Tu hài Thái Bình Dương có thể nặng tới 4 kg, vỏ thường dài 15 - 20 cm và vòi vươn dài tới 1 m.
Tu hài (Panopea generosa) phân bố nhiều ở Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển phía tây Bắc Mỹ (từ Alaska đến Baja California, Mexico). Chúng thường ăn thực vật phù du, động vật giáp xác sống ở vùng biển thoáng và ấu trùng cá. Chúng là loài nhuyễn thể nước mặn có thể sống hơn 165 năm. Sinh vật biển với hình dáng kỳ quặc này có chiếc vòi rất dài, thường được coi là món ăn ngon.
Tên gọi geoduck của loài vật này trong tiếng Anh được cho là bắt nguồn từ từ "gweduc" của người bản địa châu Mỹ Nisqually, nghĩa là "đào sâu". Chúng là loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ đào hang lớn nhất thế giới. Chúng sống ở độ sâu khoảng 1 m dưới đáy đại dương.
Là loài hai mảnh vỏ, cơ thể của tu hài Thái Bình Dương bị kẹp trong chiếc vỏ gồm hai phần có khớp nối. Chúng có một bàn chân giúp đào xuống lớp cặn và neo chặt xuống. Loài nhuyễn thể này kiếm ăn bằng cách hút nước biển, lọc lấy sinh vật phù du và chất dinh dưỡng, sau đó phun phần thừa ra ngoài qua vòi. Chiếc vòi có hai lỗ ở cuối, một lỗ để lấy oxy và thực vật phù du, lỗ còn lại để phun nước thừa.
Dù vỏ của tu hài Thái Bình Dương thường dài 15 - 20 cm, vòi của chúng có thể vươn dài đến 1 m. Trong 3 - 5 năm đầu đời, chúng phát triển cân nặng tối đa khoảng 0,7 kg. Trung bình, con trưởng thành nặng khoảng 1,1 kg, nhưng chúng có thể đạt tới 4 kg.
Tu hài Thái Bình Dương trưởng thành có sự phân chia giới tính. Chúng đạt mức trưởng thành sinh dục khi khoảng 3 tuổi. Con đực có khả năng sinh sản tới hơn 100 năm. Con cái có buồng trứng rất lớn chứa hàng triệu trứng và đẻ được 1 - 2 triệu trứng mỗi lứa.
Trong khi các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ khác di chuyển để tránh kẻ săn mồi, tu hài lại phản ứng bằng cách thu vòi lại. Chúng là con mồi của cua, cá nhám, rái cá biển và sao biển.
Tu hài là món ăn ngon ở nhiều nơi trên thế giới. Chúng được nấu chín hoặc ăn sống theo kiểu sushi hay sashimi. Ngư dân đánh bắt tu hài ngoài tự nhiên hoặc nuôi, đặc biệt là ở bang Washington, Mỹ. Một số người cho rằng chúng có khả năng kích dục, có thể do hình dạng đặc biệt của chúng, nhưng chưa có bằng chứng khoa học nào cho điều này.
Thu Thảo (Theo Live Science)
Ngày 27-11, hơn 50 nhà khoa học trên thế giới đã có mặt tại Trung tâm ICISE (TP Quy Nhơn, Bình Định) để tham dự hội thảo 'Vật lý thiên văn SAGI lần thứ 2 về phân cực bụi'.
Những ngày qua, dư luận có nhiều ý kiến trái chiều về quy định cấm tuyệt đối với lái xe có nồng độ cồn . Trao đổi với Báo Lao...
SIU Prize mùa đầu tiên tìm kiếm chủ nhân của 5 giải thưởng cho mỗi lĩnh vực. Trong đó, một giải nhất gồm giải thưởng 2 tỉ và kỷ niệm chương bằng vàng 18K.
Loài cá sấu lớn nhất thế giới được mệnh danh là sát thủ đầm lầy với tính tình máu lạnh khiến nhiều người phải khiếp sợ. Đặc biệt, một số loài như cá sấu nước mặn, cá sấu Nile được xem là đối tượng tấn công con mồi rất tàn bạo, luôn giành được phần thắng. Cá sấu Nile Cá sấu Nile là loài cá sấu châu Phi lớn nhất ở thời điểm hiện tại, được biết đến như một động vật ăn thịt người, vừa bị ghét vừa được sùng kính. Thời Ai Cập cổ đại, cá sấu Nile được...
Thay vì chuyển động ổn định dọc bờ biển phía bắc Canada, cực từ bắc đổi hướng dịch chuyển nhanh qua Bắc Băng Dương hướng tới Siberia khiến các nhà khoa học bối rối.
Trong số tất cả các giống chó ở Trung Quốc, chó ngao Tây Tạng được biết đến nhiều nhất. Đây là giống chó có nguồn gốc từ cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, được rất nhiều người Trung Quốc săn đón vào những năm 1990 và đầu thế kỷ 21. Vào thời điểm đó, giá của chó ngao Tây Tạng cực kỳ cao, thậm chí còn được bán với giá cao đến một triệu đô. Trên thực tế, những ngày đầu, chó ngao Tây Tạng chỉ phổ biến trong giới nhỏ như những người chăn gia súc. Đến...
Thành phố 600 năm tuổi bị nhấn chìm để xây đập thủy điện nhưng kiến trúc cổ đại của nó vẫn giữ được vẻ đẹp tới tận ngày nay.
Một chủ xe dán giấy nhắn lên cửa kính ô tô với hi vọng có thể ngăn chặn kẻ trộm xe và tránh mắc thêm nợ nần.
Nhiệt độ không khí bề mặt trung bình toàn cầu hôm 21/7 đạt 17,09 độ C, theo Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S) của Liên minh châu Âu (EU).