Tĩnh Gia - Nghi Sơn một “dải biên cương” nối liền hai tỉnh Thanh Hóa - Nghệ An về mặt địa lý, đồng thời cũng là vùng văn hóa dân gian giáp ranh điển hình giữa hai xứ Thanh - Nghệ. Văn hóa dân gian Tĩnh Gia - Nghi Sơn vừa mang những đặc điểm, sắc thái, thể loại của riêng nó; vừa tái hiện một phần nào diện mạo văn hóa dân gian xứ Thanh và thấp thoáng dáng hình, âm hưởng của văn hóa dân gian xứ Nghệ.
Tưng bừng lễ hội mùa xuân
Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn huyện Tĩnh Gia trước đây, thị xã Nghi Sơn hiện nay có hơn 20 lễ hội dân gian lớn nhỏ được tổ chức hằng năm, trong đó lễ hội Đền thờ Quang Trung ở làng Do Xuyên, phường Hải Thanh là lễ hội có quy mô lớn hơn tất cả, số còn lại là những lễ hội có quy mô cấp làng, xã, phường.
Lễ hội mùa Xuân ở Tĩnh Gia - Nghi Sơn kéo dài từ tháng Giêng cho tới tháng Ba Âm lịch. Ở miền núi, nơi sinh sống của đồng bào Mường, Thái... có các lễ hội dân gian như: Lễ hội xuống đồng, cầu nước đầu năm mới,... Vùng đồng bằng có lễ hội tôn vinh Đào Duy Từ, Lê Nhân Quý - những bậc công thần phò vua giúp nước, lễ hội làng Nổ Giáp thờ tổ nghề Đào Tá Hán với nghề hát ca công, lễ hội Nghè Hậu ở Sen Hồ thờ thủy thần, lễ hội làng Hiếu Hiền thờ vị tướng thời Lê có công khai dân lập ấp, lễ hội đền thờ thần Cá Bà, lễ hội đền thờ dòng họ Lương Chí khoa bảng... Miền biển có lễ hội chùa Đót Tiên thờ Phật, lễ hội Lễ Thành Hầu - vị tướng thời Lý, có công khai mở vùng đất bên sông Bạng, lễ hội Quang Trung gắn với phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, lễ hội Cành tại đền thờ Tô Hiến Thành, Tứ vị Thánh Nương, lễ hội làng Biện Sơn thờ Vua Bà - Trần Quý Phi gắn với Ông Dài, Ông Cụt - thờ rắn chở che, bảo hộ cho ngư dân vượt sóng gió trùng khơi, cá nặng đầy khoang,...
Lễ hội ở Tĩnh Gia - Nghi Sơn là lễ hội gắn liền với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và sống bằng nghề nông, nghề biển, nghề rừng.
Lễ hội đều tập trung vào thời điểm nông nhàn, vừa có phạm vi (quy mô cả một vùng và liên vùng) lại vừa có quy mô trong một làng, một bản. Đây chính là dịp để con người thăng hoa trong tâm thức, được hòa đồng vào không gian thiêng, đảm bảo sự cân bằng về tâm lý, tình cảm, giúp họ lao động, sản xuất tốt hơn.
Lễ hội còn tôn vinh anh hùng dân tộc và danh nhân văn hóa, thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, như lễ hội đền thờ Lê Nhân Quý, Hữu Tướng Quân Đại Vương, Trần Quý Phi, Quang Trung, Đào Duy Từ, Thánh Mẫu Liễu Hạnh... diễn ra ở khắp mọi miền quê.
Lễ hội mùa Xuân còn phản ánh tín ngưỡng thờ Mẫu, đề cao vai trò của người phụ nữ đối với việc sản xuất nông nghiệp, thờ đa thần, thờ Trời, Phật, cầu các vị thần linh và các thế lực siêu nhiên chở che, giúp đỡ cho “dân khang vật thịnh”.
