Một ngày cuối tháng 6 năm 2006, Đặng Minh Tuấn đang trên đường đi ôn thi đại học bằng xe máy thì bất ngờ bị một chiếc xe tải tông mạnh, văng ra đường. Thấy Tuấn nằm bất động, máu chảy nhiều, những người dân xung quanh đều tưởng anh đã chết. Một bác xe ôm còn chạy đi lấy chiếu đắp lên cho anh, thấy tay còn chút cử động mới hô hoán mọi người đưa anh đi cấp cứu. Các bác sỹ Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội) nói, Tuấn gặp 2 tổn thương nặng nhất của tai nạn giao thông, đó là tụ máu não và chấn thương đốt sống cổ. Tuấn chỉ có 5% cơ hội sống sót, và gia đình phải quyết định ngay, phẫu thuật hay đưa về, và người thân chọn "còn nước còn tát".
Trải qua nhiều cuộc phẫu thuật trong tình trạng thập tử nhất sinh, Tuấn đã 4 lần chết lâm sàng, toàn thân tím tái. Sau thời gian dài hôn mê trong bệnh viện, Tuấn được đưa tới khoa Hồi sức Cấp cứu - nơi còn được gọi là "khoa tử thần” vì rất nhiều người khi ra khỏi đó đã không còn hơi thở. Bác sỹ bảo gia đình nên lo chuyện hậu sự. Cả đêm hôm ấy, người mẹ đã nắm tay con xoa bóp và cố truyền hơi ấm, chỉ sợ rằng nếu buông tay ra, con mình sẽ chìm sâu vào hôn mê và không bao giờ tỉnh dậy được nữa.
Như có phép màu, Tuấn tỉnh lại. Nhưng chấn thương quá nặng khiến anh bị liệt tứ chi, chỉ nói được bằng hơi và bác sỹ bảo anh phải gắn ống thở suốt quãng đời còn lại. Tuấn còn phải tiếp tục điều trị ở các bệnh viện lớn nhỏ, hơn 1 năm sau khi tai nạn mới về tới nhà mình. Cú đòn nghiệt ngã của số phận khiến chàng trai năng động, mê nhạc rap và từng đoạt giải Nhì cuộc thi hip hop phải gắn chặt đời mình với chiếc giường. Tuấn rơi vào tuyệt vọng khi bao ước mơ, hoài bão tan biến đúng vào cái tuổi đẹp nhất, trong khi bè bặn hăm hở bước vào đời, mở cánh cửa tương lai thì anh không thể tự làm những việc đơn giản nhất để phục vụ bản thân.
Năm 20 tuổi, Tuấn có thể nói chuyện trở lại. Điều này giúp anh giải toả căng thẳng được phần nào. Bước ngoặt đến trong một lần cả nhà xem tivi có chương trình về "hiệp sỹ" Nguyễn Công Hùng, chàng trai bị bại liệt chỉ nặng 20kg nhưng đã mở công ty, giúp đỡ hàng trăm người khuyết tật khác. Khâm phục tấm gương đó và được gia đình động viên, ủng hộ, Đặng Minh Tuấn hạ quyết tâm vượt qua nghịch cảnh, không trở thành gánh nặng cho người thân.
Tuấn ngỏ ý muốn bố mẹ mua cho một chiếc máy tính cũ để học. Nhưng có máy tính rồi mới hiểu việc sử dụng nó khó khăn đến nhường nào vì hai tay anh chỉ còn một ngón trỏ có thể nhúc nhích. Không nản chí, anh nhờ em gái giúp đỡ và kiên trì tập luyện để có thể cử động ngón tay tốt hơn, cố gắng tập cầm nắm từ những vật nhẹ nhất như túi nylon đến chiếc cốc nhựa rỗng, vỏ chai..
Sau nhiều tháng, Tuấn có thể nắm được tạ 0,5kg bằng lòng bàn tay và ngón tay duy nhất không bị liệt. Anh cũng học được cách điều khiến ngón tay để có thể gõ bàn phím máy tính. Sau 5 năm kiên trì, Tuấn mới có thể tự ngồi xe lăn. Anh bắt đầu tìm cơ hội qua mạng bằng cách học sử dụng mạng xã hội, học marketing online và tập làm các video để kiếm tiền trên Youtube.
