Lênh đênh nghề thuyền thúng

06:30 10/04/2024

TP - Không biết có từ bao giờ và cứ như thế, nghề lưới thúng gần bờ ở thôn Sơn Trà (xã Bình Đông, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) vẫn được duy trì cho đến hôm nay. Chỉ một chiếc thúng đơn sơ, không buồm, không mái che, nhỏ nhoi trước sóng dữ, có lúc phải đánh đổi cả mạng sống nhưng bằng một cách nào đó những ngư dân vẫn yêu nghề, bám biển mưu sinh từng ngày.

Bỏ khơi xa, bám bờ gần

Lênh đênh trên biển, nếm trải vị ngọt mặn của cái nghề cơ cực này từ năm 12 tuổi khắp các vùng biển của Việt Nam, lão ngư Nguyễn Văn Bảy (70 tuổi trú thôn Sơn Trà, xã Bình Đông, huyện Bình Sơn) khi được hỏi về những tháng ngày bám biển xa, ánh mắt ông lại dõi về phía biển: “Năm 12 tuổi tôi đã đi bạn “công em” (sai vặt trên tàu) đến nay đã hơn 55 năm gắn bó với biển”.

Ngược về kí ức, lão ngư Nguyễn Văn Bảy kể rằng, năm 2008 ông ra tận Thừa Thiên - Huế bỏ 20 cây vàng mua chiếc tàu có công suất 40 CV, hành nghề lưới vây. Hồi đó ở xã Bình Đông tàu lớn như vậy chỉ đếm đầu ngón tay. Tàu của ông lúc đó hành nghề ở ngư trường Hoàng Sa và Trường Sa, mỗi lần ra khơi lúc nào cũng trên 10 bạn thuyền. Làm ăn khấm khá, đầu năm 2014 ông tiếp tục bỏ ra gần 500 triệu mua chiếc tàu khác có công suất 74 CV của một ngư dân ở Bạc Liêu. “Hồi đó cá nhiều lắm, nhiều đến nỗi tàu vừa chạy ra khỏi cửa biển đã thấy cá, mỗi chuyến biển tôi đút túi 2 -3 cây vàng là chuyện bình thường”, ông Bảy nói.

Đến khi tuổi cao, sức khỏe không còn chịu được những chuyến lênh đênh trên biển nhiều ngày, thêm vào đó ngư trường cạn kiệt dần, cuối năm 2018 ông quyết định bán cả 2 tàu. “Tôi quyết định bán tàu một phần vì cảm thấy sức khỏe không còn tốt, ra khơi lúc nào cũng lỗ, bên cạnh đó bạn thuyền rất khó tìm, nguồn hải sản thì cạn kiệt”, ông Bảy trải lòng.

Tiền Phong Một góc làng chài Sơn Trà Ảnh: NN 1

Một góc làng chài Sơn Trà Ảnh: NN

Ông Bảy cho biết, ở thời của ông, ngư dân đâu có sử dụng cào đôi, cào chiếc, mà chỉ có lưới. Bán tàu rồi ông đầu tư cho mình chiếc thuyền thúng gắn máy đánh bắt gần bờ. Nghề lưới thúng gần bờ chỉ đắp đổi qua ngày chứ không thể làm giàu. Biển giã ngày càng ít cá nên cuộc sống càng thêm khó khăn, mà dân làng chỉ có đi biển chứ biết làm nghề gì nữa đâu. Biết là nghề biển cực lắm nhưng vẫn phải làm, ngồi một chỗ không chịu được...

“Ở thôn Sơn Trà dường như nhà nào cũng có thúng máy đi biển, mỗi nhà đều có khoảng 7-8 giàn lưới đánh bắt các loại cá khác nhau, mùa cá nào có giàn lưới đó. Như mùa này cá hố, cá bạc má… thì dùng giàn lưới có mắt lưới lớn và dày hơn”, ông Bảy nói thêm.

Mưu sinh trong đêm

Trong lúc mọi người vẫn đang còn say giấc nồng, đúng 1 giờ sáng đồng hồ báo thức reo lên, ông Huỳnh Tấn Việt (55 tuổi, trú thôn Sơn Trà, xã Bình Đông) lại lọ mọ thức dậy chuẩn bị đồ nghề đi biển. Lần từng bước chân rời nhà trong đêm tối, ra đến bờ biển, ông kéo chiếc thúng máy (thúng nhựa composite có gắn máy nổ) cùng ngư cụ bên trong xuống mép nước.

Lúc này, cả bãi biển ở thôn Sơn Trà rộn ràng tiếng người gọi nhau í ới trong đêm. Ông dựa vào chút ánh sáng le lói từ chiếc đèn pin cầm trên tay, tay xách nách mang đồ dùng xuống thúng nhà mình, tiếng máy nổ vang lên, chiếc thúng hướng thẳng ra biển, bắt đầu chuyến hành trình mưu sinh trong ngày.

