Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết yêu cầu Israel chấm dứt chiếm đóng các vùng lãnh thổ Palestine trong 12 tháng, động thái khiến Tel Aviv phản đối.
Nghị quyết do phái đoàn Palestine đệ trình được Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) thông qua ngày 18/9 với 124 phiếu ủng hộ, 14 phiếu chống và 43 phiếu trắng. Trong số các nước phản đối có Israel và Mỹ, đồng minh thân cận của Tel Aviv.
Nghị quyết yêu cầu Israel "chấm dứt hiện diện bất hợp pháp" ở các vùng lãnh thổ Palestine và rút quân trong vòng 12 tháng, lâu hơn 6 tháng so với dự thảo, cũng như ngừng xây dựng các khu định cư mới, trả lại đất đai và tài sản đã tịch thu, cho phép hồi hương với những người dân Palestine phải di dời trước đó.
Đại hội đồng LHQ cũng kêu gọi các nước hướng tới ngừng cung cấp vũ khí cho Israel "khi có căn cứ hợp lý để nghi ngờ rằng số khí tài đó có thể được dùng ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng của Palestine".
Riyad Mansour, đại sứ Palestine tại LHQ, gọi cuộc bỏ phiếu là bước ngoặt trong "cuộc đấu tranh giành công lý và tự do" của nhà nước Palestine.
Đại sứ Israel tại LHQ Danny Dason chỉ trích kết quả bỏ phiếu, gọi đây là "quyết định đáng xấu hổ".
Nghị quyết được thông qua sau khi Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) hồi tháng 7 tuyên bố sự hiện diện của lực lượng Israel ở Bờ Tây và Đông Jerusalem là bất hợp pháp, đồng thời kêu gọi Israel chấm dứt hành động chiếm đóng đã kéo dài nhiều thập kỷ tại các vùng lãnh thổ mà Palestine muốn xây dựng nhà nước trong tương lai.
Nghị quyết Đại hội đồng LHQ và phán quyết của ICJ và đều không mang tính ràng buộc, song có thể khiến Israel bị cô lập hơn nữa giữa lúc các lãnh đạo thế giới chuẩn bị tập trung tại New York để tham dự kỳ họp thường niên của Đại hội đồng LHQ vào tuần tới.
Thủ tướng Israel Benjamin Nentanyahu và Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas dự kiến phát biểu tại kỳ họp.
Trong chiến tranh Trung Đông năm 1967, quân đội Israel đã chiếm giữ Bờ Tây, Đông Jerusalem và Dải Gaza, những khu vực được coi là thuộc về Palestine. Israel sau đó xây dựng các khu định cư trên khắp Bờ Tây và không ngừng mở rộng chúng.
Israel cho rằng các vùng lãnh thổ này không bị chiếm đóng về mặt pháp lý do chúng là khu vực tranh chấp, song LHQ và hầu hết cộng đồng quốc tế coi đây là các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Israel rút quân đội và khu định cư khỏi Dải Gaza năm 2005 và Hamas kiểm soát khu vực này từ 2007.
Phạm Giang (Theo AFP, CNN)
Đặc nhiệm Ukraine tuyên bố được một sĩ quan Nga đầu hàng và nhóm lính dưới quyền cung cấp thông tin giúp họ vượt sông Dnieper sang bờ đông.
Tổng tư lệnh Syrsky nói Nga đang đẩy mạnh tiến công để giành thêm lãnh thổ trước khi Ukraine nhận thêm viện trợ quân sự, bao gồm chiến đấu cơ F-16.
Ukraine kỳ vọng hội nghị thượng đỉnh ở Thụy Sĩ sẽ gây đủ áp lực buộc Nga chấm dứt xung đột, song giới quan sát không lạc quan về điều này.
Nhà Trắng cho biết Israel hạ thủ lĩnh số ba của Hamas, người giúp lên kế hoạch đột kích miền nam Israel, trong cuộc không kích ở Gaza tuần trước.
Nhiều người dân ở thị trấn quê nhà Scranton của ông Biden bày tỏ thất vọng và lo ngại sau màn tranh luận của Tổng thống với ông Trump.
Thủ tướng Hà Lan ký thỏa thuận an ninh với Ukraine, cam kết góp 150 triệu euro vào sáng kiến mua 800.000 quả đạn pháo viện trợ cho Kiev.
Ứng viên bộ trưởng quốc phòng Mỹ Hegseth đang thổi bùng tranh cãi ở Washington khi ông bị cáo buộc tấn công tình dục một phụ nữ cách đây 7 năm.
Theo nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Phạm Quang Vinh, báo chí, truyền thông đối ngoại là cầu nối giữa Việt Nam với thế giới và những người làm báo chí, truyền thông đối ngoại cần không ngừng trau dồi tri thức và bản lĩnh để trở thành những nhịp cầu vững chắc gắn kết cây cầu đó.
Không quân Ukraine đăng video dùng bom lượn GBU-39 do Mỹ sản xuất tấn công nơi tập kết một đơn vị quân đội Nga tại tỉnh Kursk.