Luồng súng Mỹ chảy vào tay các băng đảng ở Haiti

20:00 31/03/2024

Dòng chảy vũ khí Mỹ vào Haiti bắt nguồn từ kiểm soát lỏng lẻo, cung - cầu lớn và tình trạng tham nhũng, chính trị phức tạp ở quốc gia vùng Caribe.

Vụ ám sát tổng thống năm 2021 đã để lại khoảng trống quyền lực, làm tăng ảnh hưởng của 200 băng đảng hoạt động trên khắp Haiti. Ba năm sau, 80% thủ đô Port-au-Prince bị các băng nhóm kiểm soát, theo Liên Hợp Quốc (LHQ). Thủ tướng Haiti Ariel Henry gần đây phải từ chức trước áp lực từ các băng nhóm.

Giới chuyên gia cho hay các băng đảng hiện sử dụng vũ khí tân tiến hơn để tiến hành các hoạt động tội phạm. Haiti không có nhà máy sản xuất vũ khí hay đạn dược, Rosy Auguste Ducena, luật sư đứng đầu Mạng lưới Bảo vệ Nhân quyền Quốc gia Haiti (RNDDH), nói. Vũ khí và đạn dược lưu hành ở quốc gia này đều nhập từ bên ngoài, phần lớn là từ Mỹ.

Chúng gồm súng ngắn, súng bán tự động, thậm chí cả súng quân dụng, chảy vào Haiti không kiểm soát do quản lý nhà nước yếu kém, tham nhũng nghiêm trọng và vùng duyên hải rộng lớn của quốc gia này khó giám sát.

Hồi tháng 1, Văn phòng LHQ về Ma túy và Tội phạm (UNODC) cảnh báo tình trạng vũ khí tràn lan ở Haiti. "Chừng nào các băng đảng còn tiếp cận được với dòng vũ khí này, chừng đó người dân Haiti còn phải hứng chịu triều đại khủng bố", Ghada Waly, người đứng đầu UNODC, nói.

Theo báo cáo năm 2023 do chuyên gia Robert Muggah thực hiện cho UNODC, có khoảng 500.000 vũ khí hợp pháp và bất hợp pháp tại Haiti tính đến năm 2020.

80% vũ khí hướng đến Haiti bị thu giữ năm 2020-2022 đều được nhập khẩu từ Mỹ, hơn 50% số này là súng ngắn, 37% là súng trường.

Các loại súng trường bán tự động rất phổ biến ở Mỹ. Theo Tổ chức Nghiên cứu Vũ khí Cầm tay (SAS) của Thụy Sĩ, vũ khí ở Haiti những năm gần đây có súng AR-15 và AK-47.

Ít nhất hai khẩu súng sử dụng đạn .50 calibre, loại lính bắn tỉa quân sự sử dụng, đã bị tịch thu trên đường đến Haiti. Matt Schroeder, chuyên gia SAS, nói những vụ thu giữ này là "cảnh báo đỏ".

"Đây là những vũ khí rất mạnh, được thiết kế cho giao tranh ở khoảng cách xa, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa 1,6 km và dùng để bắn phá phương tiện", ông Schroeder cho biết.

Vũ khí Haiti nguồn gốc Mỹ ban đầu được mua bởi những "người rơm". Những cá nhân này mua súng từ các đại lý được cấp phép nhưng che giấu việc họ sẽ chuyển súng cho người khác. "Người rơm" chủ yếu mua súng tại các bang có luật quản lý lỏng lẻo như Arizona, California, Georgia, Texas và Florida.

Florida cách thủ đô Port-au-Prince của Haiti khoảng 1.100 km, có nhiều cảng lớn và có mối liên kết văn hóa với Haiti. Thành phố Miami của Florida là nơi có cộng đồng Haiti hải ngoại lớn nhất Mỹ.

Sau khi những "người rơm" mua hàng, vũ khí sẽ được buôn lậu đến Haiti, ngụy trang thành hàng hóa, qua những chuyến bay, chuyến tàu bí mật và những người vượt biên.

Các chuyên gia đánh giá biên giới của Haiti có rất nhiều lỗ hổng quản lý hàng lậu. Haiti có đường bờ biển dài 1.771 km và chung 360 km biên giới đất liền với Cộng hòa Dominica, có nhiều đường băng, tuyến đường bí mật, cảng tư nhân vận chuyển vũ khí lậu do các băng đảng kiểm soát.

Joly Germine, ông trùm băng 400 Mawozo khét tiếng ở Haiti gần đây bị bắt, đã chỉ đạo tay sai chuyển tiền cho đồng phạm để mua 24 khẩu súng ở Florida, gồm AR-15, AK-47 và một súng trường dùng đạn .50-calibre. Số súng này được ngụy trang thành thực phẩm, đồ gia dụng rồi buôn lậu vào Haiti trên các container vận tải biển.

Brian Concannon, giám đốc điều hành Viện Công lý và Dân chủ Haiti có trụ sở ở Mỹ, cho biết vấn đề căn bản là súng đạn "tràn ngập tại Mỹ và không được kiểm soát chặt chẽ". Nước này có hơn 393 triệu khẩu súng năm 2017, chiếm gần 40% kho vũ khí dân sự của thế giới.

"Nếu Mỹ muốn giúp Haiti, họ cần kiểm soát những gì rời đất nước họ", Ducena, luật sư đứng đầu RNDDH, nói.