Chạy hơn một tiếng, khoảng 10 hải lý ra đến nơi đã định, lúc này đồng hồ đã 2 giờ 30 phút, ông giảm ga cho thúng chạy chậm lại, ánh mắt nhìn hướng gió, tay bắt đầu thả lưới. Dàn lưới dài hơn 2km, thả xuống độ sâu hàng chục mét. Hai đầu lưới gắn đèn pin nhấp nháy báo hiệu cho các thuyền thúng khác biết nơi này đã có người thả lưới.

Tiền Phong Vợ chồng ông Nguyễn Đại gỡ cá sau chuyến biển đêm 1

Vợ chồng ông Nguyễn Đại gỡ cá sau chuyến biển đêm

Tiền Phong Ngư dân thôn Sơn Trà chuẩn bị cho một chuyến biển đêm Ảnh: NN 1

Ngư dân thôn Sơn Trà chuẩn bị cho một chuyến biển đêm Ảnh: NN

Xong xuôi, ông thả neo, nằm bệt trên thúng nghỉ ngơi đợi đến một tiếng sau bắt đầu kéo lưới thu thành quả. Khi những mét lưới cuối cùng kéo lên khỏi mặt nước, ông nhổ neo, nổ máy cho thúng vào bờ. Về đến nơi trời cũng đã hừng đông, mặt trời đã ló dạng. “Chuyến biển hôm nay đi không trúng gì cả, chỉ được vài cân cá tạp bán cũng đủ tiền dầu… Gặp bữa trúng cá ham lắm, không thấy mệt gì cả. Cứ mang cá về cho vợ bán rồi tiếp tục ra biển. Có lúc thả cả dàn lưới mà chỉ được vài con, không đủ ăn trong ngày”, ông Việt cười.

Sau khi thu dọn, rửa lưới, tát nước và vệ sinh thúng cũng đã hơn 10 giờ, ông cùng vợ về nhà nghỉ ngơi, ăn trưa, đến 13 giờ chiều lại quay xuống thúng vá lưới, đến 16-17 giờ mới kết thúc một ngày. “Biển nuôi tui gần hết cuộc đời rồi, từ năm 16 tuổi tôi đã theo tàu lớn ra vào Hoàng Sa và Trường Sa như cơm bữa. Đi khơi tốn sức quá, hải sản lại cạn kiệt nên đầu năm 2017 tôi quyết định bỏ đi khơi về nhà sắm cái thúng máy, đánh cá gần bờ”, ông Việt nói.

Ông Việt cho biết, một chiếc thúng máy có công suất từ 6-12CV mua mới có giá từ 60-80 triệu. Nếu mua đã qua sử dụng thì rẻ hơn nhưng lại mất công tu bổ và không an toàn nên nhiều người chủ yếu chọn mua mới. Khác với việc đánh bắt xa bờ, vốn bỏ ra khi đánh lưới bằng thuyền thúng cũng không nhiều, lại không cần nhiều nhân lực chỉ một người một thúng là được, nay có máy móc hỗ trợ kéo lưới nên cũng không tốn mấy công sức.

Cạnh đó, vợ chồng ông Nguyễn Đại (56 tuổi, trú thôn Sơn Trà) tay thoăn thoắt gỡ cá, để kịp bán cho phiên chợ. “Nghề lưới thúng này phải thức khuya, dậy sớm. Có người cho thúng ra khơi từ buổi chiều, có người ra khơi vào lúc 1 - 2 giờ sáng. Đánh bắt trong đêm, sáng ra thúng nào không đánh bắt được cá cũng về bờ, chiều hôm sau hoặc đêm sau đi tiếp”, ông Đại nói.

Nghề lưới thúng còn có tên gọi khác là nghề lưới cước. Đây là nghề khá phổ biến ở các địa phương ven biển của tỉnh Quảng Ngãi. Riêng tại huyện Bình Sơn có khoảng 900 hộ ngư dân mưu sinh bằng nghề này, tập trung ở các xã Bình Hải, Bình Thuận, Bình Đông, Bình Thạnh, Bình Trị.

Theo ông Đại, nghề lưới thúng nguy hiểm lắm. Đang lúc trời yên biển lặng thì mình ra khơi thả lưới. Nhưng chỉ lát sau giông gió nổi lên chạy vào không kịp là chuyện thường. Gia đình và cả dân làng trải qua phen hú vía vì lo sợ. Nhưng đấy là chuyện cơm bữa của những ngư dân hành nghề thúng máy nơi đây.

Ngoài ra, sóng lớn và dòng hải lưu gần bờ thỉnh thoảng cuốn trôi cả dàn lưới, thiệt hại có khi lên đến hàng chục triệu đồng. “Nghề biển là nghề làm ăn trên bọt nước, sống - chết ngang nhau. Trời thương thì được no, không thương thì đói. Nếu không may thúng chìm, mất thúng, lưới thì cũng đành chịu vì lúc ấy phải làm sao để lo cho cái thân”, ông Đại tâm sự.

