Lựa chọn ứng xử ở Biển Đông

10:20 24/11/2023

Tổng thống Philippines khẳng định đang tiếp cận Việt Nam và Malaysia để thúc đẩy một "bộ quy tắc ứng xử của riêng chúng tôi" ở Biển Đông.

Tàu hải cảnh Trung Quốc và xuồng của lực lượng tuần duyên Philippines gần bãi Cỏ Mây - Ảnh: AFP

Philippines, Việt Nam và Malaysia đều là thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Chuyện các nước ASEAN cố gắng quản lý va chạm trên biển, hoặc đối thoại một cách hòa bình trong các tuyên bố chủ quyền chồng lấn là điều không lạ.

Nhưng phát biểu của ông Marcos có thể khơi lại sự quan tâm của cộng đồng quốc tế với một câu chuyện cũ: Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Ai "ứng xử" với ai ở Biển Đông?

COC được kỳ vọng là một bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc về pháp lý, mang lại giải pháp quản lý xung đột hiệu quả để duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông. Đây là một trong những thỏa thuận quan trọng đối với mối quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN.

Dù vậy tại một sự kiện ở Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương Daniel K. Inouye (Hawaii) ngày 20-11, Tổng thống Philippines Marcos nhìn nhận tiến trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc đang chậm chạp, vì vậy Manila đã có "sáng kiến tiếp cận các nước khác trong ASEAN mà chúng tôi cũng có tranh chấp lãnh thổ", bao gồm Việt Nam và Malaysia. Ông Marcos cho rằng Philippines muốn cùng hai nước này tạo ra một bộ quy tắc ứng xử riêng.

Trong các phát biểu gần đây, Trung Quốc bày tỏ thiện chí và mong muốn đẩy nhanh đàm phán COC. Nhưng trong mắt một số nhà quan sát, tiến độ đàm phán diễn ra không nhanh như kỳ vọng.

Hơn 20 năm trôi qua, Biển Đông xuất hiện thêm những diễn biến phức tạp và gây lo ngại rằng việc các bên tìm thấy sự thống nhất quanh một bộ quy tắc ứng xử sẽ càng trở nên khó hơn, đòi hỏi đối thoại sâu hơn.

Trong phát biểu ở Hawaii, Tổng thống Marcos không quên đề cập tới những va chạm giữa nước này với Trung Quốc thời gian qua, và mô tả tình hình Biển Đông đang trở nên "khốc liệt hơn".

Đó là lý do Philippines cảm thấy cần phải phối hợp với các đồng minh và nước láng giềng khác để "ứng xử" đúng mực nhằm duy trì hòa bình, trước lúc có thể "ứng xử" như bộ quy tắc mà ông cho rằng không thể sớm hình thành.

Con đường khác tới COC

Sáng kiến của Philippines không dừng lại ở Việt Nam và Malaysia. Ý tưởng của ông Marcos là tìm thấy điểm chung với Việt Nam và Malaysia trong chuyện quản lý tranh chấp trước, sau đó nới rộng mô hình này ra các nước ASEAN khác. Về lý thuyết, đây có thể là một con đường thay thế cho lộ trình tiến tới COC hiện tại.

Trong các phát biểu liên quan tới tranh chấp Biển Đông lâu nay, cả Philippines, Việt Nam và Malaysia đều đề cao vai trò của luật pháp quốc tế, đặc biệt Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.

Việc thượng tôn pháp luật là xuất phát điểm tốt, có thể làm nền tảng cho các nước ASEAN khác tìm thấy đồng thuận và sớm hình thành nhận thức chung, quan điểm chung về cách ứng xử đúng luật. Nếu làm được điều này, từ một nhóm nhỏ (Philippines, Việt Nam và Malaysia), khuôn khổ thảo luận này có thể mở rộng và đáp ứng yêu cầu - lập trường của "nhóm lớn" với toàn bộ thành viên ASEAN, sau đó mở đường cho đàm phán với Trung Quốc.

Một cách dễ hình dung, nếu mô hình của Philippines được chào đón, "bộ quy tắc riêng" trong lòng ASEAN có thể tương tự một dạng nhất trí "tiến bộ" như trong Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Nghĩa là các nước tham gia sẽ chỉ có thể tiếp tục đàm phán dựa trên những gì đã thống nhất từ trước và cứ thế "tiến bộ" chứ không bàn lại. Nói cách khác, sự nhất trí ASEAN đạt được trong "bộ quy tắc riêng" ấy có thể được bảo vệ.

Một điều chắc chắn rằng mọi thảo luận về quy tắc ứng xử sẽ không thể bỏ qua Trung Quốc. Trả lời về bình luận của Tổng thống Philippines ngày 20-11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mao Ninh nhấn mạnh mọi nỗ lực tách khỏi khuôn khổ Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và tinh thần của DOC đều vô giá trị.

