Dư luận bàng hoàng khi xảy ra liên tiếp 2 vụ tai nạn đuối nước thương tâm mà nạn nhân là học sinh bậc phổ thông tại Hà Nội và Nghệ An ngay trước thềm năm học mới. Câu hỏi về vấn đề an toàn học đường một lần nữa lại được đặt ra và câu trả lời không thể chỉ từ trường học để đảm bảo mỗi ngày học sinh đến trường là một ngày vui, an toàn.
Liên tiếp các vụ tai nạn thương tâm trong trường học
Trong vụ việc học sinh đuối nước ở Hà Nội, điều khiến dư luận bức xúc, là em gặp nạn ngay trong tiết học bơi ở trường. Thầy giáo liên tục sử dụng điện thoại, không chú ý đến học sinh thực hành dưới bể, nên không kịp thời phát hiện, xử lý sự cố.
Là phụ huynh có 2 con trong độ tuổi đến trường, chị Phạm Minh Huệ (huyện Nông Cống, Thanh Hoá) cảm thấy vô cùng xót xa trước vụ việc nam sinh lớp 9 tử vong ngay trong tiết học bơi đồng thời lo ngại về công tác quản lý hồ bơi cũng như đảm bảo an toàn cho học sinh trong các trường học hiện nay.
Theo chị Huệ, trách nhiệm trước hết thuộc về nhà trường khi không đảm bảo an toàn của khu hoạt động ngoài trời: Bể bơi không có phao cứu hộ, không có người giám sát, giáo viên ngang nhiên sử dụng điện thoại mà không bị nhắc nhở...
Trước hai vụ đuối nước ở Hà Nội và Nghệ An, đã liên tiếp xảy ra những vụ tai nạn học đường, khiến nhiều phụ huynh, học sinh lo lắng. Như hồi tháng 4.2023, cây điệp ở bên trong tường rào khuôn viên Trường THCS Trần Văn Ơn (phường Đa Kao, Quận 1, TPHCM) bất ngờ đổ ra đường đè xe máy và học sinh, phụ huynh, người dân lưu thông qua lại tại khu vực này, khiến 7 người bị thương.
Còn tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (Quận 1, TPHCM), vào cuối tháng 4.2023, thầy trò nhà trường được phen tá hỏa khi đốn hạ mới phát hiện 3 cây phượng lâu năm tại khuôn viên trường, thân cây bị mục rỗng nghiêm trọng, trong khi bên ngoài cây vẫn xanh tốt, ra hoa.
Hay thời gian gần đây còn xảy ra các vụ mất an toàn thực phẩm; giả danh giáo viên gọi điện cho phụ huynh học sinh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản; lôi kéo học sinh sử dụng thuốc lá điện tử... khiến học sinh, phụ huynh lo lắng.
Lời giải nào cho bài toán an toàn học đường?
Ông Huỳnh Thanh Phú - Hiệu trưởng trường THPT Bùi Thị Xuân, Quận 1, TPHCM - cho biết, an toàn học đường thể hiện ở việc ngôi trường đó không còn xảy ra những vấn đề như bạo lực học đường và để giải quyết được vấn đề này đòi hỏi công tác tuyên truyền phải thực hiện liên tục, thường xuyên. Tuy nhiên, theo ông Phú, để thực hiện được điều này không phải dễ dàng.
“Ở chương trình giáo dục phổ thông mới không có tiết sinh hoạt dưới cờ, tiết sinh hoạt chủ nhiệm. Như vậy cách tuyên truyền toàn trường hay việc sân khấu hóa các chuyên đề khi mời các chuyên gia đến báo cáo thì rất hạn hẹp. Điều này đang gây khó cho nhà trường.
Chúng ta phải chống, chứ không phải chờ xảy ra sự cố rồi mới tìm cách giải quyết, tìm cách kỷ luật học sinh. Do đó, phải làm sao để xây dựng được trường học hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Để làm được điều này các trường phải thực hành nhiều hơn. Thực hiện nhiều hoạt động để các em học sinh tham gia, các em thấy được hạnh phúc khi đang học tập, từ đó hạn chế được những vấn đề như bạo lực học đường” - ông Huỳnh Thanh Phú nói.
TS Nguyễn Tùng Lâm - Phó Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục học Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Ba Đình, Hà Nội) - nhìn nhận, vụ việc thương tâm vừa xảy ra là bài học kinh nghiệm để mỗi trường rà soát lại quy trình bảo vệ an toàn cho học sinh.
“Bơi lội, cây đổ, điện giật, hay thậm chí sàn nhà được lau chưa khô dễ gây trơn, trượt… đều là những mối nguy hại đến học sinh. Trách nhiệm của nhà trường là phải đảm bảo an toàn cho học sinh” - thầy Lâm nói.