Mặt trái của lễ hội
Đời sống kinh tế càng cao, nhu cầu lễ hội du Xuân càng lớn. Đến nay, một số lễ hội mùa Xuân được người dân Tĩnh Gia - Nghi Sơn tổ chức trọng thể tiêu biểu như: Lễ hội đền Quang Trung (phường Hải Thanh), Lễ hội Cầu ngư làng Như Áng (phường Hải Bình), Hội Bơi vùng cửa sông Lạch Bạng (Khánh Trạch, phường Xuân Lâm; Du Xuyên, phường Hải Thanh; và 3 làng Như Áng, Bộ Đầu, Du Độ, phường Hải Bình), Lễ hội Nghè Hậu, thôn Phú Lạc (phường Ngọc Lĩnh), Lễ hội chùa Đót Tiên, làng Du Xuyên (phường Hải Thanh), Lễ hội làng Hiếu Hiền (phường Hải Châu), Lễ hội làng Kim Cốc (phường Mai Lâm),...
Tuy nhiên, mặt trái của kinh tế thị trường cũng len lỏi, ảnh hưởng tới đời sống và lễ hội. Biểu hiện rất rõ là: Bên cạnh những giá trị tốt đẹp của lễ hội, thời gian qua, nhiều yếu tố mê tín có cơ trỗi dậy. Hiện tượng bói toán, lên đồng, cờ bạc, thương mại hóa trong hoạt động lễ hội gây ảnh hưởng lớn, làm giảm tính tôn nghiêm và những nét đẹp văn hóa truyền thống của lễ hội mùa Xuân.
Tệ bán vàng hương, rút thẻ, bán sách tướng số, tử vi, lôi kéo, chèo néo khách hành hương, tranh giành nhau giữ xe, thu tiền bán vé, kinh doanh dịch vụ quà bánh, nước giải khát và hái lộc... làm mất mỹ quan và ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường vẫn còn diễn ra ở lễ hội có quy mô lớn.
Đặt hòm công đức tràn lan, nặng về kinh doanh khoán thu, đấu thầu lễ hội. Một số người lợi dụng lễ hội thu lời bất chính, đốt vàng hương quá tải gây bức bối và ô nhiễm trong các cung, khám thờ, khiến cho du khách khó chịu, bất bình.
Những khoảng “tối” đó của lễ hội trên đất Tĩnh Gia - Nghi Sơn cần phải sớm được cải thiện và dẹp bỏ để góp phần phát triển kinh tế - xã hội.
Trong hai bệnh nhân vụ lũ quét thôn Làng Nủ, Lào Cai chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai, người nam 31 tuổi tử vong vì tình trạng quá nặng, còn bé gái 11 tuổi rất nguy kịch.
Sáng 3-12, tại Hội trường Nhà xuất bản Trẻ diễn ra buổi trò chuyện về văn chương Pháp, Việt cùng nhà văn Nuage Rose (Hồng Vân) và PGS.TS. Phạm Văn Quang, trưởng bộ môn Văn học - Văn hóa, khoa Ngữ văn Pháp, Trường đại học KHXH&NV TP.HCM.
Nhận tin một cháu bé mới sinh 6 ngày tuổi bị giảm tiểu cầu, viêm gan bẩm sinh, hai cán bộ Công an TP Vinh, Nghệ An đã có mặt kịp thời hiến máu cứu người.
Tại phiên bế mạc Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 – 2028 đã ra mắt Hội đồng tư vấn, đồng hành với sinh viên giai đoạn 2023 – 2028, gồm 7 thành viên, trong đó, có ca sĩ Hà Anh Tuấn.
Giàng A Chính (24 tuổi, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái) từ chối công việc tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, xin về huyện bởi 'nơi này cần mình hơn'.
2.000 năm trước, tại cái nôi của nền văn hóa Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), người Việt cổ đã biết làm muối dựa trên những triền đá giáp biển, kề núi. Công nghệ làm muối này được kế thừa mãi đến tận ngày nay.
Triển lãm “Các di sản Thế giới của Việt Nam và Lào” nằm trong chuỗi hoạt động tăng cường giao lưu, hợp tác văn hoá nghệ thuật giữa Việt Nam và...
Do người dân ngại đẻ, Thái Lan có thể giảm một nửa dân số trong 6 thập kỷ tới, làm dấy lên mối lo ngại nghiêm trọng về cuộc khủng hoảng nhân khẩu học.
Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh khi chưa có chứng chỉ hành nghề, 2 cơ sở nha khoa ở tỉnh Ninh Thuận bị Thanh tra Sở Y tế xử phạt 130 triệu đồng và yêu cầu dừng hoạt động.