Chính phủ Mỹ đã tăng khung phạt đối với những "người rơm" buôn lậu, đồng thời thành lập đơn vị điều tra xuyên quốc gia ở Haiti và gần đây đạt một số tiến bộ trong nỗ lực ngăn chặn dòng vũ khí. Hội đồng Bảo an LHQ tháng 7/2023 ra nghị quyết kêu gọi các nước thành viên tăng giám sát dòng vũ khí đến Haiti.

Nhưng chuyên gia Muggah cho hay chừng nào cung - cầu súng đạn còn cao, vũ khí sẽ tiếp tục chảy vào nước này. "Tình trạng này xảy ra vì hàng chục nghìn cửa hàng súng tại Mỹ và vì hàng trăm băng nhóm khát lợi nhuận trên khắp vùng Caribe", ông nói.

Xử lý buôn lậu vũ khí ở Haiti còn phức tạp bởi nhiều yếu tố nội địa, từ công tác quản lý nhà nước yếu kém cho đến nạn tham nhũng tràn lan, khi các băng nhóm, chính trị gia, doanh nghiệp tiếp tay cho đường dây buôn lậu. Haiti xếp thứ 172/180 quốc gia về chỉ số tham nhũng của Tổ chức Minh Bạch Quốc tế (TT).

Cảnh sát Haiti cũng chỉ có vài nghìn sĩ quan với nguồn lực hạn chế. "Vũ khí vào Haiti dễ như nhập khẩu một bao gạo, một đôi giày thể thao", Youdeline Cherizard, chuyên gia tội phạm học Haiti, nói.

Đức Trung (Theo Al Jazeera)

Có thể bạn quan tâm
Mỹ đánh giá về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

Mỹ đánh giá về vụ phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên

06:00 10/03/2023

Mỹ nhận định lần phóng này không gây đe dọa ngay lập tức đối với nước này hay đối với các đồng minh, song nhấn mạnh 'tác động gây bất ổn' của các chương trình thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Ba bức thư quan trọng chuyển giao thế hệ lãnh đạo Singapore

00:00 15/05/2024

Ngày 13/5, ba nhà lãnh đạo Singapore đã trao đổi thư về việc chuyển giao quyền lực của Thủ tướng Lý Hiển Long cho người kế nhiệm, Phó Thủ tướng Lawrence Wong.

Đứng lên từ đống đổ nát sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

Đứng lên từ đống đổ nát sau trận động đất tại Thổ Nhĩ Kỳ và Syria

07:00 07/03/2023

Các đợt dư chấn vẫn có lúc làm rung chuyển nhiều vùng ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ nhưng nhiều người dân nơi đây đã bắt đầu vực dậy tinh thần, hướng về tương lai sau khi 'thoát khỏi lưỡi hái tử thần.'

Nga tuyên bố tập kích cuộc họp của chỉ huy an ninh Ukraine

Nga tuyên bố tập kích cuộc họp của chỉ huy an ninh Ukraine

11:00 19/03/2024

Bộ Quốc phòng Nga thông báo tấn công vị trí các chỉ huy an ninh và quân đội Ukraine nhóm họp, cũng như đẩy lùi dân quân thân Kiev tấn công qua biên giới.

Ảnh ấn tượng (26/6-2/7): Tổng thống Nga cảm ơn vì ngăn được ‘cuộc nội chiến’, Ukraine bắn pháo phản lực huyền thoại thời Liên Xô, mưa đá ở Siberia

Ảnh ấn tượng (26/6-2/7): Tổng thống Nga cảm ơn vì ngăn được ‘cuộc nội chiến’, Ukraine bắn pháo phản lực huyền thoại thời Liên Xô, mưa đá ở Siberia

07:10 03/07/2023

Xung đột ở Ukraine, Tổng thống Putin cảm ơn các lực lượng Nga vì đã ngăn chặn “cuộc nội chiến”, lễ hành hương Hajj của người Hồi giáo, cháy rừng tại Canada ảnh hưởng tới cuộc sống người dân Mỹ… là những ảnh ấn tượng trong tuần do CNN, Reuters, National Review… tổng hợp.

Tham vọng xây dựng lực lượng hỗn hợp giữa người và robot của lục quân Mỹ

Tham vọng xây dựng lực lượng hỗn hợp giữa người và robot của lục quân Mỹ

05:40 29/04/2024

Lục quân Mỹ thử nghiệm xây dựng các đội hình tác chiến kết hợp giữa robot và con người, nhằm chuẩn bị cho kịch bản xung đột trong tương lai.

Tổng thống Burundi kêu gọi ném đá các cặp đồng tính

Tổng thống Burundi kêu gọi ném đá các cặp đồng tính

10:40 06/01/2024

Tổng thống Burundi Ndayishimiye kêu gọi ném đá đến chết các cặp đồng tính, khiến Mỹ bày tỏ lo ngại và chỉ trích.

Nhà tù nơi nam nữ sinh hoạt chung

Nhà tù nơi nam nữ sinh hoạt chung

09:30 02/12/2023

Trong một nhà tù ở vùng Galicia, nữ tù nhân Ambra đang thoải mái chơi bóng đá cùng 21 tù nhân nam.

ECOWAS ấn định ngày 3 nước châu Phi rời khối

ECOWAS ấn định ngày 3 nước châu Phi rời khối

11:20 19/02/2024

Phát biểu bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Liên minh châu Phi (AU), Chủ tịch Ủy ban Cộng đồng kinh tế Tây Phi (ECOWAS) Omar Alieu Touray cho biết ngày cuối cùng để Burkina Faso, Mali và Niger chính thức rút khỏi khối này là 29/1/2025, nhưng Ủy ban ECOWAS vẫn để ngỏ cho một cuộc đàm phán.

Co loi xay ra
Co loi xay ra