Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nhấn mạnh Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch...
Chiều nay, 20/6, Quốc hội đã nghe Tờ trình về dự án Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn.
Báo cáo thẩm tra dự án, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh việc cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho,” “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết phạm vi điều chỉnh của Luật, kế thừa phạm vi điều chỉnh của Luật Quy hoạch đô thị năm 2009 và Luật Xây dựng năm 2014 (Chương II), trên cơ sở phạm vi của quy hoạch đô thị và nông thôn quy định tại Luật Quy hoạch năm 2017, phạm vi điều chỉnh của dự Luật đề xuất là: “Luật này quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh, tổ chức quản lý quy hoạch đô thị và nông thôn và quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn.”
Bộ trưởng Bộ Xây dựng cũng cho biết những vấn đề chính dự kiến được giải quyết trong dự án Luật là thể chế hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; thống nhất hóa các quy định về quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn trong cùng một Luật.
Bộ trưởng đánh giá Luật được ban hành sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho tổ chức, cá nhân, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh với những điểm mới như: Quy định rõ hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn về loại, cấp độ quy hoạch; làm rõ mối quan hệ với các quy hoạch cấp quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, bảo đảm thống nhất, đồng bộ về quy hoạch;
Tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; Đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đáp ứng yêu cầu cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; Bổ sung, quy định rõ về nội dung quy hoạch không gian ngầm đối với các đô thị trực thuộc tỉnh và quy định quy hoạch không gian ngầm được lập riêng đối với các thành phố trực thuộc Trung ương và đô thị mới dự kiến thành lập thành phố trực thuộc Trung ương.
Bên cạnh đó, Luật sẽ bổ sung, quy định chặt chẽ hơn về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch; Bổ sung quy định rõ hơn về nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, bảo đảm nguồn lực thực hiện quy hoạch; Bổ sung quy định làm rõ điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn; sự tham gia của các cơ quan, tổ chức, cộng đồng, Mặt trận Tổ quốc...; Bổ sung quy định về Hợp tác quốc tế và Chính sách của Nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn; Bổ sung các quy định cụ thể để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị và nông thôn.
Khẳng định sự cần thiết ban hành Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn theo mục đích, quan điểm đã nêu tại Tờ trình số 227/TTr-CP, song Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng cần làm rõ mối quan hệ giữa các loại quy hoạch trong hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn, mối quan hệ của các quy hoạch thuộc hệ thống này với các quy hoạch thuộc hệ thống quy hoạch quốc gia và các quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nguyên tắc, căn cứ lập và điều chỉnh các quy hoạch.
Bên cạnh đó, phải phân định rõ vị trí, vai trò của các loại quy hoạch, các cấp độ quy hoạch, nhằm bảo đảm sự liên kết, khớp nối, tránh chồng chéo, trùng lặp, mâu thuẫn về nội dung giữa các quy hoạch, gây lãng phí nguồn lực, khó khăn cho công tác quản lý, tạo rào cản đối với các hoạt động kinh tế - xã hội của người dân và doanh nghiệp.
Ông Vũ Hồng Thanh nhấn mạnh việc cần kiên quyết xóa bỏ tư duy nhiệm kỳ, cơ chế “xin - cho,” “lợi ích nhóm” trong xây dựng, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, dẫn đến tình trạng dự án chậm triển khai trên thực tế.
Ngoài ra, quy hoạch đô thị cần phải có tầm nhìn, có tính chiến lược phù hợp với loại và cấp độ quy hoạch cụ thể, tôn trọng quy luật thị trường và nguyên tắc phát triển bền vững; lấy con người và chất lượng cuộc sống làm trung tâm, văn hóa và văn minh đô thị làm nền tảng phát triển; kết hợp hài hòa giữa quá trình đô thị hóa, phát triển đô thị, kinh tế đô thị với công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới và cơ cấu lại nền kinh tế, quản lý phát triển xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; bảo đảm gắn kết giữa không gian đô thị và nông thôn, phù hợp với thực tiễn có sự đan xen giữa đô thị và nông thôn, hỗ trợ cho sự phát triển chung của địa phương, vùng và cả nước; cân bằng giữa việc phát triển đô thị theo chiều rộng và phát triển đô thị nén theo mô hình gắn với định hướng giao thông (TOD).
