Ngày 24/2, đúng 3 năm từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Anh cùng Australia và New Zealand đồng loạt tung ra các biện pháp trừng phạt mới nhằm vào Moscow.
![]() |
Nga hứng chịu loạt đòn trừng phạt mới từ Anh và các nước châu Đại Dương. (Nguồn: Globsec) |
Hãng tin Reuters dẫn thông cáo của chính phủ Anh cho biết, London sẽ cấm nhập cảnh đối với những cá nhân hỗ trợ đáng kể cho nhà nước Nga hoặc giàu lên nhờ nhà nước Nga.
Tin liên quan |
![]() |
Những cá nhân tiếp cận các quan chức cao nhất trong chính phủ Nga cũng sẽ bị trừng phạt, bao gồm các chính trị gia cấp cao, quan chức và doanh nhân.
Theo thông cáo, biện pháp mới sẽ bổ sung cho các lệnh trừng phạt hiện tại của Anh đối với "giới tinh hoa" Nga.
Trong khi đó, tại Australia, Thủ tướng Anthony Albanese, Ngoại trưởng Penny Wong và Bộ trưởng Quốc phòng Richard Marles đã ra thông cáo chung tuyên bố áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt tài chính có mục tiêu và cấm đi lại đối với 70 cá nhân, 79 thực thể liên quan Nga.
Đây là gói trừng phạt lớn nhất của Australia kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, nhằm vào các cá nhân ủng hộ chính quyền do Nga thành lập ở các vùng do Moscow kiểm soát ở miền Đông Ukraine và bán đảo Crimea. Các biện pháp trừng phạt nhằm vào những cá nhân và thực thể có liên quan việc tăng cường hợp tác quân sự giữa Nga-Triều Tiên.
Bên cạnh đó, thông cáo chung khẳng định, Australia cam kết tiếp tục sát cánh cùng Ukraine, cung cấp 1,5 tỷ AUD giúp Ukraine tự vệ, trong đó hơn 1,3 tỷ AUD (khoảng 956 triệu USD) để hỗ trợ quân sự với các trang thiết bị quan trọng trên thực địa và huấn luyện lực lượng Ukraine.
Ở quốc gia láng giềng, New Zealand, Ngoại trưởng Winston Peters thông báo áp đặt gói trừng phạt mới đối với Moscow, nhắm vào 27 cá nhân và 25 pháp nhân, bao gồm các công ty Nga liên quan xuất khẩu năng lượng, cũng như các quan chức quân sự cấp cao Triều Tiên bị cáo buộc có liên quan việc hỗ trợ Nga.
Ngoài ra, Ngoại trưởng Winston Peters cũng công bố khoản đóng góp 3 triệu USD cho Quỹ ủy thác để viện trợ, phục hồi, tái thiết và cải cách Ukraine (URTF) do Ngân hàng thế giới quản lý.
Luigi Mangione, nghi phạm bắn CEO UnitedHeathcare, gây chú ý trên mạng xã hội khi hầu tòa với trang phục bảnh bao, mặc áo chống đạn.
Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24h qua.
Với doanh nhân Dmitry ở Siberia, chiến sự Ukraine đem lại nhiều phiền toái hơn bất kỳ điều gì khác, dù ông sống cách nơi giao tranh hàng nghìn km.
Chiến tranh tại Ukraine chính thức bước sang năm thứ tư, cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người và thiệt hại nhiều tỉ USD.
Nghi phạm ném vật thể gây nổ tại tổng lãnh sự quán Nga ở Marseille, Moskva nói sự việc có dấu hiệu khủng bố và yêu cầu Paris điều tra.
Syria tổ chức Hội nghị Đối thoại quốc gia kéo dài 2 ngày từ chiều 24/2, đánh dấu bước tiến quan trọng trong tiến trình tái thiết đất nước sau những biến động chính trị gần đây.
Quân đội Nga đã tấn công Ukraine bằng khoảng 185 máy bay không người lái (drone) Shahed và các loại drone khác từ tối 23 sang ngày 24-2.
Một người mẹ ở Trung Quốc gây tranh cãi khi dừng xe ngay trên đường cao tốc để đánh con trai sau khi cậu bé không chịu về nhà và dọa nhảy khỏi xe.
Tròn 3 năm Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, Moscow khẳng định muốn có một thỏa thuận giải quyết nguyên nhân gốc rễ xung đột, còn Kiev tuyên bố vẫn nhìn thấy cơ hội thực sự để bảo đảm hòa bình.