Theo thầy Lâm, hiệu trưởng cần có phương án cụ thể, quy định trách nhiệm của từng bộ phận, từ người gác cổng, người thu dọn trường lớp… Nếu phát hiện bất kỳ mối nguy hại nào cho học sinh, cần xử lý triệt để, tránh xảy ra sự việc đau lòng.
“Về cơ sở vật chất, cần có quy trình kiểm tra cụ thể, từ quạt trần, điều hoà, phòng học... Đặc biệt, với bể bơi, cần có phao bơi, người trực tiếp cứu hộ. Cần đảm bảo trách nhiệm của từng người, từng khâu. Sự an toàn cho học trò phải được đặt lên trên hết” - TS Nguyễn Tùng Lâm nêu quan điểm.
2 giải pháp về vấn đề bạo lực học đường
Tại cuộc gặp gỡ, đối thoại giữa Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn với các nhà giáo, cán bộ toàn ngành vừa diễn ra, vấn đề bạo lực học đường, lối sống của thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại mạng xã hội phát triển được các thầy cô đưa ra. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn đã đưa ra 2 giải pháp:
Một là, cung cấp cho học sinh các kỹ năng cần thiết để tự xử lý các vấn đề phải đối mặt trong cuộc sống, trong đó có kỹ năng khi tham gia vào mạng xã hội.
Hai là, tăng cường tư vấn tâm lý học đường, trong đó cần tập huấn, bồi dưỡng tâm lý học cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý trường học trên toàn quốc.
Người đứng đầu ngành giáo dục cũng nhấn mạnh vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xử lý các vụ việc bạo lực học đường và khẳng định kỹ năng xử lý vấn đề của giáo viên chủ nhiệm là khâu then chốt, mang tính quyết định khi một vụ việc bạo lực học đường xảy ra. Do đó, kỹ năng này cần được tập huấn, nâng cao vai trò và kỹ năng xử lý vấn đề của giáo viên chủ nhiệm. Cùng với đó, trang bị cho các em học sinh về thái độ đúng đắn khi tham gia mạng xã hội. T.VÂN
Chiếc ô tô của một gia đình ở TP Vinh, Nghệ An bỗng dưng 'biến mất' sau một đêm, được phát hiện tại một trạm y tế xã cách nhà khoảng 50km.
Chiều 14/1, thông tin từ Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an, trong 4 ngày thực hiện cao điểm Tết Nguyên đán 2024 (từ 11/1 đến nay), lực lượng chức năng toàn quốc đã xử lý 39.981 trường hợp vi phạm trật tự, an toàn giao thông đường bộ; phạt tiền 88,3 tỷ đồng; tạm giữ 13.087 phương tiện, tước 8.032 giấy phép lái xe các loại. Trong số này, có 9.098 trường hợp tài xế vi phạm về nồng độ cồn, 8.239 trường hợp vi phạm về tốc độ và 47 trường hợp...
Một thanh niên ở Gia Lai đã bị phạt tiền do sử dụng trái phép trang phục công an để chụp ảnh và đăng lên mạng xã hội rồi dọa nạt người khác.
Đã xuống giống 4.000ha lúa hè thu sớm và có nguy cơ thiệt hại, tỉnh Bạc Liêu yêu cầu kiên quyết vận động người dân không tiếp tục xuống giống 5.000ha còn lại bởi hạn hán còn tiếp diễn trong thời gian tới.
Từ nơi sâu thẳm giữa núi rừng Tây Nguyên, bà con đồng bào Ba Na những ngày này nhớ về chuyến thăm xã nghèo Ayun, huyện Chư Sê (Gia Lai) của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 4-2017.
Vừa nhận được kết quả trúng tuyển Bác sĩ nội trú, hay vừa trở thành tân sinh viên, giảng đường đại học bỗng chốc lại vời xa với các em trong vụ cháy chung cư mini tại phố Khương Hạ, quận Thanh Xuân, Hà Nội vừa qua.
3 cựu công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, Hà Nội bị cáo buộc 'Trộm cắp tài sản'.
Sau 8 năm theo đuổi vụ kiện, một người đàn ông bị mất một nửa đốt ngón cái được bồi thường 1,9 triệu USD.
Theo thời báo VTV, Bốn sân bay Vân Đồn, Cát Bi, Nội Bài, Thọ Xuân sẽ tạm dừng khai thác tàu bay trong một số khung giờ ngày 7/9, theo quyết định của Cục Hàng không Việt Nam. Chiều 5/9, Cục Hàng không Việt Nam họp triển khai phương án phòng chống, ứng phó bão Yagi.
Đọc bài gốc tại đây.