Đại tướng Mark Milley, cựu chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, có thể bị giáng quân hàm hoặc mất mạng sau quyết định mới nhất của Bộ Quốc phòng.
Theo báo New York Times, ngày 28-1 (giờ địa phương), Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Pete Hegseth đã thông báo với Đại tướng Mark A. Milley, cựu chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, về việc ngừng bố trí lực lượng bảo vệ riêng cho ông.
Tướng Milley trực tiếp tham gia chỉ đạo vụ ám sát tướng Qassim Soleimani, tư lệnh lực lượng Quds thuộc Vệ binh cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), hồi đầu năm 2020. Điều này khiến ông đối diện nguy cơ thường trực bị Tehran tấn công trả đũa.
Do đó, ông được Nhà Trắng bố trí lực lượng an ninh bảo vệ kể cả sau khi về hưu.
Ngoài việc rút lực lượng bảo vệ, ông Hegseth còn yêu cầu mở cuộc điều tra giai đoạn ông Milley làm chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân.
Ông John Ullyot, người phát ngôn của ông Hegseth, cho biết cuộc điều tra trên sẽ quyết định việc ông Milley được giữ quân hàm đại tướng sau khi về hưu "đúng quy định" hay không.
Trong quân đội Mỹ, quân hàm đại tướng gắn liền với một số chức vụ nhất định.
Thông thường, một quân nhân chỉ giữ hàm đại tướng trong thời gian đảm nhiệm những vị trí này và sẽ trở lại quân hàm trước đó sau khi rời chức vụ.
Tuy nhiên, quân nhân đáp ứng một số yêu cầu cụ thể sẽ được giữ hàm đại tướng sau khi về hưu.
Bà Mollie Halpern, người phát ngôn của quyền tổng thanh tra Lầu Năm Góc cho biết "đã nhận yêu cầu (của ông Hegseth) và đang xem xét nó".
Nếu cuộc điều tra được tiến hành và có kết luận bất lợi cho ông Milley, nhiều khả năng ông sẽ bị giáng xuống hàm trung tướng.
Thông báo trên của ông Hegseth khiến ông Milley không chỉ đối diện nguy cơ mất hàm đại tướng mà còn có thể bị nguy hiểm đến tính mạng.
Ông Milley là vị tướng quân đội có ân oán đặc biệt với ông Trump. Chính ông Trump đã bổ nhiệm ông làm chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân trong nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của mình, bất chấp sự cạnh tranh khốc liệt từ những ứng viên khác.
Tuy nhiên, trong giai đoạn giữ chức vụ này, ông Milley đã có nhiều hành động làm phật lòng tổng thống.
Mâu thuẫn được châm ngòi ngày 1-6-2020, khi ông được ông Trump triệu tập đến Quảng trường Lafayette ở gần Nhà Trắng.
Trước đó chỉ nửa tiếng, tại chính quảng trường này, cảnh sát và lực lượng chấp pháp liên bang đã dùng hơi cay và nhiều biện pháp chống bạo động để giải tán đám đông biểu tình vụ cảnh sát sát hại công dân da màu George Floyd.
Sau đó, hình ảnh ông Trump và ông Milley cùng nhau đi bộ qua địa điểm trên nhanh chóng vấp phản ứng tiêu cực từ giới tướng lĩnh quân sự.
Điều này buộc ông Milley đưa ra lời xin lỗi công khai: "Tôi không nên ở đó. Sự hiện diện của tôi vào thời điểm ấy, ở vị trí ấy đã gây ra hiểu lầm rằng quân đội can thiệp vào chính trị trong nước".
Sau cuộc bầu cử tổng thống năm 2020, ông Milley đã sợ ông Trump tiến hành đảo chính. Trong vai trò sĩ quan quân đội cấp cao nhất, ông đã mở cuộc họp không chính thức với các cấp dưới nhằm bàn cách ngăn chặn trường hợp này.
Trong buổi lễ "tiễn" ông Milley về hưu năm 2023, tướng Milley lại nhắc nhở các binh sĩ "đã tuyên thệ với Hiến pháp chứ không phải một vị vua, nữ hoàng, bạo chúa, độc tài hay một kẻ muốn làm độc tài nào".
Những động thái trên được cho là đã chọc giận ông Trump sâu sắc. Tổng thống Mỹ từng khẳng định tướng Milley phạm tội phản quốc và nên bị tử hình.
Đứng trước nguy cơ ông Milley bị truy tố sau khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, cựu tổng thống Joe Biden đã trao ông lệnh ân xá đề phòng ngay trước khi kết thúc nhiệm kỳ hôm 20-1.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 10-17/6.
Ukraine cách chức Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy UAV, Đức, Áo triệu phái viên Triều Tiên liên quan đến Nga, nhiều quốc gia NATO phản đối Ukraine gia nhập liên minh, Cuba yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm vận… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Chuyến thăm Trung Quốc ngày 28 - 31/10 của Tổng thống Phần Lan Alexander Stubb phản ánh nỗ lực nâng tầm khuôn khổ hợp tác giữa một thế giới đầy biến động.
Việc Niger hủy hợp tác quân sự, lệnh cho 1.100 lính Mỹ rời đi có thể giáng đòn nặng vào chính sách đối ngoại và lợi ích chiến lược của Washington tại châu Phi.
Ngày 26-6, Tổng thống Nga Vladimir Putin ca ngợi các phi công đã hy sinh trong cuộc nổi loạn cuối tuần qua của nhóm quân sự Wagner.
Canberra cáo buộc khu trục hạm Trung Quốc bật thiết bị thủy âm sonar gần tàu HMAS Toowoomba, gây nguy hiểm cho các thợ lặn hải quân Australia.
Ngoại trưởng Ai Cập Badr Abdelatty ngày 12/11 khẳng định phải tăng cường viện trợ nhân đạo tại Dải Gaza, đặc biệt khi mùa Đông đang đến gần, đặc biệt trong bối cảnh nạn đói và bệnh tật ngày càng trầm trọng do cuộc xung đột kéo dài 13 tháng tại dải đất này.
Sáng 8-10, chuyên cơ chở Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến sân bay quốc tế Wattay của Lào.
Nga nói máy bay P-8 Poseidon của Mỹ 'áp sát nguy hiểm' tiêm kích Su-35 nước này ở vùng biển ngoài khơi Syria, nơi lực lượng quân sự hai nước hiện diện.