Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức.
60 sinh viên, 100 học sinh và 20 giáo viên khó khăn đặc biệt của vùng đất núi Nhạn sông Đà đã được Câu lạc bộ "Nghĩa tình Phú Yên" chia sẻ các phần quà tổng trị giá hơn 1,67 tỉ đồng.
Hai tân sinh viên Lê Quang Đạt (Trường đại học Bách khoa, Đại học Quốc gia TP.HCM) và Hồ Thị Bích Thuận (Trường đại học Phú Yên) bước lên sân khấu kể câu chuyện đời mình. Bích Thuận cùng anh trai được cặp vợ chồng nhận nuôi.
Cú sốc lớn nhất với Thuận không phải vì biết mình không là con đẻ của ba mẹ mà chính là nhận tin cha nuôi mắc bệnh hiểm nghèo vào dịp Tết năm nay và mất chưa đầy sáu tháng.
"Mình không quan tâm là con nuôi hay con ruột bởi với mình, tình thương của mẹ là thứ cảm nhận rõ nhất. Mình muốn học xong đại học ở lại quê để chăm sóc mẹ" - Thuận nói.
Cô gái nói có hai điều ước: cha có thể sống lại và mẹ sẽ khỏe như lúc trẻ dẫu biết không bao giờ thành sự thật. Cô gái nói mình học tốt kiếm tiền chữa chạy cho mẹ để ba dù ở nơi nào đó cũng sẽ mỉm cười với những cố gắng của con gái.
Trong khi Lê Quang Đạt đã mất cả cha lẫn mẹ trong một thời gian ngắn. Lúc cao điểm dịch COVID-19 phải giãn cách xã hội, Đạt không thể vào TP.HCM chăm mẹ những ngày chống chọi với ung thư. Ngày anh em Đạt được gặp lại cũng là đếm ngược những ngày cuối cùng của mẹ.
Hai đứa cháu mồ côi, người cậu thương tình đón về nuôi. Nhưng cậu cũng chỉ giúp phần nào chứ sao lấp đầy khoảng trống tình thương của những đứa con không còn cha mẹ. Chỉ có sự kiên cường mới giúp Đạt gắng gượng mỗi ngày, nỗ lực đạt kết quả học tập khiến nhiều người ngưỡng mộ.
Cậu bạn ấy bình tĩnh và mạnh mẽ đến lạ. Ngày biết tin đỗ đại học, Đạt thắp nén nhang lên bàn thờ như lời chào và khấn ba mẹ luôn dõi theo hành trình của mình. Hỏi động lực nào giúp bạn bước tiếp, Đạt ngắn gọn: "Nếu cứ tự ti với hoàn cảnh của mình sẽ chẳng thể tiến lên. Tôi chọn cố gắng, không để mình nghĩ quá nhiều về những mất mát đã qua".
Nhà báo Trương Bảo Châu - phó tổng thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ - nói 21 năm học bổng Tiếp sức đến trường sẽ không dừng lại, khi nào còn tân sinh viên nghèo hiếu học không đủ tiền đóng học phí thì những tấm lòng nhân ái còn sinh sôi, kết nối, làm ấm áp cuộc sống này.
Lòng biết ơn, theo nhà báo Bảo Châu, mà các tân sinh viên cả nước nói chung, tân sinh viên Phú Yên nói riêng gửi đến các đơn vị, nhà hảo tâm cùng đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ trong và ngoài nước khó nói hết thành lời. Còn thông điệp của những người giúp đỡ sinh viên học sinh nằm trong hai chữ "Cho đi"! Nên các bạn đừng lo lắng phải đáp trả cho ai và thế nào mà tự tin đón nhận sự giúp đỡ đầu đời trong niềm tin về lòng tốt của con người.
"Không ai thay đổi được hoàn cảnh, đâu ai muốn mồ côi hay bị bỏ rơi, không ai muốn sống trong căn nhà toàn người câm điếc, không ai muốn mẹ và chị đều tâm thần… Nhưng chúng ta có thể chọn cách suy nghĩ về những đau thương này, biết ơn vì mình được sinh ra, có tuổi trẻ, có thể lựa chọn con đường đi này hay con đường khác" - đại diện báo Tuổi Trẻ chia sẻ.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên Hồ Thị Nguyên Thảo nhận định học bổng Tiếp sức đến trường là ngọn lửa tiếp sức mạnh, nghị lực cho người dân, học sinh, sinh viên và cả thầy cô giáo tỉnh nhà vượt qua khó khăn, từng bước vươn lên trong cuộc sống.
Bà Thảo nhắc lại cuối năm 2022, báo Tuổi Trẻ và Câu lạc bộ "Nghĩa tình Phú Yên" đã phối hợp với tỉnh phát động "Hỗ trợ xây dựng 1.000 căn nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách" trên địa bàn tỉnh Phú Yên và tạo sức lan tỏa trong xã hội.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh, bà Thảo nói các học sinh, sinh viên tỉnh Phú Yên được nhận học bổng là sự truyền lửa, chuyển nhiệt huyết. Qua đó tiếp thêm cho các bạn niềm tự hào về sự học, ý chí vượt khó, vững vàng hướng đến tương lai tươi sáng đang chờ đón.
