Lợn bướu bố chạy ra khỏi hang trước tiên, trong khi lợn bướu mẹ và 2 con non không kịp thoát khỏi móng vuốt của báo hoa mai.
Nhiếp ảnh gia Caspar Siebel ghi hình chuyến săn khác thường của báo hoa mai trong khu bảo tồn thiên nhiên Sabi Sand, Nam Phi, Latest Sightings hôm 27/12 đưa tin. Siebel cùng bố và hướng dẫn viên đang tham quan khu bảo tồn bằng xe thì phát hiện báo hoa mai đi dọc theo con đường mòn. Nhận thấy con vật đang trong trạng thái đi săn, nhóm tham quan quyết định bám theo. Sau khoảng nửa tiếng, họ thấy báo hoa mai đến gần hang của lợn bướu.
"Báo hoa mai đi quanh hang và gây náo động ở lối thoát hang phía đối diện chúng tôi. Nó cố gắng dụ lợn bướu chạy ra lối thoát gần phía chúng tôi nhất, và đó chính xác là những gì đã xảy ra. Lợn bướu bố chui ra đầu tiên rồi phóng đi nhanh nhất có thể về phía những bụi rậm", Siebel kể lại.
Bầy lợn bướu con cố gắng chạy theo bố nhưng không kịp. Khi con non đầu tiên chui ra, báo hoa mai đã ở đó và nhanh chóng vồ lấy. Con non thứ hai cũng lao ra nhưng khi thấy kẻ săn mồi đang ngoạm anh chị em của mình trong miệng, có vẻ nó đông cứng vì sợ hãi, Siebel nhận định.
Báo hoa mai thường không muốn mạo hiểm để mất con mồi và sẽ tha chúng lên cây ngay khi bắt được. Tuy nhiên, lần này mọi chuyện không diễn ra như vậy. Báo hoa mai thả con mồi đầu tiên xuống vì biết nó bị thương quá nặng, không thể đi đâu, sau đó nhanh chóng tóm lấy con non thứ hai. Tiếp đó, lợn bướu mẹ cũng chọn sai thời điểm để chui ra từ lối phía sau. Báo hoa mai lúc này đã hạ gục cả hai con non và ngay khi nghe thấy tiếng lợn bướu mẹ, kẻ đi săn bỏ con non thứ hai lại rồi nhanh chóng lao tới vồ con mồi cuối cùng.
Báo hoa mai (Panthera pardus) phân bố ở châu Phi và châu Á. Chúng là những kẻ săn mồi cơ hội, thường đi săn dưới mặt đất hoặc trên cây. Báo hoa mai rất giỏi leo trèo. Ban ngày, chúng dành phần lớn thời gian để nghỉ ngơi dưới những tảng đá hoặc ở nơi râm mát giữa các cành cây. Ban đêm, chúng thường đi săn thay vì ngủ. Con mồi của chúng gồm linh dương, hươu, lợn rừng, thỏ, cá, chim và một số sinh vật khác.
Lợn bướu thông thường (Phacochoerus africanus) thuộc họ Lợn (Suidae), phân bố chủ yếu ở khu vực châu Phi hạ Sahara. Dù có vẻ ngoài dữ tợn, chúng chỉ ăn thực vật. Chúng có khả năng thích nghi tốt và có thể chịu khát trong thời gian dài. Thời gian mang thai của lợn bướu cái kéo dài 5-6 tháng. Chúng thường đẻ 4 con một lứa hoặc ít hơn. Lợn bướu cái sẽ cho con bú trong khoảng 4 tháng.
Thu Thảo (Theo Latest Sightings)
Đọc bài gốc tại đây.
Các nhà khảo cổ đã khai quật được tàn tích của một pháo đài La Mã ở Đức từng được dùng để chống lại những kẻ xâm lược man rợ.
Tàu khu trục HMS Keith của Anh chìm cách đây hơn 80 năm trong cuộc di tản Dunkirk hay còn gọi là chiến dịch Dynamo đang bị xuống cấp trong thập kỷ gần đây.
Trong khuôn khổ thời gian nhất định, các chú robot có nhiệm vụ khuân vật nặng, leo dây mô tả hoạt động cứu người trong hỏa hoạn để chinh phục ban giám khảo...
Nhiệm vụ phòng thủ hành tinh đầu tiên của Trung Quốc đang dần thành hình, hướng tới vừa quan sát vừa đâm vào một tiểu hành tinh gần Trái Đất với một lần phóng.
Ngày 11/9, tại Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE, ở TP. Quy Nhơn) diễn ra Hội thảo “Khoa học vì hòa bình” với chủ đề “An ninh và mất an ninh nguồn nước: Tái thiết sự chung sống hòa bình với khoa học”.
Quyết tâm chuyển đổi số để người nông dân đỡ cực khổ Nếu như cách đây vài năm, những người biết tới na Chi Lăng tại Hà Nội, TP.HCM, dù thích cũng khó khăn trong việc mua được loại đặc sản này thì giờ đây đã dễ dàng hơn rất nhiều. Thương mại điện tử phát triển, người nông dân dễ dàng đưa sản phẩm của mình lên các nền tảng số để giới thiệu với người tiêu dùng cả nước. Việc người dân đồng bào dân tộc thiểu số lên Facebook, TikTok… để livestream bán...
Loài bò sát biển được mệnh danh là rồng Trung Quốc có chiếc cổ dài 2,3 m với 32 đốt sống cổ, giúp phục kích con mồi dưới nước.
Nghiên cứu mới về một xác tàu đắm huyền thoại hé lộ mối liên hệ với sự nổi lên của cướp biển vùng Caribe, từng tập trung ở thị trấn cảng Nassau ngày nay nằm ở Bahamas.
“Việt Nam đã lấy đà và tôi tin rằng sẽ cất cánh trong tương lai gần” - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai Khanh, kiều bào Nhật Bản, chia sẻ trong...