“Việt Nam đã lấy đà và tôi tin rằng sẽ cất cánh trong tương lai gần” - Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai Khanh, kiều bào Nhật Bản, chia sẻ trong phiên trao đổi về "Vai trò của kiều bào đối với sự phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam" tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài toàn thế giới lần thứ 4, Diễn đàn Trí thức và Chuyên gia Việt Nam ở nước ngoài năm 2024 tổ chức từ ngày 21-24.8 tại Hà Nội.
Hiến kế cho phát triển lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Mai Khanh - chuyên gia về phát triển sản phẩm, Tập đoàn Marvell Technology - nhấn mạnh: "Chúng ta cần tập trung vào thiết kế, đóng gói, kiểm thử và tập trung vào một mảng làm mũi nhọn, là lợi thế của sinh viên Việt Nam, của các bạn trẻ Việt Nam, cụ thể là thiết kế vi mạch mảng tín hiệu liên tục và tần số cao, xác định một ngách mà Việt Nam có thể là lợi thế, tránh được sự cạnh tranh của các nước bạn”.
Ông Khanh chỉ ra, Việt Nam cần có sự hợp tác chặt chẽ với các tập đoàn công nghệ ở trong nước và nước ngoài, và các viện, các trường đại học, có thể tham khảo một số mô hình thiết kế vi mạch của các nước lân cận. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần có một mô hình đặc biệt cho môi trường, văn hóa Việt Nam. “Việt Nam đã lấy đà và tôi tin rằng sẽ cất cánh trong tương lai gần” - ông Khanh nói.
Ông Dương Minh Tiến - kiều bào Hàn Quốc, chuyên gia về đóng gói chip Samsung Electro-Mechanics - lưu ý, theo các dự báo, năm 2028, nhu cầu của thị trường chip toàn cầu sẽ vượt quá năng lực sản xuất, từ đó sẽ có làn sóng đầu tư mở rộng nhà máy và ông hy vọng Việt Nam sẽ chuẩn bị sẵn nguồn lực, tận dụng cơ hội để đón làn sóng đầu tư mạnh mẽ này.
Ông Tiến chỉ ra, trong những năm qua, Việt Nam đã thu hút thành công các công ty điện tử lớn đầu tư vào đóng gói chip và substrate (chất nền-bóng lưới chip bán dẫn) như Intel (1,5 tỉ USD), Samsung (2,3 tỉ USD), Amkor (1,6 tỉ USD), Hana Micron (1 tỉ USD)... “Đây cũng là những công ty sẽ giúp Việt Nam nâng cao kinh nghiệm cho nhân lực Việt Nam đồng thời phát triển chuỗi cung ứng cho Việt Nam” - ông Tiến nói.
Kiều bào Hàn Quốc lưu ý, trong lĩnh vực bán dẫn, ngoài các quốc gia, vùng lãnh thổ truyền thống như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản và Đài Loan (Trung Quốc), Việt Nam có khả năng thu hút thêm đầu tư từ Israel. Một thế mạnh khác của Việt Nam để thu hút đầu tư là rất gần Thung lũng Silicon của Trung Quốc (Quảng Châu - Thẩm Quyến - Đông Hoản) - phù hợp cho chiến lược Trung Quốc+1 của các công ty lớn.
Một kiều bào Hàn Quốc khác, Tiến sĩ Nguyễn Thành Tiến từ Samsung Display, nhấn mạnh, để phát triển trong lĩnh vực bán dẫn ở Việt Nam, cần có sự kết hợp giữa doanh nghiệp và các trường đại học.
Về đào tạo bán dẫn ở Hàn Quốc, trong khi các đại học lớn như Đại học Quốc gia Seoul, Đại học Yonsei… chuyên cung cấp nhân sự ngành bán dẫn cho những tập đoàn lớn như Samsung, SK Hynix, LG… thì các công ty vừa và nhỏ, với sự giúp đỡ của chính phủ, sẽ hướng tới nhân sự tại các đại học địa phương, nơi đào tạo một số chuyên ngành cụ thể.
Ngoài ra, Hàn Quốc có các mô hình để nhân lực ngành bán dẫn chuyển đổi lĩnh vực làm việc, với các trung tâm đào tạo của Hiệp hội Bán dẫn Hàn Quốc trải dài khắp đất nước, có các khóa đào tạo đa dạng từ ngắn hạn tới dài hạn.
Trong khi đó, ông Eric Nguyen - kiều bào Đức, thành viên Mạng lưới Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Đức - khẳng định nhu cầu cấp thiết về một mạng lưới toàn cầu của các chuyên gia người Việt Nam trong lĩnh vực bán dẫn. "Khi có được mạng lưới giải quyết từ khâu A tới Z, chúng ta sẽ giải quyết được bài toán bán dẫn cho nhà nước Việt Nam" - ông nói.
Kiều bào Đức lưu ý thêm, khai thác nguồn đất hiếm đang bị bỏ quên trong lĩnh vực bán dẫn ở Việt Nam. Nguồn đất hiếm của Việt Nam đang có trữ lượng 18%, chỉ sau Trung Quốc, nhưng công nghệ khai thác của Việt Nam còn rất sơ khai. Ông đề xuất Nhà nước và các nhà khoa học ngồi lại để đưa ra đề án khai thác nguồn đất hiếm hiệu quả. Theo ông, Việt Nam có thể tận dụng mối quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, Mỹ, Canada - những nước đang làm chủ công nghệ khai thác đất hiếm - để học hỏi kinh nghiệm.
Một trong những nhiệm vụ chính trong chuyến thám hiểm lần này là xây dựng một trạm nghiên cứu mới ở Nam Cực gần Biển Ross, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 2/2024.
Câu hỏi về động vật nghe đơn giản nhưng khiến các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực bối rối và câu trả lời vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng.
13h ngày 6/10 theo giờ địa phương (18h giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã công bố người giành giải Nobel Văn học 2023 thuộc về nhà văn, nhà soạn kịch Jon Fosse người Na Uy với những vở kịch và văn xuôi sáng tạo của ông. 'Tác phẩm đồ sộ của ông, viết bằng tiếng Na Uy và trải dài trên nhiều thể loại, bao gồm vô số vở kịch, tiểu thuyết, tuyển tập thơ, tiểu luận, sách thiếu nhi và các bản dịch. Ngày nay, ông là một trong...
Nhu cầu trung tâm dữ liệu phục vụ AI tăng mạnh thúc đẩy Liên minh châu Âu EU nghiên cứu phương án lưu trữ trên không gian để giảm tiêu thụ điện.
Đàn voi 7 con của ông Đạt (xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) là một trong những đàn voi thuần dưỡng lớn nhất Việt Nam thuộc về một cá nhân sở hữu.
Công trình chụp ảnh chim thiên đường của nhiếp ảnh gia Tim Laman đóng góp quan trọng cho việc nghiên cứu và bảo tồn loài chim này.
Công ty Nueva Pescanova đang đối mặt sự phản đối từ nhiều tổ chức động vật với kế hoạch xây dựng trang trại sản xuất 3.000 tấn bạch tuộc mỗi năm.
Ngọn lửa ngầm ở Centralia, Pennsylvania, Mỹ đã bùng cháy từ năm 1962 tới nay. Sau nhiều lần cố gắng dập lửa không thành, chính quyền cũng đành buông tay, khiến nơi sôi động một thời này biến thành 'thị trấn ma'.
Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ (ASISOV) nghiên cứu thành công hạt giống hành tím thay thế củ giống, giúp giảm nhân công, năng suất tăng gấp đôi.