Công ty sản xuất và cung cấp dịch vụ lắp đặt cáp Prysmian của Italy hoàn thành lắp đặt cáp dưới biển ở độ sâu 2.150 m, một kỷ lục mới trong lĩnh vực này.
Quá trình thử nghiệm cáp bọc phi kim loại (HVDC MI) 500 kV do nhà sản xuất và cung cấp dịch vụ Prysmian đã thực hiện thành công. Theo công ty, đây là lần đầu tiên cáp HVDC được rải ở độ sâu lớn đến vậy, thiết lập tiêu chuẩn mới trên thị trường, Interesting Engineering hôm 9/7 đưa tin.
Việc lắp đặt dây cáp liên quan tới hành lang điện mới ở trung tâm Địa Trung Hải, dự kiến dài 970 km và có công suất 1.000 MW. Dự án mang tên Tyrrhenian Link sẽ nối Sicily với Sardinia và bán đảo Italy thông qua dây cáp kép dưới biển. Dây cáp được chế tạo bằng vật liệu composite dựa trên sợi tổng hợp module đàn hồi cao (HMPE), là công nghệ cáp truyền điện thế hệ mới. HMPE là loại sợi có tỷ số kéo giãn thấp và tỷ số độ bền so với trọng lượng cao, đồng thời có khả năng chống mỏi và mài mòn.
Cáp dưới biển trong dự án nằm ở độ sâu hơn 2.000 m, là độ sâu lớn nhất mà cáp điện từng đạt tới. Lắp cáp ở độ sâu lớn như vậy khả thi nhờ giải pháp bọc tiên tiến nhẹ hơn 50% so với thép trong nước. Tàu đặt cáp Leonardo da Vinci hiện đại của Prysmian giúp xử lý công việc trôi chảy. Theo công ty, nhiều đợt kiểm tra trong phòng thí nghiệm đã góp phần vào thành công của thử nghiệm. Trước đó, công nghệ bọc siêu nhẹ từng được dùng vào năm 2019 đối với đường dây kết nối Evia - Andros - Tinos ở độ sâu 550 m.
Sản xuất các nguồn điện tái tạo như điện gió và điện mặt trời liên tục phát triển ở Sicily, Sardinia và Campania. Dự án interconnection Tyrrhenian Link trị giá 1,84 tỷ USD được thiết kế để tăng cường khả năng trao đổi điện, củng cố phát triển năng lượng tái tạo và cải thiện độ tin cậy của lưới điện. Dự án bao gồm hai phần chính. Phần phía đông trải dài 490 km nối Fiumetorto ở Termini Imerese, Sicily, với Torre Tuscia Magazzeno gần Battipaglia, Campania. Trong khi đó, phần phía tây dài khoảng 480 km nối Fiumetorto với Terra Mala ở Sardinia. Ngoài ra, Prysmian sẽ mở rộng trung tâm năng lượng ở Địa Trung Hải thông qua thiết kế, cung cấp và lắp đặt hơn 1.500 km cáp dưới nước để thúc đẩy trao đổi điện giữa Sardinia, Sicily, và Campania.
An Khang (Theo Interesting Engineering)
Các nhà khoa học cho biết nước tiểu con người có thể tái chế thành phân bón cực tốt cho cây trồng với chi phí rất rẻ.
Vụ tai nạn liên hoàn trên cầu Phú Mỹ tại TP.HCM đã khiến nhiều người bàng hoàng. Thế nhưng, bên cạnh đó, không ít người đã lên tiếng khen ngợi mẫu xe SUV hạng sang Volvo XC90 đến từ Thuỵ Điển ở khả năng bảo vệ người ngồi trong xe. Cụ thể, sau khi xảy ra vụ tai nạn, người ngồi trong xe chỉ bị thương nhẹ và vẫn có thể kịp thời thoát ra khỏi xe. Ít ai biết rằng, điểm nổi bật của Volvo nói chung hay Volvo XC90 nói riêng chính là ở việc sử dụng thép...
Một nghiên cứu mới cho thấy, áo giáp từ Thời đại đồ đồng đủ mạnh để bảo vệ một người lính Mycenaean suốt 11 giờ trong trận chiến cách đây 3.500 năm.
Theo đó, Gui Haichao, một chuyên gia về trọng tải, sẽ cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở tây bắc Trung Quốc vào lúc 9h31 sáng 30/5, giờ địa phương. Thông tin được Cơ quan Vũ trụ có người lái Trung Quốc tuyên bố. Cho đến nay, tất cả các phi hành gia Trung Quốc vào vũ trụ đều là thành viên quân đội. Người phát ngôn của cơ quan vũ trụ nói với các phóng viên rằng Gui, giáo sư tại Đại học Hàng không và Du hành vũ trụ Bắc Kinh, sẽ “chịu...
Kể từ đầu năm 2024 đến nay đã xảy ra hàng loạt vụ việc tấn công mạng có tính phức tạp, tinh vi nhắm vào các hệ thống trọng yếu của Việt Nam (như tấn công vào hệ thống của VNDirect, PVOil...). Nghiêm trọng nhất là các sự cố lộ lọt dữ liệu và mã hoá dữ liệu, gây thiệt hại lớn cho các tổ chức, người dân. Đáng chú ý, Bộ Công an ghi nhận tình trạng dữ liệu cá nhân được buôn bán có tổ chức, thậm chí cam kết bảo hành và có khả năng cập nhật. Theo Trung...
Mỹ và Trung Quốc dẫn đầu các sứ mệnh đưa con người trở lại Mặt Trăng đồng thời hợp tác với các quốc gia khác tham gia vào tầm nhìn chinh phục không gian của họ.
Sinh viên của Trường đại học Nha Trang và các trường đại học khác trong khu vực sẽ được đào tạo về an ninh mạng trong phòng thực hành triệu đô.
Theo SCMP, các nhà khoa học Trung Quốc nói họ đã tìm ra cách chiết xuất hiệu quả uranium - kim loại nặng dùng làm nhiên liệu cho các lò phản ứng hạt nhân - từ nước biển bằng điện. Cụ thể, nhóm nghiên cứu từ Đại học Sư phạm Đông Bắc ở thành phố Trường Xuân (tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc) đã phát triển một điện cực để thu giữ uranium thông qua các phản ứng điện hóa. Họ cho biết phương pháp này nhanh hơn ít nhất 3 lần so với các cách chiết xuất hiện tại...
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt được khai thác và sử dụng để sản xuất đồng vị phóng xạ, phân tích kích hoạt, nghiên cứu khoa học, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,...