Ban đầu, công việc này nhưng anh vẫn quyết tâm duy trì. Với những kiến thức học được, anh chuyển hướng giúp bố bán xe máy cũ trên mạng xã hội. Tháng đầu tiên, Tuấn đặt mục tiêu bán được 2 - 3 chiếc, không ngờ kết quả đạt ngoài mong đợi: Anh bán được 17 chiếc và trong các tháng sau doanh số cũng rất tốt, có lúc cao điểm bán được gần 30 chiếc.
Năm 2016 đánh dấu một cột mốc quan trọng cho những nỗ lực của Đặng Minh Tuấn. 10 năm sau tai nạn, lần đầu tiên anh được nhận vào một công ty truyền thông và có tháng lương đầu tiên trong đời.
Giờ đây, Đặng Minh Tuấn đã trở thành trợ lý tổng giám đốc ở một công ty truyền thông top đầu của Việt Nam. Anh cũng là Youtuber trợ giúp người khuyết tật, người bán hàng đắc lực cho bố, người kinh doanh homestay và là người sáng tạo nội dung có trên 250 nghìn người theo dõi trên Tiktok.
17 năm trước, Tuấn không thể nói, không thể cầm nắm, đến cái trở mình cũng không thể tự làm nhưng hiện tại, anh chẳng những đã vực dậy cuộc đời mình mà còn còn là nguồn cảm hứng, niềm khích lệ cho người khác vượt qua nghịch cảnh. Trên mạng xã hội, anh được mọi người biết đến với cái tên “Tuấn tình cảm”. Chính tình cảm là điều giúp anh chiến thắng các thử thách, kết nối với mọi người, cổ vũ mọi người tiến lên.
Tuấn cho biết sức khỏe của anh hiện tại ổn, thỉnh thoảng có lúc "chập chờn" nhưng cứ được làm việc là anh vui và khỏe lại. Công việc sáng tạo nội dung trên Tiktok giúp anh cảm nhận hạnh phúc, yêu đời hơn rất nhiều. Mỗi sáng thức dậy, tình cảm, sự quan tâm và lời động viên của mọi người trên mạng xã hội là liều thuốc tinh thần giúp anh khỏe hơn.
TikToker cho biết, thời gian đầu tham gia mạng xã hội này, anh chỉ định coi nó như cuốn nhật ký kể lại hành trình của mình, ghi lại những kỷ niệm, khó khăn, các bài tập và sự cố gắng. Không ngờ câu chuyện của anh lại thu hút nhiều người, họ được truyền cảm hứng và càng muốn biết nhiều hơn về cuộc sống của anh. Kết hợp với những kiến thức đã có về truyền thông, anh tập trung phát triển kênh Tiktok chuyên nghiệp hơn, biết cách truyền tải thông điệp của mình chạm vào cảm xúc người xem.
"Bố mẹ là người quay, còn mình dựng hoàn toàn, 9 ngón tay không cử động được nhưng mình vẫn làm rất nhanh vì đã quen rồi. Mình thấy, muốn làm được việc gì phải đam mê và hết mình. Mình mê làm Tiktok nên chuyện tay bị liệt không còn là rào cản, mặc dù thao tác chậm hơn nhưng mình vẫn cố gắng" - Tuấn tâm sự.
Minh Tuấn tự đặt mục tiêu, thời hạn cho bản thân trong việc sản xuất video hàng tuần. Tần suất ra video hiện vẫn chưa đều vì phụ thuộc vào sức khỏe của anh và công việc của bố mẹ. Nhiều khi bố mẹ không quay được, anh nhờ bạn bè đến giúp.
Trong tương lai, Minh Tuấn muốn phát triển kênh Tiktok nhiều triệu view để kết nối với nhiều người hơn, muốn khán giả của mình không chỉ là người khuyết tật nữa.
Trải qua biến cố và những tháng ngày vật lộn khó khăn, Minh Tuấn cho biết, tình yêu thương của cha mẹ là động lực lớn nhất để anh vượt lên tất cả. Đến nay khi không còn phải nằm bất động trên giường, có công việc và kiếm ra tiền, trả hết nợ ngân hàng cho gia đình, anh cảm thấy hài lòng vì đã báo hiếu được bố mẹ.
