"Những người bỏ quê vô thành phố lập nghiệp ngoại trừ mức lương cao còn có một thứ nữa, đó là 'cơ hội'. Cơ hội được thăng tiến, cơ hội được lập nghiệp, cơ hội kiếm được người bạn đời không gia trưởng hoặc tư tưởng bảo thủ".
Bạn đọc Trần Phi Hùng để lại lời chia sẻ liên quan đến tranh cãi lương 8 triệu sao không về quê mà vẫn cố bám trụ, ở lại thành phố lớn.
Nhiều độc giả của Tuổi Trẻ Online đều có chung quan điểm, rằng những ai chủ động bỏ quê lên phố sống thì rất khó quay trở lại.
Họ cùng quan điểm, không phủ nhận về chất lượng giáo dục ở quê, tuy nhiên nếu là TP, cơ hội để tiếp cận với nền giáo dục tiên tiến, chất lượng hơn vẫn rõ ràng. Cùng đó là các cơ hội về việc làm.
Ở TP, tìm công việc lương 8 triệu đồng/tháng vẫn dễ hơn. Đặc biệt, việc làm việc ở TP lớn thì cơ hội bứt phá cũng lớn, lộ trình thăng tiến cũng sẽ rõ ràng hơn.
Hơn nữa, việc các bệnh viện lớn luôn đặt ở các TP lớn, từ đó cơ hội được chăm sóc khỏe tốt hơn cũng là một phần lý do để người lao động muốn bám trụ.
Bạn đọc Ngọc Thương chia sẻ, lý do nữa đó là làm việc ở các TP, có mật độ dân số cao có thể dễ dàng buôn bán, đầu công việc nhiều và đều đặn, cơ hội tiếp cận được công nghệ mới sẽ cao hơn. Trong khi đó, ở quê lại thiếu đất sản xuất, canh tác theo mùa vụ nên thu nhập bấp bênh.
"Tuổi trẻ còn nóng bỏng, nhiệt huyết, sáng tạo, nếu ở quê chỉ chăn nuôi, trồng rau, nhổ cỏ thuê thì cuộc đời thấy gì là mới, tầm hiểu biết chỉ giới hạn ở đó. Còn khỏe thì cứ bôn ba trải nghiệm, vừa kiếm sống vừa học hỏi, không cần phải ở thành phố để làm giàu gì cả", Ngọc Thương viết.
Tài khoản Thien cho rằng cần phải tăng ca, làm nhiều việc lên để kiếm thêm, sau đó dành dụm về quê.
Theo Nguyễn Hữu Minh, có nhiều lý do để nhiều người dù lương 8 triệu đồng/tháng nhưng vẫn cố bám trụ TP. Ở vùng quê, từ việc thiếu đất canh tác, cảnh làm thuê cũng chỉ đủ sống nhưng rất cơ cực. Việc đi làm thuê cũng chưa hẳn dễ, việc nặng nhưng không phải khi nào cũng có người thuê.
"Mục đích tôi bám trụ lại ở thành phố vì đây là nơi dễ kiếm tiền nhất, có thể lo cho con cái được đầy đủ nhất. Mọi hoạt động văn hóa giải trí lớn chủ yếu ở đây, chưa kể y tế, giáo dục cũng chỉ tập trung ở các thành phố lớn.
Ở quê dù giờ cũng phát triển nhưng chất lượng sống không thể bằng các thành phố lớn được. Dù bạn ở quê có tiền thì cũng vẫn phải ra thành phố để đi học, chữa bệnh, tham gia các hoạt động giải trí", một bạn đọc viết.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cũng cho rằng nếu đã xác định bám trụ TP để mưu sinh thì cũng cần xác định rất nhiều. Đó là việc phải chấp nhận khó khăn, tằn tiện chi li, ăn uống kham khổ, sống cảnh chật hẹp…
Bạn đọc Lâm kể ở xóm có rất nhiều người đi làm ở TP.HM, có người đi đến 25-30 năm, nhưng khi con cái lớn hoặc học xong, có việc làm thì họ lập tức về quê. Trớ trêu là khi hồi hương gần như họ chẳng có một tài sản nào trong tay.
"Chính ba tôi, người sống ở quê cả đời vẫn hay nhắc người này người kia đi TP.HCM cả tuổi trẻ, trung niên về quê vẫn tay trắng. Đó là một áp lực vô hình, nặng nề không kém vì việc bươn chải nơi thành thị", Lâm nói.
Bạn đọc Đặng Hinh thể hiện rõ quan điểm, nếu đã ở TP lớn - nơi dễ kiếm tiền nhất mà còn không đủ sống thì coi như thất bại, nên xem lại mình.
Tài khoản than****@thanhphuoc.com kể từng chứng kiến đôi bạn làm công nhân ở quê, lương mỗi người hơn 9 triệu, nhà cửa có sẵn và đồ ăn rất rẻ nên cuộc sống thoải mái và có dư. Nhưng với cặp vợ chồng khác làm công nhân ở TP lớn, đến hơn 40 tuổi cũng phải về quê với bốn bàn tay trắng.
Ôtô 7 chỗ đang chạy trên đường ĐT 741, huyện Đồng Phú bất ngờ đâm vào trụ điện khiến vợ của tài xế ngồi cạnh ghế lái tử vong, tài xế bị thương nặng sáng 6/6.
Giết bạn gái sau khi chia tay và làm mẹ cô bị thương nặng, Kim Le-ah bị tòa án quận Suwon tuyên án tù chung thân.
Người đàn ông Nhật Bản ăn cơm với rau muối, mận chua, mặc áo phông ướt vào mùa hè để giải nhiệt, sống trong ký túc xá công ty để tiết kiệm tiền vì muốn về hưu sớm.
Trung Quốc đang 'thanh lọc' không gian mạng bằng cách xóa hàng loạt tài khoản có nội dung ảnh hưởng tiêu cực đến người dùng như khoe của, phô trương cuộc sống thượng lưu.
Là gen Z, Phạm Xuân Hạ lại không thích nhảy hay nghỉ việc nhanh với những lý do kiểu như không phù hợp môi trường làm việc, không hài lòng mức lương hay đồng nghiệp.
Mỗi lần nhìn ảnh con trai ngày còn khỏe mạnh, chị Nguyễn Thị Bích Vân (44 tuổi, Bình Định) lại tức giận. Chị không biết trách ai khi con bỗng phát hiện ung thư giai đoạn cuối ngay ngưỡng cửa tương lai.
Để kiểm soát tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn, việc xây dựng mô hình điểm về ATTP là hết sức cần thiết trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu hút phát triển du lịch đã được các địa phương vùng cao đẩy mạnh, xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mèo Vạc là một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hà Giang nhưng nơi đây lại là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Hàng năm thu hút một lượng lớn du khách trong và...
Theo ghi nhận của phóng viên TTXVN, di tích cầu Hiền Lương lịch sử đã xuống cấp trầm trọng. Ở phía dưới cầu, một thanh sắt liên kết giữa dầm ngang và giàn chủ bị rơi xuống một bên.
Nữ bệnh nhân 48 tuổi vào cấp cứu với 17 vết đâm, đặc biệt vết thương ở tim khiến tính mạng bị đe dọa, được Bệnh viện Chợ Rẫy kích hoạt báo động đỏ cứu sống.