Đặc biệt, quy hoạch đô thị và phát triển kết cấu hạ tầng các đô thị phải đi trước một bước và tạo ra nguồn lực chủ yếu cho phát triển đô thị; gắn với mô hình phát triển đô thị, thể hiện được đặc thù của những mô hình đô thị mới…
Liên quan đến vấn đề rà soát, điều chỉnh cục bộ quy hoạch, Ủy ban Kinh tế đề nghị cụ thể hóa hơn quy định tại dự thảo Luật yêu cầu về “không gây quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội”; nghiên cứu theo hướng xác định hệ quy chiếu là mật độ cư trú, quy mô, mật độ dân số của khu vực đã có quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ông Vũ Hồng Thanh cho biết có ý kiến đề nghị phải có quy định nhằm bảo đảm yêu cầu sử dụng đất đai có hiệu quả, bảo đảm các thông số chung của quy hoạch phân khu, quy hoạch chung đã duyệt cho riêng khu vực quy hoạch; thực tế có trường hợp xin điều chỉnh chuyển loại hình nhà ở từ chung cư sang loại hình ở thấp tầng, nhà biệt thự dẫn tới sử dụng đất đai không hiệu quả.
Ngoài ra, cần quy định rõ tại dự thảo Luật trường hợp điều chỉnh cục bộ quy hoạch có bao gồm cả trường hợp dẫn đến việc điều chỉnh quy hoạch cấp trên hay không; nếu có thì trong phạm vi và với mức độ như thế nào, thực hiện quy trình điều chỉnh quy hoạch cấp trên trước hay thực hiện song song quy trình điều chỉnh./.
Tổng thống Ebrahim Raisi của Iran là nhà lãnh đạo quốc gia mới nhất thiệt mạng vì tai nạn máy bay.
Nga bắt 4 người nước ngoài liên quan vụ tấn công ở Matxcơva, đồng thời mở cuộc điều tra về việc liệu Ukraine và các nước phương Tây có liên quan hay không.
Sau hành trình đi thuyền buồm từ Philippines sang Việt Nam du lịch gặp sự cố và may mắn được ngư dân cứu, ông lão người Mỹ quyết định dừng hành trình trên biển, sẽ nhập cảnh vào Việt Nam và đi đường bộ.
Thông tin trên được Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an nêu tại Lễ tổng kết và trao giải cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng, chống ma túy, do Bộ Công an tổ chức sáng 5/12. Thứ trưởng Bộ Công an cho biết, trong những năm qua, do chịu tác động rất lớn từ tình hình ma túy thế giới và khu vực, nhất là áp lực từ vùng 'Tam giác vàng', tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy ở nước ta diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, khó lường, đã và đang gây...
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao đổi về vấn đề này khi tiếp ông Simon Harford, Giám đốc Quỹ Liên minh Năng lượng toàn cầu cho con người...
Phát hiện các cháu bị đuối nước nguy kịch, một số cháu đi chăn bò cùng đã báo người dân đi làm rẫy gần đó đến ứng cứu. Tuy nhiên,...
Sau gần hai năm điều tra, truy tố, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên xét xử ông Đỗ Anh Dũng (Chủ tịch Tập đoàn Tân Hoàng Minh) cùng con trai ông này là Đỗ Hoàng Việt với cáo buộc 'Lừa đảo chiếm đoạt tài sản'.
Nghiên cứu cho thấy Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam đang đứng đầu về mức độ hấp thụ hạt vi nhựa trên toàn cầu, bắt nguồn từ việc tiêu thụ nhiều hải sản.
Trung Quốc cho rằng sự tin tưởng và hợp tác lẫn nhau giữa các cường quốc hạt nhân thế giới là sự đảm bảo cơ bản cho việc duy trì ổn định chiến lược toàn cầu.