Chương trình Tiếp sức đến trường 2024 của báo Tuổi Trẻ khởi động ngày 8-8, dự kiến trao 1.100 suất học bổng với tổng kinh phí hơn 20 tỉ đồng (15 triệu đồng cho tân sinh viên khó khăn, 20 suất học bổng đặc biệt trị giá 50 triệu đồng/suất trong suốt 4 năm học và thiết bị học tập, quà tặng…).
Với phương châm "Không để bất kỳ bạn trẻ nào vì nghèo khó mà không thể đến với giảng đường", "Tân sinh viên gặp khó, có Tuổi Trẻ" - như một lời cam kết sẵn sàng hỗ trợ tân sinh viên trong hành trình 20 năm qua của Tuổi Trẻ.
Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần tập đoàn Vinacam và các Câu lạc bộ "Nghĩa tình Quảng Trị", Phú Yên; Câu lạc bộ "Tiếp sức đến trường" Thừa Thiên Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Tiền Giang - Bến Tre và CLB Doanh nhân Tiền Giang, Bến Tre tại TP.HCM, Công ty Dai-ichi LifeViệt Nam, ông Dương Thái Sơn và những người bạn cùng các doanh nghiệp và đông đảo bạn đọc báo Tuổi Trẻ...
Ngoài ra, Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam còn tài trợ 50 máy tính xách tay cho tân sinh viên đặc biệt khó khăn, thiếu thiết bị học tập trị giá khoảng 600 triệu đồng, Công ty TNHH Nestlé Việt Nam tài trợ 1.500 ba lô trị giá khoảng 250 triệu đồng.
Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ tài trợ 50 suất học bổng ngoại ngữ miễn phí trị giá 625 triệu đồng. Thông qua ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP Bắc Á tài trợ 1.500 quyển sách về giáo dục tài chính, hướng dẫn kỹ năng quản lý tài chính cho tân sinh viên…
Doanh nghiệp, bạn đọc có thể ủng hộ học bổng cho tân sinh viên vui lòng chuyển vào tài khoản báo Tuổi Trẻ:
113000006100 Ngân hàng Công Thương (VietinBank), chi nhánh 3 TP.HCM.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Bạn đọc, quý doanh nghiệp ở nước ngoài có thể chuyển khoản về báo Tuổi Trẻ:
Tài khoản USD 007.137.0195.845 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM;
Tài khoản EUR 007.114.0373.054 Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM
với Swift code BFTVVNVX007.
Nội dung: Ủng hộ "Tiếp sức đến trường" cho tân sinh viên hoặc ghi cụ thể tỉnh/thành mà bạn đọc muốn hỗ trợ.
Ngoài tài trợ kinh phí học bổng, bạn đọc có thể ủng hộ thiết bị học tập, chỗ ở, việc làm... cho tân sinh viên.
Trong cả ngàn sinh viên được trao học bổng Tiếp sức đến trường năm nay, mỗi câu chuyện lại cho bạn đọc góc nhìn về nghị lực vượt khó với tất cả niềm thán phục, tin yêu.
Chắc do em sống khép mình và hơi nhút nhát nên đến giờ vẫn một mình, nhưng em tin rằng anh vẫn chờ em.
Ngày 11/7, Thành Đoàn Cần Thơ tổ chức lễ xuất quân học kỳ trong quân đội năm 2024. Đợt này có 100 em tham gia khóa học kéo dài 10 ngày tại Trung đoàn bộ binh 932, Bộ Chỉ huy quân sự TP. Cần Thơ.
Nội soi tai của bé gái 10 tuổi, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Tam Kỳ phát hiện con bọ cánh cứng to bằng đầu đũa đang cử động bên trong.
Anh ở vùng quê của xứ Thanh, là kỹ sư cơ khí, sống và làm việc tại Hà Nội.
Tàu cao tốc đi từ đất liền ra Nam Du (huyện Kiên Hải, Kiên Giang) tạm ngưng chạy hai ngày liền do thời tiết xấu. Doanh nghiệp địa phương hỗ trợ giảm 30-50% tiền phòng cho du khách.
Hashtag 'Ban Korea' (tẩy chay Hàn Quốc) đang được hưởng ứng trên mạng xã hội Thái Lan, khiến nhiều du khách Thái chuyển sang điểm đến khác.
Đầu mùa du lịch, những hộ nuôi cá trắm trên sông Son (Phong Nha, Quảng Bình) cùng chọn những con cá đẹp nhất, to nhất để tham gia thi “hoa hậu cá” trắm sông Son.
Hưởng ứng Chiến dịch thanh niên tình nguyện hè năm 2024, tuổi trẻ Hà Tĩnh đã triển khai gần 100 hoạt động thiết thực, ý nghĩa.