Giới chức miền tây Nhật Bản cảnh báo nguy cơ sạt lở đất và ngập lụt do hoàn lưu bão Kong-rey, khuyến cáo gần 200.000 người dân sơ tán.
Cơ quan khí tượng Nhật Bản (JMA) hôm nay cho biết "không khí ấm, ẩm đang gây mưa to kèm giông bão ở miền tây đất nước", một phần do ảnh hưởng của hoàn lưu của Kong-rey, siêu bão vừa quét qua đảo Đài Loan và đã hạ cấp xuống áp thấp nhiệt đới.
Thành phố Matsuyama thuộc tỉnh Ehime đã ban hành cảnh báo cấp cao nhất, kêu gọi gần 189.552 cư dân ở 10 quận khẩn trương sơ tán để đảm bảo an toàn. Luật pháp Nhật Bản không có quy định bắt buộc người dân sơ tán, nhưng giới chức thường ban hành cảnh báo cấp cao nhất khi có nguy cơ xảy ra thiên tai và thảm họa.
Shunan, thành phố thuộc tỉnh Yamaguchi, sáng nay ghi nhận lượng mưa hơn 35 mm trong một giờ. Ở thành phố Imari thuộc tỉnh Saga, lượng mưa đo được lên tới 296,5 mm trong vòng 24 giờ, gấp đôi tổng lượng mưa trung bình trong tháng 11 hàng năm.
127 trạm quan trắc ở các vùng Kyushu, Chugoku và Kinki đã ghi nhận lượng mưa trong 24 giờ vào một ngày tháng 11 nhiều nhất từ trước tới nay. Chính quyền đã ban bố cảnh báo sạt lở đất tại các khu vực thuộc tỉnh Fukuoka, Shimane và Hiroshima. Mực nước tại một số sông ở ba tỉnh này đang dâng vượt mức báo động lũ.
Giới chức kêu gọi người dân thận trọng trước nguy cơ sạt lở đất, ngập lụt ở vùng trũng thấp, nước sông dâng cao tràn bờ, sấm sét, mưa đá, gió giật và lốc xoáy, khuyến cáo tránh lái xe trên các tuyến đường ven sông trong thời gian này.
Các chuyên gia khí tượng cảnh báo rằng sạt ngập lụt, sạt lở đất có thể xảy ra ở miền tây Nhật Bản từ chiều nay và miền đông Nhật Bản trong ngày 3/11. Do mưa lớn, tàu cao tốc Shinkansen đã ngừng hoạt động trên tuyến Tokyo - Fukuoka trong sáng 2/11, khiến nhiều chuyến bị trễ so với kế hoạch.
Kong-rey đổ bộ vào đảo Đài Loan ngày 31/10, là một trong những cơn bão lớn nhất quét qua khu vực trong nhiều thập kỷ. Cơn bão có sức gió 251 km/h, bán kính bão gần 320 km, gây mưa to ở nhiều khu vực, khiến ít nhất hai người chết và hàng chục nghìn hộ dân mất điện.
Hồng Hạnh (Theo AFP)
Ngày 11/8, các quốc gia Tây Phi đã hoãn cuộc họp quân sự quan trọng dự kiến bàn thảo về cuộc khủng hoảng ở Niger, một ngày sau khi tuyên bố sẽ tập hợp một lực lượng 'sẵn sàng' can thiệp vào đất nước này sau vụ đảo chính vừa qua.
Ngày 15/7, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã bày tỏ sự quan tâm tới việc cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên nhấn mạnh về điều kiện tiên quyết của Damascus.
Ngày 18/9, chính phủ Haiti thông báo thành lập Hội đồng bầu cử lâm thời, đánh dấu bước đầu tiên hướng tới việc tổ chức bầu cử vào năm 2026.
Nga công bố video tổ hợp Patriot của Ukraine phóng đạn, dường như để chặn tên lửa Iskander-M, nhưng không thành công và hứng đòn tập kích.
Chiều ngày 10/11, tại trụ sở Bộ, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Grudia Alexander Khvtisiashvili đang có chuyến thăm làm việc tại Việt Nam, trong đó có hoạt động cùng Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng tiến hành Tham vấn chính trị giữa Bộ Ngoại giao hai nước.
Các quan chức Mỹ thể hiện sự cởi mở với phương án cho phép Kiev sử dụng vũ khí Washington viện trợ để tập kích lãnh thổ Nga, dù chưa ra quyết định cuối cùng.
Đại sứ Ukraine tại NATO khẳng định việc mời Kiev gia nhập NATO trước khi rời Nhà Trắng sẽ là di sản phù hợp cho ông Biden.
Hai phụ nữ bị xét xử ở Paris vì tung tin thất thiệt rằng Đệ nhất phu nhân Brigitte Macron là người chuyển giới.
Lực lượng Houthi phóng tên lửa, drone và xuồng tự sát nhằm vào khu trục hạm Mỹ trên Biển Đỏ, số vũ khí này bị đánh chặn.