Các nước Mỹ Latin phản đối cảnh sát vũ trang Ecuador đột kích vào đại sứ quán Mexico để bắt cựu phó tổng thống đang tị nạn tại đây.
Bộ Ngoại giao Brazil ngày 6/4 chỉ trích chính phủ Ecuador đã "vi phạm trắng trợn" các quy chuẩn quốc tế về bảo vệ cơ quan đại diện ngoại giao, sau khi cho cảnh sát vũ trang trèo tường vào đại sứ quán Mexico ở thủ đô Quito để bắt cựu phó tổng thống Jorge Glas trong đêm.
Brazil bày tỏ ủng hộ Mexico, nhấn mạnh hành động của chính phủ Ecuador "cần chịu sự lên án quyết liệt bất chấp mọi lời biện minh".
Ông Glas từng bị Ecuador kết án tù vì tội tham nhũng liên quan tập đoàn xây dựng Odebrecht của Brazil. Sau khi ra tù hồi tháng 11/2023, cựu phó tổng thống Ecuador tiếp tục bị phát lệnh bắt với cáo buộc biển thủ khoản tiền dành để khắc phục hậu quả trận động đất năm 2015. Ông né tránh lệnh bắt bằng cách vào đại sứ quán Mexico ở Quito để xin tị nạn từ tháng 12 năm ngoái.
Yêu cầu tị nạn của ông được Mexico chấp thuận hôm 5/4, bất chấp các yêu cầu hợp tác dẫn độ từ Ecuador. Giới chức sở tại phản ứng bằng cách triển khai binh sĩ, cảnh sát bao vây đại sứ quán Mexico. Lực lượng cảnh sát đặc nhiệm vũ trang sau đó trèo tường mở cổng, đưa xe vào áp giải ông Jorge Glas về nhà giam.
Ngoài Brazil, các nước Colombia, Argentina, Uruguay, Cuba và Honduras cũng lên án cuộc truy bắt, cho rằng giới chức Ecuador đã xâm phạm đại sứ quán Mexico, khu vực được coi là lãnh thổ của nước này theo Công ước Vienna.
Tổng thống Colombia Gustavo Petro nhấn mạnh khu vực Mỹ Latin "cần bảo vệ luật pháp quốc tế giữa bối cảnh chủ nghĩa bạo lực đang lan rộng khắp thế giới". Ông tuyên bố sẽ tìm hướng bảo vệ Jorge Glas về phương diện nhân quyền.
Ngoại trưởng Venezuela Yvan Gil Pinto lên án sự việc tại Quito là "hành động hung hăng vi phạm toàn bộ nguyên tắc luật pháp quốc tế". Ông nói Tổng thống Nicolas Maduro đã gửi lời ủng hộ Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador.
Tổng thống Honduras Xiomara Castro chỉ trích chính phủ Ecuador "tấn công đại sứ quán Mexico để bắt cóc cựu phó tổng thống Glas". Bà Castro cho rằng đây là hành động "cộng đồng quốc tế không thể tha thứ" vì đi ngược lại quyền cơ bản về tị nạn.
"Chúng tôi mạnh mẽ lên án hành động xâm phạm chủ quyền Mexico và vi phạm luật pháp quốc tế", bà Castro nhấn mạnh.
Mexico đã tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Ecuador sau sự việc. Người phát ngôn của Ngoại trưởng Mexico Alicia Barcena cho hay nước này có kế hoạch nộp đơn khiếu nại lên Tòa án Công lý Quốc tế để tố cáo hành động của cảnh sát Ecuador.
Tổng thống Ecuador Daniel Noboa giải thích rằng "các quyền miễn trừ và đặc quyền được trao cho cơ quan ngoại giao đang che chở cho Jorge Glas đã bị lạm dụng", nhấn mạnh việc tị nạn chính trị của ông Glas là "trái với khuôn khổ pháp lý".
Công ước Vienna quy định khuôn viên các cơ quan ngoại giao là vùng bất khả xâm phạm, nhấn mạnh các lực lượng nước sở tại không được phép vào nếu chưa có sự đồng thuận từ người đứng đầu phái bộ ngoại giao.
Tổ chức Các nước châu Mỹ (OAS) ngày 6/4 kêu gọi Ecuador và Mexico đối thoại tìm giải pháp chấm dứt bất đồng. Tổ chức này thông báo sẽ mở phiên họp tại hội đồng thường trực để thảo luận ủng hộ nguyên tắc "tuân thủ nghiêm ngặt các công ước quốc tế, trong đó có những công ước đảm bảo quyền tị nạn".
Thanh Danh (Theo Reuters, TASS)
Ngày 26-6, nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã được trả tự do sau phiên tòa trên đảo Saipan, lãnh thổ của Mỹ ở Thái Bình Dương.
Quan chức Ukraine nói lực lượng an ninh đã kích nổ hầm đường sắt Nga ở Siberia, trong vụ tấn công sâu nhất vào lãnh thổ Nga.
Ngoại trưởng Indonesia kỳ vọng Trung Quốc sẽ dẫn đầu các cường quốc hạt nhân, gồm có cả Nga, Mỹ, Anh và Pháp, có thể ký Nghị định thư của Hiệp ước không vũ khí hạt nhân SEANWFZ.
Đại sứ Nguyễn Huy Dũng mong muốn tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Phủ Tổng thống trong các hoạt động thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam-Ai Cập.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng nước này đang tiếp tục tiến về phía tây sau khi kiểm soát thành phố Avdeevka của Ukraine.
Cậu bé 5 tuổi làm vỡ chiếc bình gốm có niên đại trong khoảng năm 1130 tới 1500 trước Công nguyên, trưng bày mở trong bảo tàng ở thành phố Haifa.
Thái Lan cho phép cảnh sát lấy mẫu nước tiểu hoặc máu để xét nghiệm nồng độ cồn với những tài xế từ chối thổi vào máy đo nồng độ cồn.
Mỹ tăng hiện diện quân sự ở Trung Đông, nhưng mối đe dọa cũng tăng lên, sau khi một tên lửa đạn đạo 'không thể đánh chặn' của Houthi rơi cách tàu sân bay Eisenhower 200 m.
Các tòa nhà chính phủ của Australia treo cờ rủ và những cánh buồm của Nhà hát Con sò cũng được thắp sáng với ruybăng đen để tưởng nhớ 6 nạn nhân trong vụ tấn công bằng dao xảy ra chiều 13/4.