Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt khai thác an toàn 70 nghìn giờ trong 40 năm

13:50 24/03/2024

Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được khai thác và sử dụng để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,...

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại sự kiện. (Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ)

Trong 40 năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động an toàn, đúng kế hoạch gần 70 nghìn giờ. Lò đã được khai thác và sử dụng có hiệu quả để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, thực hiện sứ mệnh cao cả phục vụ công cuộc dựng xây và phát triển đất nước.

Thông tin trên được Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt nói trong bài phát biểu tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày khánh thành công trình khôi phục và mở rộng lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt sáng 23/3.

Lò phản ứng hạt nhân TRIGA Mark-2 công suất 250 kWt được Hoa Kỳ xây dựng tại Đà Lạt từ năm 1963. Trước ngày giải phóng miền Nam, toàn bộ các thanh nhiên liệu của Lò đã được tháo dỡ để chuyển về Hoa Kỳ, nên Lò không còn khả năng hoạt động.

Ngày 15/3/1982, công trình khôi phục và mở rộng Lò phản ứng được chính thức khởi công và 2 năm sau vào ngày 20/3/1984, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được chính thức đưa vào vận hành với công suất danh định là 500 kWt, gấp 2 lần so với công suất của lò TRIGA trước đây.

Nhờ có Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và nhiều thiết bị khoa học khác, Viện Nghiên cứu khoa học đã thu được nhiều thành tích đáng ghi nhận trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng kỹ thuật hạt nhân phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, cũng như trong xây dựng tiềm lực về cơ sở vật chất và đội ngũ cán bộ để sẵn sàng tham gia vào các nhiệm vụ được giao.

Những kết quả này được các cơ quan nghiên cứu, đơn vị sản xuất trong và ngoài nước ghi nhận như: điều chế các chất đồng vị phóng xạ, chế tạo thiết bị hạt nhân, phát triển các kỹ thuật phân tích hạt nhân, quan trắc và cảnh báo phóng xạ môi trường, ứng dụng kỹ thuật hạt nhân và đồng vị, công nghệ bức xạ và công nghệ sinh học, an toàn bức xạ, xử lý, quản lý chất thải phóng xạ...

Ghi nhận những cố gắng nỗ lực và thành tích lớn lao; Đảng và Nhà nước đã trao tặng cho Viện Nghiên cứu khoa học nhiều phần thưởng và danh hiệu cao quý. (Ảnh: Bộ Khoa học và Công nghệ)

Bên cạnh các thành tựu trong hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ hạt nhân, Báo cáo tóm tắt những kết quả chính trong công tác quản lý, vận hành và sử dụng Lò phản ứng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học Cao Đông Vũ cho biết Viện cũng chú trọng công tác xây dựng nguồn nhân lực và đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tích cực tham gia các hợp tác đa phương, điển hình là với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) và hợp tác vùng Châu Á - Thái Bình Dương (RCA), tham gia hợp tác song phương với Hoa Kỳ, Liên bang Nga, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong thời gian tới, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tiếp tục thực hiện nhiệm vụ quan trọng: Tích cực tham gia Dự án xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hạt nhân với Lò phản ứng nghiên cứu mới; chuẩn bị tốt nguồn nhân lực để sẵn sàng tiếp nhận, vận hành an toàn, khai thác hiệu quả lò phản ứng mới đa mục tiêu công suất 10 MWt.

Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt khẳng định, Ngành Năng lượng nguyên tử Việt Nam tự hào vì tập hợp được một đội ngũ cán bộ khoa học, kỹ thuật đa ngành, được rèn luyện theo tác phong công nghiệp, từng bước làm chủ được một lĩnh vực khoa học tiên tiến, hiện đại, góp phần thực hiện Chiến lược ứng dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hoà bình giai đoạn đến năm 2020 và Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đang tiếp tục giao chủ trì phối hợp với các bộ, ngành xây dựng Quy hoạch phát triển, ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt, Bộ Khoa học và Công nghệ đang được giao nhiệm vụ quan trọng là xây dựng Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ hạt nhân với Lò nghiên cứu công suất cao, quy mô lớn hơn nhiều lần so với Lò Đà Lạt hiện nay, nhằm tăng cường cơ sở hạ tầng hạt nhân cho quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao năng lực khoa học công nghệ phục vụ cho việc tiếp thu, làm chủ công nghệ hạt nhân để có thể nội địa hóa từng phần lò hạt nhân nghiên cứu.

Đồng thời đẩy mạnh nghiên cứu, phát triển các sản phẩm và dịch vụ để khai thác hiệu quả Lò phản ứng nghiên cứu mới mà trước mắt là tham gia thực hiện Dự án với tinh thần trách nhiệm cao nhất, song song với việc tiếp tục đảm bảo vận hành an toàn và sử dụng hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đến năm 2033.

