Sơn La - Với mục tiêu xóa nạn mù chữ trên địa bàn, năm vừa qua, huyện biên giới Sông Mã tổ chức mở các lớp học đặc biệt, những học viên đầu tiên nay đã quen với con chữ.
Bắt đầu từ thời điểm cuối chiều vào các ngày trong tuần, lớp học xóa mù chữ tại Điểm trường Sum Pàn thuộc Trường Tiểu học bản Mé (xã Nà Nghịu, huyện Sông Mã, Sơn La) lại được sáng đèn. Lớp học với 50 học viên, tất cả đều là bà con dân bản sinh sống gần trường.
Học viên trong lớp có độ tuổi từ 20 trở lên, người cao tuổi nhất năm nay đã 61. Tuy là các thế hệ khác nhau nhưng họ đều có chung mong ước được biết chữ, mở mang kiến thức, để từ đó phát triển kinh tế xã hội, ổn định cuộc sống. Bởi vậy, những học viên tại Điểm trường Sum Pàn luôn đến lớp đầy đủ.
Thế nhưng, những người thành lập lớp học đã gặp không ít gian truân mới có được thành quả như ngày hôm nay. Họ phải đến từng nhà vận động, giải thích về ý nghĩa quan trọng của con chữ, đây là điều quan trọng hơn cả để người dân đi học.
Khi đã đến lớp thì việc bỏ bê là không tránh khỏi. Hơn 6 tháng lớp học xóa mù chữ hoạt động, cũng không ít thời điểm ban lãnh đạo nhà trường, chính quyền địa phương, các già làng đã phải đến tận nhà các học viên để vận động tiếp tục đến trường do học viên bận chuyện gia đình hay quá trình học khó tiếp thu.
Ở tuổi 61, bà Lường Thị Diên (trú bản Mé, xã Nà Nghịu) vẫn ngày ngày kiên trì tới lớp học. Dù tuổi đã cao, nhưng bà nghĩ, mình phải là tấm gương để các thế hệ sau noi theo, không chỉ là học tập mà còn cố gắng vươn lên trong cuộc sống.
“Mắt tôi đã kém, trí nhớ cũng không còn tốt nữa nên việc học chữ khá khó khăn. Nhưng biết đây là việc nên làm và được cô giáo hướng dẫn tận tình nên sau hơn 6 tháng, tôi đã biết viết, biết đọc. Khi về nhà lại cùng cháu nội học bài, 2 bà cháu càng thêm thân thiết” - bà Diên nói.
Trong quá trình dạy chữ tại lớp học đặc biệt này, cô Hà Thị Hoàn cũng gặp không ít khó khăn như: Có nhiều lứa tuổi trong lớp, học viên không biết tiếng Kinh... nên không thể dạy theo cách thông thường. Cô phải hướng dẫn nhiều lần, đồng thời sử dụng ngôn ngữ cơ thể, hiện vật trực quan để có thể diễn đạt cho các học viên hiểu được ý nghĩa của các câu các từ.
Những đôi tay khô ráp chỉ biết cầm quốc, cầm dao mà qua bàn tay hướng dẫn tận tình của cô giáo đã có thể viết ra những chữ cái mềm mại. Dù chữ chưa được đẹp, viết chưa được nhanh nhưng chất chứa bao sự cố gắng từng ngày của những học viên.
“Hầu hết mọi người đều khá chịu khó học chữ, bởi vậy mà đến nay cả lớp đều đã biết viết, biết đọc cơ bản” - cô Hà chia sẻ.
Trong lớp cũng không hiếm những trường hợp đặc biệt như bà Diên. Bỏ qua những khó khăn cuộc sống, sắp xếp lại thời gian sinh hoạt, vợ chồng anh Sồng A Chư (37 tuổi, trú bản Hua Pàn) đã cùng nhau đến lớp. Bởi lẽ: “Là con người, nếu không biết chữ thì cũng chỉ như con trâu thôi, đi ngoài đường thấy biển chỉ dẫn mà chẳng biết đọc. Biết chữ còn có thể giúp tôi giao lưu, học hỏi, buôn bán nữa” - anh Chư nói.
