Bộ Công Thương lấy ý kiến Dự thảo Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand (AANZFTA).
Lấy ý kiến về Dự thảo Thông tư quy định quy tắc xuất xứ hàng hoá trong AANZFTA. (Nguồn: vntr.moit.gov.vn) |
Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, xây dựng Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định AANZFTA. (Nguồn: vntr.moit.gov.vn) |
Theo Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương, ngày 5/1/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 07/NQ-CP về việc ký Nghị định thư thứ hai sửa đổi Hiệp định AANZFTA. Ngày 25/1/2024, Bộ trưởng Bộ Công Thương thay mặt Chính phủ ký Nghị định thư thứ hai theo hình thức luân phiên.
Tin liên quan |
Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh Sau khí đốt, đây chính là mặt hàng chiến lược của Nga ‘gây nghiện’ EU, điều trớ trêu làm khó liên minh |
Để thực thi cam kết của Việt Nam về xuất xứ hàng hoá trong khuôn khổ Nghị định thư thứ hai, Bộ Công Thương chủ trì soạn thảo, xây dựng Thông tư quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand.
Thông tư này sẽ thay thế Thông tư số 31/2015/TT-BCT ngày 24/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Australia-New Zealand; Thông tư số 07/2020/TT-BCT ngày 30/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT và Thông tư số 02/2024/TT-BCT ngày 15/1/2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 31/2015/TT-BCT.
Dự thảo Thông tư nêu rõ, Thông tư được áp dụng đối với: Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); Thương nhân; Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu.
Theo Dự thảo Thông tư, hàng hóa được coi là có xuất xứ nếu đáp ứng một trong các quy định sau: Có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên như được nêu tại Điều 6 của Thông tư này; Không có xuất xứ thuần túy hoặc không được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên, nhưng đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 7 của Thông tư này; Được sản xuất tại lãnh thổ của một nước thành viên từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hay nhiều nước thành viên khác, và hàng hoá đó đáp ứng các quy định khác của Thông tư này.
Hàng hóa đáp ứng các yêu cầu xuất xứ quy định tại khoản 1 của Điều này sẽ được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang một nước thành viên và sau đó tái xuất khẩu sang một nước thành viên khác.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của Thông tư này, hàng hóa sau được coi là có xuất xứ thuần túy hoặc được sản xuất toàn bộ tại một nước thành viên: Cây trồng và các sản phẩm từ cây trồng bao gồm quả, hoa, rau, cây, rong biển, nấm và và các loại thực vật sống được trồng, thu hoạch, hái hoặc thu lượm tại một nước thành viên; Động vật sống được sinh ra và nuôi dưỡng tại một nước thành viên;
Các sản phẩm thu được từ động vật sống tại một nước thành viên; Sản phẩm thu được từ săn bắn, đánh bẫy, đánh bắt, cày cấy, nuôi trồng thủy hải sản, thu lượm hoặc săn bắt tại một nước thành viên; Khoáng sản và các chất sản sinh tự nhiên khác, được chiết xuất hoặc lấy ra từ đất, biển, đáy biển hoặc dưới đáy biển một nước thành viên; Sản phẩm đánh bắt và các sản phẩm từ biển khác đánh bắt từ vùng biển cả, phù hợp với luật quốc tế, bằng tàu được đăng ký hoặc có ghi hồ sơ tại một nước thành viên và treo cờ của nước thành viên đó…
Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về: Phòng Xuất xứ hàng hóa; địa chỉ: số 54 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội; điện thoại: (024) 2220 2468, email: xnk-xxhh@moit.gov.vn.
Hệ sinh thái, tài nguyên biển đang bị suy thoái, thu hẹp nghiêm trọng. Theo các chuyên gia, nếu không có giải pháp ngăn chặn hiệu quả, chúng ta sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc bảo tồn và phát triển kinh tế biển.
Tăng trưởng kinh tế của tỉnh Long An năm 2023 đạt 5,77%, cao hơn mức bình quân chung cả nước; quy mô kinh tế của Long An đứng thứ 13 cả nước. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 96 triệu đồng, tương đương 4.000 USD.
Xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc) là vùng đất sinh sống lâu đời của đồng bào Lô Lô, nằm cách trung tâm huyện Bảo Lạc 16km, xóm có 62 hộ dân sinh sống với gần 300 nhân khẩu. Trước đây, 50% hộ trong xóm là hộ nghèo, hộ cận nghèo. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay đầy tích cực. Người Lô Lô làm du lịch Ở Khuổi Khon giờ nhà nhà, người người làm du lịch. Hộ nào có điều kiện thì xây dựng homestay, đón khách du lịch cả trong và ngoài nước, tổ chức các dịch vụ...
Mặc áo khoác đông nhận giải giữa mùa hè Mới đây, Vietlott tổ chức lễ trao giải Jackpot 1 sản phẩm Power 6/55 trị giá gần 257 tỷ đồng tại kỳ quay số mở thưởng lần thứ 917 của loại hình xổ số tự chọn Power 6/55. Đây là giải thưởng cao thứ nhì từ trước đến nay của Vietlott. Đáng chú ý, hình ảnh người người nhận giải mặc áo khoác mùa đông được chia sẻ trên mạng xã hội thu hút nhiều ý kiến hoài nghi. Kiến ThứcNgười nhận giải mặc áo khoác giữa mùa hè....
Sáng ngày 16.5, Đoàn Đại biểu quốc hội tỉnh Đồng Nai đã giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật trong xây dựng dự án khu dân cư A1-C1 (đô thị Dầu Giây), huyện Thống Nhất.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương hoàn thành phương án chuyển giao bắt buộc các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt trong tháng 6 năm nay, xây dựng phương án xử lý đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB).
Sau một thời gian giá dê thịt và dê giống giảm mạnh khiến người chăn nuôi hoạt động cầm chừng vì lo thua lỗ, hiện tại, giá thịt dê hơi tăng trở lại nên các hộ chăn nuôi phấn khởi, tiếp tục tái đàn.
Trong bối cảnh toàn cầu gặp khó, kinh tế Việt Nam vẫn tăng trưởng 5,05%, cao hơn hai năm dịch bệnh.
Truyền thông Trung Quốc đưa tin các công ty Trung Quốc đã yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU) vào nước này. Động thái này xuất hiện sau khi EU áp thuế đối với xe điện do Trung Quốc sản xuất.