Ngày 18-9, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua một nghị quyết do Palestine soạn thảo, yêu cầu Israel chấm dứt "sự hiện diện phi pháp tại vùng lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng" trong vòng 12 tháng.
Theo Hãng tin Reuters, đây là nghị quyết đầu tiên được Palestine chính thức đưa ra sau khi phái đoàn được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trao thêm quyền trong tháng 9, bao gồm việc được ngồi giữa các nước thành viên và quyền đề xuất các dự thảo nghị quyết.
Nghị quyết nhận được 124 phiếu thuận, trong khi 43 nước bỏ phiếu trắng. Israel, Mỹ và 12 nước khác bỏ phiếu chống.
Nghị quyết hoan nghênh ý kiến tư vấn của Tòa Công lý quốc tế (ICJ) vào tháng 7, trong đó nêu rõ việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine và xây dựng các khu định cư ở đây là bất hợp pháp và các hành động này cần phải dừng lại.
Ý kiến cố vấn của tòa án kêu gọi thực hiện điều này "càng nhanh càng tốt", song nghị quyết của Đại hội đồng đặt ra thời hạn 12 tháng.
Nghị quyết cũng kêu gọi các quốc gia "thực hiện các bước để ngừng nhập khẩu bất kỳ sản phẩm nào có nguồn gốc từ các khu định cư của Israel, ngừng cung cấp hoặc chuyển giao vũ khí, đạn dược và thiết bị liên quan cho Israel, khi có lý do chính đáng để nghi ngờ rằng các thiết bị này có thể được sử dụng trong lãnh thổ Palestine bị chiếm đóng".
Ý kiến cố vấn của ICJ không mang tính ràng buộc nhưng có trọng lượng theo luật pháp quốc tế và có thể làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Israel. Nghị quyết của Đại hội đồng cũng không mang tính ràng buộc, nhưng mang ý nghĩa chính trị.
Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc Linda Thomas-Greenfield đã kêu gọi các quốc gia bỏ phiếu chống. Washington từ lâu đã phản đối các biện pháp đơn phương làm suy yếu triển vọng của giải pháp hai nhà nước.
Trước đó, ngày 17-9, Đại sứ Israel tại Liên Hiệp Quốc Danny Danon đã chỉ trích vì Đại hội đồng không lên án cuộc tấn công ngày 7-10-2023, khi lực lượng Hamas tấn công bất ngờ vào Israel, điểm bùng nổ cho cuộc xung đột Israel - Hamas hiện nay ở Dải Gaza.
Ông Danon cũng bác bỏ dự thảo văn bản của Palestine.
Israel chiếm Bờ Tây, Dải Gaza và Đông Jerusalem trong cuộc chiến tranh Trung Đông năm 1967. Kể từ đó, Israel đã xây dựng và liên tục mở rộng các khu định cư ở Bờ Tây.
Bạo lực ở Bờ Tây đã gia tăng kể từ khi xung đột Israel - Hamas ở Dải Gaza nổ ra vào ngày 7-10-2023.
Người dân Palestine thường xuyên tố cáo lực lượng an ninh Israel đứng nhìn và cho phép các nhóm người Israel định cư tấn công làng mạc và nhà cửa của người Palestine ở Bờ Tây.
Ngày 27-10-2023, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức ở Gaza với 120 phiếu thuận. Sau đó, vào tháng 12, 153 quốc gia đã bỏ phiếu yêu cầu một lệnh ngừng bắn nhân đạo ngay lập tức.
Ngày 27/7, tại Vientiane, Lào, các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và các nước đối tác đã tham gia các hoạt động cuối cùng trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 57 và các Hội nghị liên quan.
Người kinh doanh tiếp tục phản đối, còn các nhà vận động muốn tăng tốc triển khai luật, 6 tháng sau khi Hàn thông qua luật cấm thịt chó.
Israel chấp nhận đề xuất của Mỹ về hòa bình tại Gaza, Ukraine mở đại sứ quán ở Philippines, Belarus hoàn tất huấn luyện sử dụng vũ khí hạt nhân, Nga sẽ chuyển 50 tỷ mét khối khí đốt sang Trung Quốc mỗi năm...là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Giới chức Iran nói Địa Trung Hải có thể bị phong tỏa nếu Mỹ và đồng minh tiếp tục 'gây tội ác' ở Dải Gaza.
Ukraine cho biết Nga phóng 29 tên lửa, UAV tự sát tập kích nước này, phần lớn bị đánh chặn, nhưng một quả đạn siêu vượt âm Kinzhal có thể đã lọt qua lưới phòng không.
Pháp nâng cảnh báo khủng bố lên mức cao nhất sau khi IS tuyên bố nhận trách nhiệm vụ tấn công nhà hát Nga làm 137 người thiệt mạng.
Voi và lừa từ lâu đã được coi như biểu tượng của đảng Cộng hòa và Dân chủ Mỹ trong các cuộc bầu cử, bắt nguồn từ những bức tranh châm biếm.
Tổng thống Zelensky nói Nga đang tìm cách đổ lỗi cho Ukraine về vụ khủng bố nhà hát ở tỉnh Moskva khiến 133 người thiệt mạng.
Malaysia sẽ hợp tác chặt chẽ với Ấn Độ và các đối tác đối thoại khác để đảm bảo rằng, ASEAN vẫn đi đầu trong hội nhập khu vực và tiếp tục là động lực thúc đẩy phát triển bền vững trong khu vực.