Một nhiệm vụ khác liên quan đến năng lượng nguyên tử mà Bộ đang khẩn trương thực hiện đó là sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008./.

Có thể bạn quan tâm
47 công trình thắng giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023

47 công trình thắng giải Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam 2023

07:10 31/05/2024

47 công trình khoa học tiêu biểu đang áp dụng trong sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao, phục vụ đời sống, được chọn trao Giải Vifotec 2023.

Sao chổi Quỷ sáng nhất hôm nay 21-4, ở Việt Nam xem được không?

Sao chổi Quỷ sáng nhất hôm nay 21-4, ở Việt Nam xem được không?

19:40 21/04/2024

Sao chổi Quỷ 71 năm mới có thể nhìn thấy một lần sẽ đến gần Mặt trời nhất vào hôm nay 21-4.

Khu mộ cổ tập thể chôn cất 1.500 bệnh nhân dịch hạch

Khu mộ cổ tập thể chôn cất 1.500 bệnh nhân dịch hạch

13:30 07/03/2024

Các chuyên gia phát hiện một địa điểm tồn tại từ những năm 1600 nhiều khả năng là mộ tập thể lớn nhất từng được khai quật ở châu Âu.

Hai nhân viên Samsung bị phơi nhiễm phóng xạ

Hai nhân viên Samsung bị phơi nhiễm phóng xạ

14:30 31/05/2024

Chính quyền Hàn Quốc đang điều tra Samsung sau khi hai công nhân tại nhà máy bán dẫn của công ty bị phơi nhiễm phóng xạ.

Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin

Cách giao tiếp khi bị cảnh sát giao thông dừng xe: 7 mẹo giúp bạn tự tin

05:50 30/08/2023

Giữ thái độ bình tĩnh khi CSGT yêu cầu dừng xe: Không ít người thường có phản ứng tiêu cực như lo lắng, tức giận, thậm chí quay đầu chạy khi bị CSGT thổi còi. Các phản ứng này càng khiến công an, cảnh sát giao thông thêm nghi ngờ rằng hành vi tham gia giao thông của bạn là bất ổn. Do đó, khi CSGT yêu cầu dừng xe, bạn nên thật bình tĩnh, giữ thái độ lạc quan khi giao tiếp với CSGT. Vì nguyên tắc làm việc của CSGT là mọi hành động và lời nói đều...

Những người trẻ nhất và lớn tuổi nhất từng đoạt Giải Nobel

Những người trẻ nhất và lớn tuổi nhất từng đoạt Giải Nobel

11:20 10/10/2023

Malala Yousafzai, sinh năm 1997, người Pakistan, đoạt giải Nobel Hòa bình năm 2014 khi mới 17 tuổi; trong khi nhà khoa học người Mỹ John B. Goodenough đoạt Giải Nobel Hóa học 2019 khi ở tuổi 97.

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

Phát hiện rừng hóa thạch 390 triệu năm

08:50 12/03/2024

Nghiên cứu mới cho thấy những cây hóa thạch được phát hiện tình cờ ở phía tây nam nước Anh thuộc khu rừng được biết đến sớm nhất trên Trái đất. Hóa thạch 390 triệu năm tuổi đã soán ngôi khu rừng lâu đời nhất thế giới của khu rừng hóa thạch Gilboa ở bang New York, có niên đại 386 triệu năm.

Sự thật ô tô bị tháo hai bánh giữa trưa, ‘cuối năm rồi, bà con cảnh giác nè’ xôn xao ở Đà Nẵng

Sự thật ô tô bị tháo hai bánh giữa trưa, ‘cuối năm rồi, bà con cảnh giác nè’ xôn xao ở Đà Nẵng

19:50 15/01/2024

Trên mạng xã hội lan truyền đoạn clip một ô tô bị tháo hai bánh giữa trưa, trong đó người đàn ông nói “cuối năm rồi, bà con cảnh giác nè”. Đoạn clip gần một phút đã gây xôn xao dư luận ở Đà Nẵng. Vậy sự thật thế nào?

Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch

Ấn Độ ghi thêm dấu mốc mới khi tàu thăm dò Mặt trời đến đích theo kế hoạch

20:00 07/01/2024

Đây là sứ mệnh thăm dò Mặt trời đầu tiên của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO). Trong bài đăng trên nền tảng truyền thông xã hội X, Thủ tướng Ấn Độ nhấn mạnh, Ấn Độ tiếp tục ghi thêm một dấu mốc. Đây là minh chứng cho sự cống hiến không ngừng nghỉ của các nhà khoa học nước này trong việc thực hiện một trong những sứ mệnh không gian phức tạp và rắc rối nhất. Tàu Aditya 1 được phóng từ Trung tâm vũ trụ Satish Dhawan hôm 2/9 và đi vào quỹ đạo...

Co loi xay ra
Co loi xay ra