"Ở giai đoạn này, bố mẹ già đi, không còn nhiều sức khỏe như 10 năm trước nên mình sẽ phải cố gắng hơn nữa. Làm được những gì có thể làm để bố mẹ cười là mình hạnh phúc rồi", anh bộc bạch.
Minh Tuấn cũng đã trở lại với đam mê rap của mình. Không thể nhảy hip hop nên anh sáng tác nhạc và đọc rap. Thỉnh thoảng, trên mạng xã hội, Tuấn lại khoe những bài hát do mình sáng tác và thể hiện. Nghe chất giọng khỏe khoắn, người nghe chẳng thể biết anh là người khuyết tật nếu không nhìn màn hình.
Minh Tuấn cho biết, sắp tới anh sẽ cho ra mắt một bài rap mới, được các đơn vị ở Quảng Ninh hỗ trợ quay MV. Anh còn dự định lập ra một quỹ hiến máu nhân đạo mang tên "Tuấn tình cảm".
Nhiều tài xế dán băng dính vào biển số xe để thay đổi số in trên biển, nhằm 'đánh lừa' các camera phạt nguội khi mắc lỗi trên đường.
Sau lùm xùm về tài chính khiến một số học sinh Trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN) phải nghỉ học, nhiều trường quốc tế đưa ra chính sách ưu đãi nếu học sinh có nhu cầu chuyển trường.
Người dân tỏ ra bất ngờ khi biết thông tin Sở GTVT Hà Nội đề xuất dừng khai thác 6 tuyến buýt . Một số người bày tỏ 'tăng không...
Câu chuyện về lá đơn đặc biệt xin mở cơ sở giáo dục phổ thông tư thục đầu tiên ở nước ta được bà Văn Thuỳ Dương (con gái út GS Văn Như Cương), Phó hiệu trưởng trường THCS – THPT Lương Thế Vinh xúc động kể lại trong lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập trường. Tại buổi lễ, các thế hệ thầy và trò cùng ôn lại chặng đường hoạt động gắn liền với triết lý, tư tưởng giáo dục của cố nhà giáo Văn Như Cương. “Năm 1988, thầy Văn Như Cương viết lá đơn 'Tôi xin...
Theo nhận xét của giáo viên Toán tại Hà Nội, đề thi môn Toán vào lớp 10 năm 2024 giảm nhẹ về độ khó. Dự kiến, mức điểm trung bình của thí sinh có thể rơi vào khoảng 7 điểm.
Ngày 11.4, đại diện xã Văn Lung (thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe máy...
Hà Tĩnh - Dù đã hoàn thành hơn một năm nay nhưng khu Tái định cư chống ngập lụt ở xã Điền Mỹ (huyện Hương Khê) vẫn chưa có hộ...
Chiều 7/3, UBND tỉnh Bắc Giang tổ chức thông tin về Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế. Theo UBND tỉnh Bắc Giang, lễ hội Yên Thế được tổ chức để tri ân các vị thủ lĩnh cùng tinh thần bất diệt của nghĩa quân Yên Thế, khơi dậy và phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống yêu nước, quyết tâm bảo vệ độc lập, tự do của đất nước và hòa bình cho Nhân dân. Lễ hội kỷ niệm 140 năm Khởi nghĩa Yên Thế (1884 - 2024) diễn ra trong 3 ngày (từ 15/3 đến...
1. Người Việt đầu tiên chế súng thần công là ai? A Hồ Nguyên Trừng Để chuẩn bị kháng chiến chống quân Minh, nhà Hồ đã cho đúc khá nhiều súng thần công. Theo Lê Quý Đôn chép trong Vân Đài Loại Ngữ, súng thần công thời Hồ có 3 loại: súng lớn đặt trên lưng voi; súng nhỡ hai người khiêng, súng nhỏ vác vai. Năm 1407 khi cuộc kháng chiến chống xâm lược giai đoạn cuối, nhà Hồ vẫn 'đúc hỏa khí, đóng chiến thuyền để chống giặc'. Người đúc súng thần công...