Những ngày qua, nhiều phụ huynh và học sinh lớp 9 ở TP.HCM nhận được tin nhắn thông báo con em họ đã đậu lớp 10 mặc dù Sở GD-ĐT chưa công bố điểm chuẩn. Phụ huynh thắc mắc tại sao các đơn vị lại biết số điện thoại và thông tin của thí sinh?
Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 23-6, ông Hồ Tấn Minh, chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết sở đã chuyển vụ việc sang cơ quan công an. Hiện công an đang điều tra xem dữ liệu học sinh đã lọt, lộ ra ngoài bằng cách nào.
Chiều 20-6, tức sau khi xem điểm thi vào lớp 10 được vài tiếng, phụ huynh em N., học sinh Trường THCS Phan Công Hớn (huyện Hóc Môn), nhận được tin nhắn: "Thông báo trúng tuyển lớp 10: Chúc mừng em... THCS Phan Công Hớn đã trúng tuyển lớp 10 công lập của Giáo dục phổ thông Đại học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM. Nhập học trước ngày 30-6-2023 tại...".
Ngày 22-6, điện thoại của phụ huynh em C., Trường THCS Quy Đức (huyện Bình Chánh), nhận được tin nhắn: "Chúc mừng em... đã trúng tuyển vào Trường THPT Hoa Lư. Để đăng ký, phụ huynh vui lòng mang theo học bạ đến Trường THPT Hoa Lư để làm thủ tục nhập học trước ngày 30-6".
Tương tự, phụ huynh em A., Trường THCS Nguyễn Hiền, quận 12, cũng nhận được tin nhắn: "Chúc mừng em... trúng tuyển Cao đẳng Viễn Đông, quận 12.
Học 3 - 3,5 năm có ba bằng: THPT, cao đẳng, trung cấp. Được Nhà nước miễn 50 - 70% học phí. Được học miễn phí hai tuần định hướng nghề. Đăng ký hồ sơ trước 26-6 ở group"...
Trao đổi với Tuổi Trẻ, hầu hết các phụ huynh nhận được tin nhắn như trên đều cho biết rất hoang mang. "Trong ba nguyện vọng vào lớp 10 công lập, con tôi không đăng ký nguyện vọng nào vào trường đã gửi tin nhắn.
Thế nên khi đọc tin "Chúc mừng trúng tuyển", tên học sinh lại đúng là tên con mình, tôi bán tín bán nghi. Khi hỏi con gái thì con nói con không biết. Tôi lại càng lo hơn. Chồng tôi còn đoán chắc con mình rớt cả ba nguyện vọng nên giờ có trường khác nhận" - chị T., phụ huynh Trường THCS Quy Đức, kể.
Cô Trang, giáo viên lớp 9 ở quận 12, phân tích: "Nhiều phụ huynh lo lắng gọi điện cho tôi, thắc mắc rằng các tin nhắn như trên có phải lừa đảo không. Sở GD-ĐT chưa công bố điểm chuẩn thì làm sao có thể nói là học sinh trúng tuyển.
Tôi phải giải thích rằng những đơn vị nhắn tin ấy không nằm trong hệ thống trường THPT công lập ở TP.HCM. Muốn vào học lớp 10 ở trường THPT công lập thì học sinh lớp 9 phải tham gia thi tuyển. Điểm thi tuyển phải tương đương hoặc cao hơn điểm chuẩn vào lớp 10 của trường đã đăng ký thì mới được vào học.
Còn các đơn vị giáo dục ngoài hệ thống các trường THPT công lập thường sẽ xét tuyển vào lớp 10.
Trong đó, nhiều trường tuyển đầu vào rất dễ: chỉ cần học sinh tốt nghiệp THCS là được nhận vào học. Như vậy, gửi tin nhắn "Chúc mừng em... đã trúng tuyển" là cố tình tạo sự nhập nhằng, gây hiểu lầm cho phụ huynh, học sinh".
