứu, bà đánh giá như thế nào về những chuyển biến sau nghiên cứu?
- Vấn đề nghiên cứu về công tác đặt đổi tên đường và công trình công cộng tại TPHCM được nhóm nghiên cứu thực hiện ở hai giai đoạn. Giai đoạn 1 đã hoàn tất báo cáo từ năm 2013 và hiện là giai đoạn 2. CEFURDS đã dành gần 5 năm để nghiên cứu cho 2 giai đoạn. Riêng ở giai đoạn 1, báo cáo lên đến cả 1.000 trang với nhiều vấn đề còn tồn đọng.
Cái khó là từ khi công bố nghiên cứu đến khi thực hiện là thời gian quá lâu. Từ giai đoạn 1 đến nay đã chục năm, TPHCM đã thay đổi nhiều chính sách, nhiều đời lãnh đạo và người phụ trách nên để lâu là mỗi lần làm trình lại, báo cáo lại như bắt đầu đọc, nghiên cứu từ đầu.
Người dân hiện nay quan tâm đến vấn đề nếu phải thay đổi tên đường thì sẽ kéo theo rất nhiều thủ tục hành chính gây phiền hà, tốn kém. Quan điểm của bà như thế nào?
- Đó là điều rất quan trọng nhưng sẽ tuỳ vào quan điểm của chúng ta. Quan niệm của chúng ta là tôn trọng sự thật, khách quan, khoa học hay là vì sự rắc rối này kia mà dừng bước. Thay đổi số nhà hay tên đường sẽ kéo theo đủ thứ.
Thực tế quá trình nhóm thực hiện nghiên cứu, điều tra thì có nhiều nơi khi đề cập thay đổi tên đường họ rất mừng nhưng cũng có nơi than rất khổ sở, đi tới đi lui làm giấy tờ. Cho nên, mỗi việc đều có những thuận lợi, khó khăn nhất định, quyết tâm thay đổi thì chấp nhận khó khăn. Điều này tùy quan điểm của người quyết định. Hoặc sẽ có cần một biện pháp dung dung hòa giữa hai điều trên.
Tuy nhiên, theo quan điểm cá nhân tôi thì những tên sai nên thay đổi liền. Ví dụ như là đường Nguyễn Duy Dương. Trong lịch sử Việt Nam, không có một người có công lớn với đất nước, dân tộc tên là Nguyễn Duy Dương cả, tên đúng phải là Võ Duy Dương.
Một tên đường khác cần sửa là đường Raymondienne. Chữ viết đúng của tên đường này là Raymonde Dien. Bà Raymonde Dien là đảng viên Đảng Cộng sản Pháp, một biểu tượng của tinh thần chống cuộc chiến phi nghĩa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Cả cuộc đời, bà luôn dành tình cảm trọn vẹn, sắt son, thủy chung vì Việt Nam. Nếu một người nào biết tiếng Pháp thì sẽ thấy cách viết tên đường như hiện nay là rất kỳ cục. Đó là một cái lỗi chính tả sơ đẳng của tiếng Pháp.
Cùng với đó, tại TPHCM hiện có rất nhiều con hẻm đủ chuẩn để đặt tên con đường (dài từ 200m trở lên và có lộ giới tối thiểu 12m) nhưng vẫn chưa được đặt tên đúng chuẩn.
Giải quyết rắc rối bằng số hoá
Có ý kiến lo ngại quỹ tên đường hạn hẹp trong khi số lượng tên đường cần đặt thì rất nhiều. Bà có ý tưởng gì cho điều này?
- Có nhiều cách để đặt tên đường chứ không nhất thiết chỉ là tên danh nhân. Chúng tôi có đề nghị lấy tên đường là tên các biển đảo của Việt Nam. Nước ta hiện có hơn 2.000 biển, đảo biển. Đặt tên đường như vậy sẽ giúp người dân, học sinh dễ dàng ghi nhớ tên biển đảo quê hương và khẳng định chủ quyền của nước ta. Ngoài ra, có đặt tên đường là tên danh nhân khoa học thế giới nữa.
Quay trở lại với những rắc rối nếu thay đổi tên đường. Theo bà có biện pháp nào để hạn chế tình trạng người dân phải đi làm lại giấy tờ khi điều chỉnh tên đường hay không?
- Tôi cho rằng những phiền toái đó có thể giải quyết bằng số số hóa. Giống như căn cước công dân vậy, khi tích hợp số hoá rồi thì lịch sử chuyển đổi sẽ được cập nhật điện tử và cơ quan chức năng có thể căn cứ vào đó để điều chỉnh. Sau đó, cơ quan nhà nước cũng cần xây dựng chính sách, hướng dẫn phù hợp để hạn chế tối đa khó khăn, phiền phức cho người dân.
Xin cảm ơn PGS.TS Tôn Nữ Quỳnh Trân!
LHQ cho Israel vào danh sách đen về trẻ em; Nữ Thủ tướng Đan Mạch bị đánh; Ngoại trưởng Mỹ đi Trung Đông thúc đẩy ngừng bắn.
Giới chức Ukraine xem cuộc phản công lần này là cơ hội lịch sử không thể bỏ lỡ khi họ đã nhận được nhiều vũ khí của phương Tây. Trong khi đó, Nga chỉ trích phương Tây ngày càng can dự sâu vào cuộc chiến.
Cuộc họp giữa các phe phái tại Libya nhấn mạnh rằng tiến trình đối thoại dân tộc phải do người Libya quyết định, đồng thời bác bỏ bất kỳ sự can thiệp nào của nước ngoài vào các vấn đề của Libya.
Ngày 28.8, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu ra lời kêu gọi nhân dân thực hiện cuộc vận động giao nộp, thu hồi vũ khí, vật liệu...
Cần Thơ - Mức xử phạt đối với hành vi buôn bán dưới lòng đường lên đến 2,5 triệu đồng nhưng nhiều người vẫn bất chấp bán, mặc dù lực...
Cơ quan chức năng ở Đắk Nông đã tiến hành tiêu hủy gần 400 con heo do nhiễm dịch tả heo châu Phi .
Các chuyên gia khí tượng khuyến cáo người dân đề phòng các hiện tượng đi kèm như lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, đồng thời, một số khu vực trũng thấp có thể ngập úng.
Cứ 5 thanh niên ở các thành phố Trung Quốc thì có 1 người không có việc làm và Bắc Kinh đang khuyến khích thanh niên trở về tìm việc...
Do lái xe nhầm chân phanh và chân ga, một xe tải cỡ nhỏ đã lao vào đám đông đang xếp hàng tham gia bỏ phiếu bầu chủ nhiệm hợp tác xã khiến 3 người thiệt mạng và 17 người bị thương.