Nga đã chỉ trích nghị quyết của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, cho rằng mục đích nghị quyết là 'cố thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây'.
Ngày 11-7, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã yêu cầu Nga "khẩn trương rút quân đội và các nhân viên không được phép khác" khỏi Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia của Ukraine, và trả lại nhà máy này cho chính quyền Ukraine kiểm soát hoàn toàn, theo Hãng tin Reuters.
Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã thông qua nghị quyết với 99 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 60 phiếu trắng.
Nghị quyết trên cũng "kêu gọi chấm dứt ngay lập tức các cuộc tấn công của Liên bang Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng quan trọng của Ukraine, vốn làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn hoặc sự cố hạt nhân tại tất cả các cơ sở hạt nhân của Ukraine".
Nghị quyết được thông qua vào ngày 11-7 một lần nữa yêu cầu Nga ngay lập tức chấm dứt cuộc chiến ở Ukraine và "rút toàn bộ lực lượng quân sự vô điều kiện".
Nhà máy Zaporizhzhia là nhà máy điện hạt nhân lớn nhất châu Âu. Nga đã kiểm soát nhà máy này ngay sau khi phát động "chiến dịch quân sự đặc biệt" ở Ukraine vào tháng 2-2022.
Nhà máy đã đóng cửa, nhưng cần nguồn điện bên ngoài để giữ mát cho vật liệu hạt nhân và ngăn chặn các sự cố.
Phát biểu trước cuộc bỏ phiếu, Đại sứ Ukraine tại Liên Hiệp Quốc Sergiy Kyslytsya đã kêu gọi các nước ủng hộ nghị quyết. Ông nói: "Chúng ta nợ điều này với các thế hệ tương lai. Chúng ta phải đảm bảo rằng nỗi kinh hoàng của thảm họa hạt nhân sẽ không lặp lại".
Trong suốt cuộc xung đột hơn 2 năm qua, Ukraine và Nga đã cáo buộc lẫn nhau về việc pháo kích nhà máy điện hạt nhân này và phá đường dây điện. Ukraine đã bác bỏ cáo buộc của Nga, nói rằng nước này không tấn công các cơ sở hạt nhân.
Tuy nhiên, phát biểu trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trước cuộc bỏ phiếu, Phó đại sứ Nga tại Liên Hiệp Quốc Dmitry Polyanskiy cáo buộc mục đích của nghị quyết là "cố gắng thúc đẩy câu chuyện sai lệch của phương Tây về nguồn gốc của các mối đe dọa đối với các cơ sở hạt nhân ở Ukraine".
Ông còn cho biết đã xuất hiện "mảnh vỡ của một chiếc máy bay không người lái Ukraine được sử dụng để tấn công Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia vào ngày 7-4". Phía Ukraine đã phủ nhận thông tin họ đứng sau các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mà ông Polyanskiy nhắc đến.
Pakistan triệu hồi đại sứ ở Iran và không cho phép đại diện của Tehran trở lại Islamabad, sau khi Iran tập kích lãnh thổ nước này gây thương vong.
Phó thủ lĩnh Hezbollah Naim Qassem khẳng định nhóm này sẵn sàng đối phó với bất kỳ chiến dịch trên bộ nào của Israel vào Lebanon.
Chủ tịch nước Lương Cường đã tham dự và có bài phát biểu tại Hội nghị các nhà lãnh đạo các nền kinh tế Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 31.
Ngày 25/6, Liên hợp quốc (LHQ) thông báo sẽ cử 4 chuyên gia đến giám sát cuộc bầu cử Tổng thống dự kiến diễn ra ngày 28/7 tại Venezuela, theo lời mời từ Hội đồng bầu cử của quốc gia Caribbean.
Ngày 7/6, Ủy ban châu Âu (EC) thông báo cho các quốc gia thành viên rằng, Ukraine và Moldova đã đáp ứng tất cả các tiêu chí cần thiết để xúc tiến đàm phán về việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Phái đoàn cấp cao Trung Quốc do Phó thủ tướng Lưu Quốc Trung dẫn đầu sẽ thăm Bình Nhưỡng tuần này, khi Triều Tiên kỷ niệm 75 năm quốc khánh.
Tổng thống Pháp Macron khẳng định Paris không có ý định gây chiến với Nga, sau khi bị Moskva chỉ trích vì tuyên bố có thể đưa quân tới Ukraine.
Ngày 18/8, Nga đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với công tố viên của Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) Karim Khan cũng như các Bộ trưởng Anh.
Thứ trưởng Lê Thị Thu Hằng cảm ơn Lào trong thời gian qua đã hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt ở Lào ổn định cuộc sống, học tập, làm ăn, kinh doanh.