Ông N.H.T. - phụ huynh Trường THCS Nguyễn Hiền, quận 12 - bức xúc: "Tôi tự hỏi con tôi đăng ký dự thi vào lớp 10 với Sở GD-ĐT, với nhà trường THCS. Vậy tại sao các đơn vị giáo dục khác lại biết số điện thoại, họ tên của tôi và con tôi?".
Trong khi đó, ông Hồ Tấn Minh khẳng định: "Dữ liệu học sinh là thông tin luôn được ngành giáo dục bảo mật rất nghiêm ngặt. Sở đã quán triệt và liên tục nhắc nhở các đơn vị không cung cấp thông tin của học sinh ra bên ngoài.
Hiện nay kẻ xấu đang lợi dụng việc này để lừa đảo phụ huynh và học sinh, rất nguy hiểm. Thực tế đã có khá nhiều phụ huynh bị kẻ xấu lừa rằng con đang cấp cứu ở bệnh viện, cần nhấn vào link để tham gia khảo sát tiếng Anh".
Một lãnh đạo trường cao đẳng đã bộc bạch với Tuổi Trẻ rằng nhà trường có được họ tên, số điện thoại của phụ huynh, học sinh là do các em tự khai trong "Phiếu thông tin" khi trường đi tư vấn tuyển sinh. Trong phiếu này học sinh khai rất rõ họ tên mình, ngày tháng năm sinh, số điện thoại của bản thân, họ tên cha mẹ và số điện thoại.
"Hiện nay Sở GD-ĐT mới chỉ công bố điểm chuẩn vào lớp 10 chuyên, lớp 10 không chuyên trong trường chuyên và lớp 10 tích hợp. Tức là chỉ những em trúng tuyển vào các loại hình trường lớp này mới nộp hồ sơ nhập học.
Với loại hình lớp 10 thường trong trường THPT công lập thì dự kiến ngày 10-7 sở mới công bố điểm chuẩn.
Nếu phụ huynh cho con em học tập tại các loại hình trường học khác như trường nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên, trường THPT tư thục... thì cần tìm hiểu thật kỹ các thông tin như học phí, bằng tốt nghiệp, loại hình giáo dục"...
Ông Hồ Tấn Minh(chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM)
Liên Hiệp Quốc, EU và nhiều quốc gia phương Tây nhanh chóng lên án Iran sau đòn tập kích lớn vào Israel sáng 14-4.
Kể từ năm 2020 đến nay, Hà Giang luôn đứng vị trí khiêm tốn nhất trong bảng xếp hạng điểm trung bình thi THPT Quốc gia. Năm 2019, tỉnh này...
Điểm chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội trong 2 năm gần nhất là căn cứ để học sinh tham khảo trước khi quyết định đăng kí xét tuyển năm...
Ngày 29-5, ông Huỳnh Thanh Sơn - phó chủ tịch UBND huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp - cho biết lực lượng cứu nạn đã tìm thấy thi thể bé gái mất tích trong vụ ba chị em ruột tắm sông chết đuối.
Để tiện di chuyển, ông Trường tự tháo tôn hộ lan ở lề đường quốc lộ 5 rồi mở một đường ngang qua đường sắt. Tại vị trí này sau đó xảy ra tai nạn làm một người chết.
Phụ huynh Trường Đặng Trần Côn, TP Huế bức xúc vì trường bắt học sinh đi cạo rêu nếu không tham gia hội trại 26-3.
Bộ Giáo dục và Đào tạo kết nối hồ sơ sinh viên với bảo hiểm xã hội, qua đó xác định việc làm cụ thể của họ sau khi ra trường.
Thủ tướng Italy Giorgia Meloni hiện đang có tỷ lệ ủng hộ 53% theo cuộc khảo sát của Morning Consult, khiến bà trở thành nhà lãnh đạo được yêu thích thứ sáu trên thế giới.
“Thế này cũng không được, thế kia cũng không xong”, Hạnh thở dài khi câu chuyện tán gẫu của chúng tôi chuyển sang đề tài công việc.