Dù không có chân, loài san hô này vẫn có thể 'đi' bằng cách phồng lên và co lại như sứa, tạo ra những cú nhảy nhỏ để tiến về phía trước.
Không giống các họ hàng làm nên rạn san hô, san hô nấm thuộc họ Fungiidae thường sống đơn độc. Nhìn bề ngoài chúng trông giống những chiếc mũ nấm xù xì nằm rải rác trên đáy đại dương.
Theo nhà sinh vật học san hô Brett Lewis từ Đại học Công nghệ Queensland (Úc), từ "đi bộ" có thể không thực sự mô tả chính xác chuyển động của chúng, nhưng san hô nấm có thể phồng lên và đẩy mình đi nhờ lực co bóp, giống như cách sứa di chuyển.
"Cơ thể mềm của chúng sẽ phồng lên, co lại và tạo ra những cú nhảy nhỏ", Lewis cho biết.
San hô nấm được bao bọc bởi một lớp màng sinh học dính, giúp chúng bắt giữ những sinh vật nhỏ làm thức ăn.
Khi phát hiện con mồi, miệng - hoặc nhiều miệng - sẽ mở ra, hút lấy lớp màng cùng với con mồi xấu số, đưa vào dạ dày chứa những sợi "giun" đầy tế bào châm chích và tiêu hóa.
Đôi khi những sợi "giun" này thậm chí có thể xuyên thủng thành cơ thể để tấn công con mồi.
Giống như các loài san hô xây rạn khác, san hô nấm cũng có bộ xương vôi, nhưng bộ xương này nằm bên trong cơ thể.
Khi còn nhỏ, chúng sinh sống trên rạn san hô, nhưng trước khi bộ xương phát triển quá nặng, các polyp tự di chuyển khỏi rạn để tìm một nơi ở lâu dài trên nền cát sâu hơn, ít cạnh tranh hơn.
Lewis cho biết: "Chúng tôi biết chúng có thể di chuyển. Bạn đi làm rồi quay về, và chúng đã ở một vị trí khác".
Các nghiên cứu từ những năm 1980 tại Nhật Bản đã ghi nhận sự dịch chuyển này, nhưng Lewis muốn quan sát chi tiết hơn bằng công nghệ hiện đại.
Trong phòng thí nghiệm, một cá thể Cycloseris cyclolites có thể di chuyển khoảng 36mm trong hai giờ. Nếu duy trì tốc độ này, chúng có thể vượt qua chiều rộng của một tờ giấy in A4 trong vòng sáu giờ.
Video quay chậm cho thấy san hô phồng lên thành một mái vòm, nhưng chỉ có một vòng nhỏ ở đáy chạm xuống nền cát. "Nó giống như khi bạn nhón chân lên một chút", Lewis mô tả.
Sau đó, bằng cách co lại như sứa, san hô tách khỏi mặt đáy bằng một cú nhảy nhỏ. Khi hạ xuống, vị trí của nó đã thay đổi một chút. Tiếp tục phồng lên, co lại… và cứ thế, san hô từng bước tiến xa khỏi rạn.
Đặc biệt, san hô nấm có thể tìm đường đến vùng nước sâu nhờ vào sự thay đổi màu sắc của ánh sáng khi lọc qua các tầng nước. Ánh sáng có bước sóng ngả xanh dương thâm nhập sâu hơn dưới biển.
Thí nghiệm trong phòng thí nghiệm đặt san hô vào một hộp có hai nguồn sáng - một phía phát ra ánh sáng xanh và phía còn lại là ánh sáng trắng.
Kết quả cho thấy san hô có xu hướng di chuyển về phía ánh sáng xanh. Khi cường độ ánh sáng xanh được tăng lên, toàn bộ số san hô trong thử nghiệm đều nhảy về phía ánh sáng mô phỏng vùng nước sâu.
Nhà tự nhiên học biển Bert W. Hoeksema từ Trung tâm Đa dạng sinh học Naturalis (Hà Lan) đã nghiên cứu một vấn đề khác của san hô nấm: Làm thế nào để chúng đứng dậy nếu bị lật úp?
Trong một quan sát, một cá thể san hô nấm nhỏ mất một giờ nằm im, sau đó dành ba giờ tiếp theo để ngọ nguậy, và cuối cùng bất ngờ tự lật lại được.
Hoeksema nghi ngờ rằng san hô có thể sử dụng cơ chế "phun nước" từ miệng để tạo lực đẩy. "Tôi nghĩ rằng lực đẩy phản lực này có thể giúp những con san hô nấm nhỏ thực hiện cú lật quyết định", ông nhận định.
Dù không có chân, san hô nấm vẫn có cách di chuyển và thích nghi đáng kinh ngạc, giúp chúng tự tìm đến vùng nước sâu yên tĩnh để sinh trưởng, phát triển và tồn tại.
Góp ý về lộ trình kiểm định khí thải xe máy , nhiều đơn vị đề xuất nhà nước có chính sách hỗ trợ đổi xe máy mới.
Sự đối lập giữa xe ôm tại Việt Nam và lệnh cấm xe ôm ở bang Karnataka (Ấn Độ) đã khơi mào cuộc tranh luận sôi nổi trên mạng xã hội.
Sáng 25/6, nhiều hội nhóm (group) trên mạng xã hội Facebook hoạt động trở lại sau khi bị dừng hoạt động không rõ nguyên nhân từ tối hôm trước. Các quản trị viên cũng lấy lại được quyền kiểm soát và thực hiện được các hoạt động như duyệt bài đăng như thông thường. Đại diện Meta (công ty mẹ của Facebook) đã có phản hồi về sự cố kỹ thuật ảnh hưởng đến nhiều group trên Facebook xảy ra vào ngày 24/6. Người phát ngôn của Meta cho biết: “Chúng tôi ghi...
Theo thông tin từ Cybernews, có 16 tỉ thông tin bao gồm tên tài khoản, địa chỉ email và mật khẩu đã bị lộ.
Công an một số tỉnh phía Bắc vừa công bố danh sách phạt nguội . Trong số này có nhiều xe biển số thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM).
Hà Nội - Người dân có thể tự thực hiện thủ tục đăng ký xe, bấm biển số xe một cách thuận lợi trên Cổng dịch vụ công Bộ Công...
Trong bối cảnh mạng xã hội ngày càng phổ biến, nhiều phụ nữ phải đối mặt với những tin nhắn đe dọa, bị theo dõi và đánh cắp dữ liệu.
Chiều 16.5, Bộ Khoa học và Công nghệ (KHCN) đã tổ chức Chương trình “Ngày hội Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18.5” năm 2025.
Thanh Hóa - Điểm mới của kỳ sát hạch GPLX là lực lượng CSGT sẽ tiến hành kiểm tra nồng độ cồn, chất kích thích đối với học viên trước...