Trong bối cảnh Nhật Bản chuẩn bị xả nước thải nhiễm xạ qua xử lý từ nhà máy Fukushima ra biển, Hàn Quốc thông báo vẫn áp dụng lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ Fukushima cho đến khi người dân hết lo ngại.
Ngày 3/7, lãnh đạo đảng Quyền lực Quốc dân (PPP) cầm quyền ở Hàn Quốc cho biết lệnh cấm nhập khẩu hải sản từ tỉnh Fukushima của Nhật Bản sẽ được áp dụng vô thời hạn cho đến khi người dân không còn lo ngại.
Thông báo này được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản chuẩn bị xả nước thải nhiễm xạ đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển.
Theo hãng tin Yonhap, thông tin trên được Hạ nghị sỹ Yun Jae-ok đưa ra sau cuộc họp với các quan chức cấp cao của chính phủ trong bối cảnh Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) dự kiến sớm công bố báo cáo đánh giá mức độ an toàn của kế hoạch xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima của Nhật Bản.
Phát biểu với báo giới, ông Yun nhấn mạnh việc nhập khẩu hải sản từ tỉnh Fukushima sẽ bị cấm vô thời hạn cho đến khi mối lo ngại của người dân được giải quyết.
Ông khẳng định Chính phủ Hàn Quốc cam kết đảm bảo an toàn tối đa đối với thực phẩm của người dân.
Năm 2013, Hàn Quốc đã cấm nhập khẩu hải sản từ 8 tỉnh của Nhật Bản gần Fukushima do lo ngại mức độ phóng xạ sau sự cố.
Hàn Quốc khẳng định sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm trừ khi hải sản từ khu vực này được chứng minh là an toàn, đồng thời nói thêm rằng kế hoạch xả nước thải nhiễm xạ ở Fukushima nên được xem xét tách biệt với lệnh cấm nhập khẩu.
Hồi tháng Năm vừa qua, một phái đoàn chuyên gia Hàn Quốc đã tới Nhật Bản để đánh giá mức độ an toàn trong thực hiện kế hoạch xả nước thải nhiễm phóng xạ từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ra biển.
Phái đoàn gồm 21 chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực lò phản ứng hạt nhân và bức xạ.
Đến ngày 28/6, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Nhà nước Hàn Quốc Park Ku-yeon cho biết đoàn thanh sát của nước này đang đánh giá kết quả phân tích dữ liệu đầu vào và đầu ra của hệ thống xử lý chất lỏng tiên tiến (ALPS) tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 của Nhật Bản do Công ty Điện lực Tokyo (TEPCO) cung cấp.
Dựa trên phân tích nước thải trong năm 2023, có thể tạm thời xác định được rằng trong nước thải đã qua xử lý bằng ALPS không có chất phóng xạ nào nồng độ vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
Sáng 15-1, Tổng công ty Điện lực TP.HCM đã gắn biển công trình “Nhánh rẽ đấu nối Trạm biến áp 110kV Xi măng Sao Mai”, để chào mừng ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định số 1668/QĐ-TTg ngày 22/12/2023 về việc bổ nhiệm ông Lê Mạnh Hùng - Thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam từ 01/01/2024 thay ông Hoàng Quốc Vượng đã có quyết định nghỉ hưu từ 01/01/2024. Ông Lê Mạnh Hùng sinh ngày 24/10/1973, quê Hưng Yên. Ông có trình độ chuyên môn là kỹ sư công nghệ tổng hợp hóa dầu và...
TPHCM - Cải tạo rạch Xuyên Tâm , Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, Công viên Khoa học công nghệ TPHCM, Công viên - Hồ điều tiết - Khu...
Đây là nội dung được đề cập trong Hội thảo khoa học với tiêu đề “Vai trò của Danh nhân Lưu Đình Chất trong lịch sử dân tộc và việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản về Ông” do MB Bank phối hợp tổ chức tại huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá vào ngày 06/7/2024.
Tăng kết nối từ Vũ Yên đến trung tâm Hải Phòng Chủ tịch UBND TP Hải Phòng Nguyễn Văn Tùng vừa có kết luận thành phố sẽ ngầm hóa kênh Đông Bắc đoạn dài 3,5 km từ cống Máy Đèn đến hồ Thiên Nga và hồ An Biên. Cụ thể, trong giai đoạn 1, đoạn kênh từ đường Lê Thánh Tông đến đường Lê Hồng Phong sẽ được ngầm hóa thành đường nhựa rộng 24 m, dải phân cách giữa 2,5 m, chiều rộng vỉa hè thay đổi tùy theo mặt cắt. Giai đoạn này thành phố cũng mở rộng các...
UBND TP Hà Nội bổ sung 0,5ha đất tại xã Hồng Hà vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 của huyện Đan Phượng để thực hiện dự án Khu nhà ở xã hội Tân Lập do Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Ngôi sao Châu Á làm chủ đầu tư.
Những vườn sâm bạc tỉ ở thủ phủ sâm Ngọc Linh (Quảng Nam) bị nạn trộm sâm hoành hành, kẻ trộm là những… con chuột núi bé tẹo.
Bất chấp những khuyến cáo về hạn mặn năm nay đến sớm và khốc liệt, nông dân tại một số tỉnh miền Tây vẫn xuống giống lúa vụ 3.
Trong bối cảnh toàn cầu gặp khó, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,05%, cao hơn hai năm dịch bệnh.