Làng chài Sơn Trà (xã Bình Đông) nằm sát mé biển, tiếp giáp với cửa Sa Cần. Để có những mẻ lưới đầy cá, ngư dân nơi đây phải thức trắng đêm, dãi nắng dầm mưa. Họ ra khơi chỉ có một người vừa lái thúng vừa thả lưới, ngày qua ngày bám biển kiếm sống.

Có thể bạn quan tâm
Cán bộ địa chính xộ khám sau khi bị người dân 'bóc phốt' lên mạng

Cán bộ địa chính xộ khám sau khi bị người dân 'bóc phốt' lên mạng

17:50 16/09/2023

Thắng yêu cầu các hộ dân đưa tiền để làm thủ tục giấy tờ về đất đai. Nhận tiền xong, Thắng tìm cách trốn tránh, không trả, bị người dân 'bóc phốt' lên mạng xã hội.

Thêm một trường đại hoc công bố điểm chuẩn, cao nhất 29,8

Thêm một trường đại hoc công bố điểm chuẩn, cao nhất 29,8

15:10 27/06/2023

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vừa công bố điểm chuẩn theo các phương thức xét tuyển thẳng (XTT1, XTT2, XTT3) vào ngành đào tạo đại học chính quy của trường.

Người dân Hòa Bình đón chờ dự án đường hơn 2.000 tỉ đồng

Người dân Hòa Bình đón chờ dự án đường hơn 2.000 tỉ đồng

13:30 20/05/2023

Hòa Bình - Dự án nâng cấp, cải tạo đường Quốc lộ 12B vừa được đề xuất với tổng mức đầu tư 2.168 tỉ đồng, đây là tuyến ngắn nhất nối Tây...

Gia Lai nói không với chuyển 4.700ha rừng thành đất nông nghiệp

Gia Lai nói không với chuyển 4.700ha rừng thành đất nông nghiệp

12:40 30/01/2024

Gia Lai đề nghị không chuyển đổi hơn 4.700ha đất rừng sang đất nông nghiệp để mở rộng vùng tưới cho hồ thủy lợi Ia Mơr.

Diễn biến điều tra vụ nữ sinh lớp 10 nhắn tin cầu cứu rồi ‘mất tích’

Diễn biến điều tra vụ nữ sinh lớp 10 nhắn tin cầu cứu rồi ‘mất tích’

21:10 02/03/2024

Liên quan tới việc nữ sinh lớp 10 nhắn tin cầu cứu gia đình rồi mất liên lạc ở Gia Lai, kết quả điều tra ban đầu xác định, H. và nữ sinh L. có quan hệ tình cảm, yêu đương. Sau đó cả hai rủ nhau đi chơi nhiều ngày không về nhà chứ không có việc bắt cóc.

Phà ngang sông Hậu ngưng chạy sau hai ngày được gia hạn

Phà ngang sông Hậu ngưng chạy sau hai ngày được gia hạn

22:10 06/05/2024

Sau hai ngày được gia hạn, phà ngang sông Hậu lại bị ngưng hoạt động, người dân phải đi bằng xuồng máy, ghe nhỏ vượt sông mưu sinh, tiềm ẩn nguy hiểm.

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi tạm đình chỉ công tác Trưởng Công an phường Bãi Cháy

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi tạm đình chỉ công tác Trưởng Công an phường Bãi Cháy

16:30 18/05/2023

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip một người tự xưng là Trưởng Công an phường Bãi Cháy (TP Hạ Long, Quảng Ninh) có hành vi chửi và đánh dân, chiều 18/5, trả lời PV VTC News, Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, ông đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác Trung tá Nguyễn Thành Nam, Trưởng công an phường Bãi Cháy. Thiếu tướng Đinh Văn Nơi cũng cho xác minh, làm rõ vụ việc và xử nghiêm túc không bao che, không có...

Khởi tố đối tượng đánh công an khi được mời dến trụ sở làm việc

Khởi tố đối tượng đánh công an khi được mời dến trụ sở làm việc

12:00 12/04/2023

Công an xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, Hà Nam, đã đến nhà Phông để mời đối tượng ra trụ sở. Tuy nhiên, Phông không hợp tác và có hành vi chống đối, lăng mạ lực lượng chức năng.

Nam sinh lớp 9 mất tích, cả trăm người đi tìm kiếm

Nam sinh lớp 9 mất tích, cả trăm người đi tìm kiếm

11:00 29/05/2023

Sau khi đạp xe đến trường nhưng không về nhà, gia đình cùng hàng trăm người đi tìm kiếm nam sinh khắp nơi nhưng không có kết quả.

Co loi xay ra
Co loi xay ra