Hay như trường hợp chị Sồng Thị Giàu (33 tuổi) phải mang con nhỏ 3 tuổi đi cùng đến lớp học. Biết là còn nhiều vướng bận, vất vả nhưng vì con chữ, vì tương lai của bản thân và các thế hệ sau này, họ vẫn luôn cố gắng từng ngày.
Ông Nguyễn Công Viên - Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Sông Mã cho hay: "Lớp học xóa mù chữ là chương trình đã có từ trước, thời gian gần đây, địa phương đã rà soát lại và tiếp tục thực hiện. Chương trình không chỉ giúp bà con biết chữ, mà từ đó giúp họ tiếp cận sự tiên tiến của xã hội, phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Đây còn là bước đà nhảy vọt cho các thế hệ đồng bào sau này".
Tháng 10.2022, UBND huyện Sông Mã đã ra Quyết định mở 4 lớp xóa mù chữ cho người đồng bào dân tộc tại xã Nà Nghịu và Đứa Mòn, với sự tham gia của 228 học viên.
Theo khảo sát vào tháng 5.2022, tỉ lệ mù chữ của người dân trên địa bàn huyện Sông Mã là 7,84%. Với nhu cầu học chữ của người dân, trong năm học 2023 - 2024, UBND huyện đã có kế hoạch mở 13 lớp với 650 học viên và sẽ tiếp tục mở thêm lớp học đến năm 2025.
9 trường của Đại học Đà Nẵng lấy điểm sàn từ 15 đến 23, cao nhất là trường Y Dược với mức 19 đến 23 điểm.
3 em học sinh cấp 2 ở Cà Mau vừa vinh dự đại diện cho hàng nghìn em thiếu nhi của vùng đất địa đầu cực Nam tổ quốc về Điện Biên tham dự Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần V năm 2024, do Hội đồng Đội Trung ương tổ chức.
Theo dự báo của các chuyên gia, điểm chuẩn đại học phương thức xét điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 sẽ tăng nhẹ hoặc giữ nguyên so với năm ngoái.
Sư phạm Lịch sử lấy điểm chuẩn cao nhất Đại học Vinh với 28,71, cao hơn năm ngoái 0,59 điểm. Các ngành còn lại từ 16 đến 28,5.
Công an TP Thủ Đức, TP.HCM đang trích xuất camera, điều tra nguyên nhân ô tô nghi cán tử vong nam sinh viên rồi rời khỏi hiện trường. Thông tin ban đầu, khoảng 22h40 phút ngày 29/2, tại cầu Kênh 1 tấn (thuộc phường Phú Hữu, TP Thủ Đức), người dân phát hiện nam thanh niên nằm úp mặt dưới đường, chân đè lên chiếc xe máy bị đổ. Tới kiểm tra thì thấy nam thanh niên đã tử vong. Sau đó họ trình báo cơ quan chức năng. Nhận được tin báo, Công an phường...
UBND tỉnh Đắk Nông vừa ban hành quyết định phê duyệt bán đấu giá quyền sử dụng đất đối với 12 thửa đất biệt thự thuộc khu tái định cư...
Tiệm xôi xiêm truyền qua hai thế hệ, công thức ban đầu có được từ một người Campuchia di cư đến TP HCM những năm 1970.
Sau nhiều ngày mưa lớn, khu vực vườn nhà ông Hồ Bình Hiền tại xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy bất ngờ xuất hiện một 'hố tử thần' sâu khoảng 12m.
Cha bị đột quỵ qua đời. Mẹ may mà giữ được mạng sống nhưng sức khỏe ngày càng yếu dần sau một tai nạn giao thông. Hai điểm tựa tưởng chừng vững chãi nhất đời mình bỗng chốc như tan biến, vụn vỡ.