Phản ứng của Trung Quốc cho thấy ý tưởng bàn về "bộ quy tắc ứng xử riêng" mà Philippines vừa đưa ra nhiều khả năng không phải rào cản lớn đối với COC. Trong những phát biểu chính thức tới nay, các nước ASEAN vốn đã thể hiện sự tôn trọng đối với DOC, dù đây không phải một văn bản ràng buộc về mặt pháp lý.

Trung Quốc phản đối Philippines tuần tra

Ngày 23-11, Bộ tư lệnh Chiến khu Nam Bộ của Trung Quốc nói Philippines đã "đưa thế lực bên ngoài" vào tuần tra ở Biển Đông và khẳng định đây là hành động gây phức tạp tình hình kể từ ngày 21-11.

Phía Trung Quốc nhấn mạnh sẽ duy trì cảnh giác cao độ, "kiên quyết bảo vệ chủ quyền, quyền và lợi ích hàng hải, đồng thời bảo vệ hòa bình và ổn định" ở Biển Đông.

Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc ám chỉ Mỹ là "thế lực nước ngoài" trong tuyên bố trên, vì quân đội Mỹ và Philippines đã tổ chức tuần tra chung từ ngày 21-11 tại vùng biển gần Đài Loan.

Có thể bạn quan tâm
Học sinh dồn nữ giáo viên vào chân tường xúc phạm: Cô giáo từng bị hiệu trưởng kỷ luật

Học sinh dồn nữ giáo viên vào chân tường xúc phạm: Cô giáo từng bị hiệu trưởng kỷ luật

20:10 05/12/2023

Liên quan đến việc học sinh dồn giáo viên vào chân tường ở Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), cơ quan chức năng đang xác minh làm rõ. Tuy nhiên, trước đó cô giáo trong video từng bị nhà trường kỷ luật vì vi phạm đạo đức nhà giáo.

Nga phản bác tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngũ cốc

Nga phản bác tuyên bố của Thổ Nhĩ Kỳ về thỏa thuận ngũ cốc

06:40 15/07/2023

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết đã nhất trí với Tổng thống Nga nên gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. Điện Kremlin sau đó đính chính.

Hàng vạn người chen chân xem pháo hoa chào đón năm mới 2024

Hàng vạn người chen chân xem pháo hoa chào đón năm mới 2024

08:40 01/01/2024

TPHCM - Thời khắc chuyển giao sang năm mới 2024 , bầu trời TPHCM rực rỡ với màn pháo hoa rợp trời. Hàng vạn người dân và du khách chiêm...

Nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Argentina

Nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ giữa Việt Nam và Argentina

07:30 25/04/2023

Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống Argentina nhất trí làm sâu sắc hơn nữa quan hệ chính trị-ngoại giao, giao lưu nhân dân, đồng thời tận dụng lợi thế có các mặt hàng có thể bổ trợ lẫn nhau.

Nóng Sài Gòn: Tiến độ cây cầu hơn 900 tỉ đồng sắp được thông xe ở TPHCM

Nóng Sài Gòn: Tiến độ cây cầu hơn 900 tỉ đồng sắp được thông xe ở TPHCM

05:30 27/06/2024

Tin tức Nóng Sài Gòn ngày 26.6: Tiến độ cây cầu hơn 900 tỉ đồng sắp được thông xe ở TPHCM; TPHCM học kinh nghiệm của Trung Quốc để làm...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng Thư ký Hạ viện Maroc

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Tổng Thư ký Hạ viện Maroc

16:10 21/06/2024

Bày tỏ vui mừng trước những phát triển tích cực trong quan hệ 2 nước, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn đẩy mạnh quan hệ quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Maroc.

Lầu Năm Góc phát hiện một số vũ khí gửi Ukraine bị đánh cắp

Lầu Năm Góc phát hiện một số vũ khí gửi Ukraine bị đánh cắp

10:50 21/07/2023

Tội phạm, chiến binh tình nguyện và những kẻ buôn bán vũ khí ở Ukraine đã đánh cắp một số vũ khí và thiết bị do phương Tây cung cấp cho Ukraine.

Đường Vành đai 4 hơn 85.000 tỉ sau gần 1 năm khởi công giờ ra sao?

Đường Vành đai 4 hơn 85.000 tỉ sau gần 1 năm khởi công giờ ra sao?

05:30 22/05/2024

Sau gần một năm khởi công, dự án đường Vành đai 4 - vùng thủ đô đoạn qua Hà Nội đang dần thành hình. Ghi nhận thực địa dự án trên của Tuổi Trẻ Online tại các quận huyện có chỉ giới đi qua, máy móc, công nhân đang làm việc ngày đêm để đưa dự án về đích.

Trung bình 8,3 điểm mỗi môn mới trúng tuyển lớp 10 Trường Lương Thế Vinh

Trung bình 8,3 điểm mỗi môn mới trúng tuyển lớp 10 Trường Lương Thế Vinh

19:30 02/07/2024

Trường THCS – THPT Lương Thế Vinh tuyển sinh cao nhất với mức điểm chuẩn 25, có nghĩa trung bình mỗi môn đạt 8,3 điểm mới trúng tuyển.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới