Theo phụ huynh, có nhiều lí do khiến một bộ phận học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, đặc biệt là trong cách cư xử với giáo viên.
Đêm 4.12, mạng xã hội lan truyền đoạn clip gần hai phút, ghi lại hình ảnh một số học sinh lớp 7C, Trường THCS Văn Phú, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang chốt cửa, quây giáo viên trong lớp; chửi bới, ném đồ vào người cô. Có những em cầm gậy và quạt, chỉ vào mặt, tìm cách giật điện thoại cô giáo cầm trên tay. Đoạn clip cho thấy cô giáo phản kháng bằng cách cầm giày của mình vung loạn xạ, đuổi học sinh quanh lớp, trèo cả lên bàn rồi ném dép nhắm về phía học sinh.
Trong một video hơn 4 phút khác, nhóm học sinh vẫn tiếp tục có hành vi bạo hành giáo viên. Các em chửi tục rất nhiều, nhét rác vào cặp của cô giáo, thậm chí, ném giấy và dép vào người cô. Ở clip này, cô giáo gần như bất lực, "đứng yên chịu trận" trước nhóm học sinh ngang ngược.
2 đoạn clip được đăng tải đã gây xôn xao dư luận. Nhiều ý kiến phụ huynh, giáo viên bày tỏ sự bức xúc trước hành vi hỗn láo của nhóm học sinh; đồng thời thương cảm, xót xa cho cô giáo trong vụ việc.
Chị Phạm Thị Thuý Linh, phụ huynh tại Cẩm Lệ, Đà Nẵng đánh giá, việc nhóm học sinh THCS hung hăng, có hành vi bạo lực giáo viên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân.
"Tôi cho rằng, nguyên nhân lớn nhất bắt nguồn từ bản thân, suy nghĩ của từng học sinh. Một lý do nữa là học sinh thời nay tiếp xúc với các thiết bị điện tử, truyền thông quá sớm (ví dụ như các bài viết phụ huynh kiện giáo viên vì đánh học sinh)... Điều này dễ làm cho các em có tư tưởng không sợ ai nữa, vì đi học được bảo vệ tuyệt đối" - chị Thuý Linh chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thu, phụ huynh tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh lại cho rằng, thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ việc bạo hành trong môi trường học đường gây bức xúc dư luận, trong đó, có những vụ việc, chính giáo viên lại là nạn nhân. Sự việc nêu trên chính là hồi chuông báo động về tình trạng suy thoái đạo đức trong một bộ phận học sinh.
"Học sinh ngày càng có nhiều hành động không đúng với thầy cô. Nguyên nhân có thể là do mọi người cho trẻ tiếp xúc với mạng xã hội quá sớm. Trong khi môi trường, không gian mạng không phải lúc nào cũng lành mạnh. Mà trẻ ở độ tuổi phát triển như lớp 6, lớp 7 thì rất dễ học theo những điều này.
Ngoài ra, cũng phải kể đến trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp cùng nhà trường nuôi dạy, giáo dục con trẻ" - chị Thu nêu quan điểm.
Chị Thu chỉ ra một thực tế hiện nay, trong guồng quay của cuộc sống, nhiều phụ huynh mải mê làm ăn kinh tế, ít có thời gian cho con, giao phó con cho thầy cô ở trường. Về nhà thì giao điện thoại, máy tính cho con tự học nên rất khó kiểm soát thái độ, hành vi của con.
Để nâng cao nhận thức đạo đức, ý thức về việc "tôn sư trọng đạo" trong học sinh, cả 2 vị phụ huynh đều có chung quan điểm, cần sự chung tay của gia đình, nhà trường và toàn xã hội.
"Từ vụ việc như trên, cần nhìn nhận vấn đề khách quan, thấu đáo, từ đó có giải pháp. Nhưng điều quan trọng nhất là bố mẹ, gia đình cần quan tâm đến thời gian con học tập tại trường thay vì phó mặc cho giáo viên. Riêng thầy cô thì cần mạnh tay xử lý những học sinh có hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức. Thậm chí, có thể đuổi học để làm gương cho những em khác" - chị Thu nói.
Dưới góc nhìn của nhà giáo, thầy Nguyễn Văn Lực - giáo viên Trường THCS Trịnh Phong, Khánh Hoà cho rằng, việc một bộ phận học sinh có biểu hiện suy thoái đạo đức một phần là do chương trình hiện nay còn nặng về kiến thức thay vì giáo dục các em kỹ năng, các ứng xử trong các mối quan hệ xã hội.
"Trong chương trình giáo dục 2018 dạy học phát huy phẩm chất học sinh đã được đặt ra là một hướng đổi mới đúng hướng của ngành giáo dục, thầy cô cần tích cực thực hiện" - thầy Lực nói.
Còn một ngày nữa là hệ thống đăng ký xét tuyển nguyện vọng của Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đóng cửa, tuy nhiên vẫn còn hơn 270.000 thí...
Nhiều trường top đầu đã thông báo xét tuyển bổ sung năm 2023, trong đó có nhiều ngành hot như Kỹ thuật máy tính, Công nghệ thông tin, Quản trị...
Nhiều học sinh, phụ huynh thắc mắc về kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 và định hướng tuyển sinh của các trường đại học trong năm tới.
Năm 2024, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội giữ 8 phương án tuyển sinh như năm trước. Trường đã công bố điểm sàn xét tuyển sớm...
Những ngày qua, nhiều phụ huynh và học sinh lớp 9 ở TP.HCM nhận được tin nhắn thông báo con em họ đã đậu lớp 10 mặc dù Sở GD-ĐT chưa công bố điểm chuẩn. Phụ huynh thắc mắc tại sao các đơn vị lại biết số điện thoại và thông tin của thí sinh?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ học có cơ hội việc làm rộng mở.
Bình Dương - Liên quan vụ trường học tổ chức kiểm tra môn Toán học kỳ 2 sai ngày khiến 20.000 học sinh phải thi lại, Sở Giáo dục và Đào...
Năm học 2023-2024, đa số các trường THPT công lập ở TP.HCM đều tăng điểm chuẩn vào lớp 10.
Tính hết 17h ngày 27.7, hệ thống tuyển sinh chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo có gần 600.000 thí sinh đăng ký xét tuyển với tổng số 2,9...