Bộ Y tế Rwanda ghi nhận 8 người tử vong vì virus Marburg tại Kigali, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định nguy cơ lây nhiễm cao trên toàn châu Phi.
Virus Marburg, cùng họ với virus Ebola, lần đầu tiên xuất hiện tại Rwanda, gây ra 8 ca tử vong trong số 26 ca nhiễm được ghi nhận, Bộ Y tế Rwanda nói hôm 3/10. Đa số trường hợp tử vong là nhân viên y tế, chủ yếu tại thủ đô Kigali.
Hôm 30/9, WHO đánh giá nguy cơ bùng phát dịch bệnh này là rất cao ở cấp quốc gia, cao ở cấp khu vực và thấp ở toàn cầu.
Virus Marburg lây lan qua tiếp xúc trực tiếp với dịch cơ thể người nhiễm bệnh và bề mặt nhiễm khuẩn. Các triệu chứng ban đầu bao gồm sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, đau nhức cơ. Sau ba ngày, bệnh nhân có thể bị tiêu chảy, đau bụng, buồn nôn và nôn. Từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7, nhiều bệnh nhân xuất hiện xuất huyết, ở các vị trí khác nhau. Tỷ lệ tử vong trung bình khoảng 50%, dao động từ 23% đến 90% tùy theo chủng virus và điều kiện điều trị.
Hiện chưa có vaccine hay thuốc kháng virus đặc trị cho virus Marburg. Các triệu chứng tương tự Ebola như sốt, mệt mỏi, tiêu chảy và nôn mửa. Năm 2023, Tanzania và Guinea Xích đạo ghi nhận khoảng 40 ca tử vong do Marburg. Ghana cũng có ca nhiễm vào năm 2022 với hai người trong cùng gia đình tử vong.
Bệnh do virus Marburg, trước đây gọi là sốt xuất huyết Marburg, là bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng, thường gây tử vong ở người. Virus được đặt tên theo thành phố Marburg, Đức, nơi ghi nhận những ca bệnh đầu tiên vào năm 1967. Theo WHO, virus lây từ dơi ăn quả sang người, sau đó lây lan giữa người với người qua tiếp xúc với dịch cơ thể, bề mặt và vật liệu nhiễm khuẩn.
Trong các trường hợp tử vong, bệnh nhân thường qua đời sau khoảng 8 đến 9 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng ban đầu. Người bệnh có thể nôn ra máu, xuất huyết ở phân, mũi, nướu và âm đạo.
Các đợt bùng phát ban đầu liên quan đến công việc thí nghiệm trên khỉ xanh châu Phi. Kể từ đó, thế giới ghi nhận hơn 10 đợt bùng phát lớn, chủ yếu ở miền nam và miền đông châu Phi, với các trường hợp được báo cáo ở Angola, Cộng hòa Dân chủ Congo, Guinea Xích đạo, Kenya, Nam Phi, Tanzania, Uganda và gần đây nhất là Rwanda.
Mặc dù chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu, nhiều liệu pháp và vaccine đang được phát triển để đối phó với căn bệnh này. WHO xếp virus Marburg vào nhóm mầm bệnh có nguy cơ gây đại dịch tiếp theo, nên việc phát triển vaccine là ưu tiên hàng đầu. Mùa hè năm nay, các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã khởi động thử nghiệm vaccine Marburg đầu tiên trên người.
Thục Linh (Theo STAT, NY Post)
Anh vừa bước qua tuổi 33, tính cách vui vẻ và sống khá tình cảm, làm công việc văn phòng ổn định và làm việc tại TP HCM.
Buổi họp gia đình của người chồng ở Quảng Đông đang khiến cộng đồng mạng phấn khích vì màn phân chia công việc cho bố mẹ hai bên trước khi vợ anh lâm bồn.
Các chiến sĩ Xuân tình nguyện Trường Đại học Mở TP.HCM mang niềm vui Tết đến với người dân tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.
Thượng tọa Thích Chân Quang, trụ trì thiền tôn Phật Quang ở thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, bị cấm không được thuyết giảng dưới mọi hình thức trong 2 năm.
Số ca mắc sởi ở toàn nước Anh tăng chóng mặt, cao nhất trong 30 năm do trẻ em không được tiêm chủng.
Không thể tiếp cận morphine, Hoàng Thùy Linh (27 tuổi, Lạng Sơn) có ngày phải uống tới 63 viên thuốc hòng xoa dịu cơn đau do ung thư hành hạ.
Dong, 24 tuổi, phát hiện mình không phải con ruột của bố mẹ sau khi xét nghiệm ADN vì đồng nghiệp nói đùa rằng cô không giống người địa phương.
Người đàn ông 33 tuổi, bị máy cuốn vải cuốn cẳng chân trái đứt lìa, được các bác sĩ phẫu thuật nối thành công.
Ngày 12/6, Đảng bộ trường THPT Nguyễn Trãi (quận Ba Đình, TP Hà Nội) đã tổ chức Lễ kết nạp 2 đảng viên mới là học sinh lớp 12. Hai đảng viên mới được kết nạp là quần chúng ưu tú của Đảng đã có một quá trình phấn đấu rèn luyện trong suốt 3 năm dưới mái trường THPT Nguyễn Trãi – Ba Đình.