Người dân ở ấp Mỹ Phước, xã Mỹ Hòa, TX Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long, gọi ông Nguyễn Văn Chẳng (64 tuổi) với cái tên Tám Chẳng đồ cổ, do ông sưu tầm hàng nghìn cổ vật, trong đó có chiếc giường vợ vua ngủ được người mua ngã giá trên 600 triệu đồng.
Có hơn 40 năm tìm kiếm, sưu tầm đồ cổ khắp mọi miền Tổ quốc, ông Tám Chẳng sở hữu cho mình hàng nghìn sản phẩm. Từ những vật nhỏ như đồng tiền, đồ sành, đồ đồng, tủ, bàn, ghế,… đến chiếc giường vợ vua ngủ có cẩn xà cừ tinh tế, bắt mắt.
Ông Chẳng kể lại: “Cách đây hơn 20 năm, tôi nghe một gia đình ở tỉnh Bến Tre định bán chiếc giường dành cho vợ vua ngủ với giá 200 triệu đồng. Tuy ngán ngại tiền nhưng cũng tìm đến xem. Không ngờ bị cuốn hút ới độ sáng, đẹp của các mảnh xà cừ được cẩn trong thanh gỗ mun quý (ở Miền Bắc), vậy là tôi quyết tâm mua”.
Ông Chẳng cho biết thêm, hiện chiếc giường này có nhiều người đến ngỏ ý mua lại với giá cao gấp 2, gấp 3 lần so với lúc mua. Nhưng dù cao mấy ông cũng không bán, vì đó là kỉ niệm, tài sản vô giá của ông. Đối với các vật cổ khác cũng vậy, ông nhất định không bán.
Chưa dừng lại ở đó, ông Chẳng nhiệt tình giới thiệu từng sản phẩm về nguồn gốc, xuất xứ, giá trị mà ông phải chi để có được món đồ cổ đó.
Theo ông Chẳng, nhiều món đồ cổ mình thấy quý giá vì yêu thích. Cũng có một số người có món đồ cổ xem là bình thường, khi mình đến ngỏ ý mua về lưu giữ lại là họ đồng ý ngay.
Tuy nhiên trong quá trình sưu tầm đồ cổ ông Chẳng cũng không ít lần gặp khó vì chi phí không đủ, nhưng ông đã ra sức lao động nhiều thêm để đủ tiền mua sản phẩm đồ cổ đó. Như hồi năm 2000, ở TP Cần Thơ có người kêu bán tấm hoành dài 1,2 m, rộng 0,8 m với giá 20 triệu đồng. Thế là ông về bỏ công chiết 1.000 nhánh bưởi bán để đủ tiền mua cho bằng được món cổ vật này.
Từ sau dịch COVID-19, một khu nghỉ dưỡng ở TP Cần Thơ thường xuyên tổ chức các tour du lịch tại nhà ông Tám Chẳng. Bà Lữ Ngọc Anh - đại diện khu nghỉ dưỡng - cho biết: “Du khách đa phần là người nước ngoài, luôn ngỡ ngàng với sự phong phú của các loại đồ cổ từ Đông, Tây đến của Việt Nam và đặc biệt sự tiếp đãi chân chất thật thà của ông Chẳng”.
"Mỗi tháng có gần 100 người khách đến tham quan. Ngoài thưởng lãm các món đồ cổ do ông sưu tầm, khách còn tự tay hái cam, bưởi mua về quê. Mỗi chuyến tôi cũng thu được trên 1,5 triệu đồng", ông Chẳng kể lại.
Một thanh niên trẻ đến tham quan đồ cổ tại nhà ông Chẳng chia sẻ: “Bản thân cũng rất đam mê các cổ vật vì qua nó mình có thể biết một phần của nền văn minh giai đoạn đó, cũng như được chụp những bộ ảnh đẹp với những món đồ chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu".
Ông Chẳng cho biết thêm, trong thời gian tới sẽ xây thêm nhà dẫn từ cổng vào nhà mát và chỉnh trang các vị trí trưng bày, tạo thêm không gian thoáng rộng hơn để du khách ngồi xem các vật cổ mà ông. Về phần mình, ông Chẳng cho biết vẫn sẽ tiếp tục sưu tầm đồ cổ đến khi nào qua đời vì đó là niềm đam mê lớn nhất của ông.
8 nạn nhân trong vụ sạt lở thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, hồi phục sức khỏe sau gần nửa tháng điều trị, được xuất viện về khu tạm cư mới.
Thành phố Ngã Bảy - xứ sở 'Tình anh bán chiếu' - được kỳ vọng sẽ phát triển mạnh mẽ trong thời gian tới.
Phương tiện sinh kế như những món quà đầy bất ngờ, ý nghĩa đã được nhiều cơ sở Hội Liên hiệp thanh niên tại TP.HCM hỗ trợ.
Đại hội Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hà Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024 – 2029 đã quyết định đổi tên từ Hội Doanh nghiệp trẻ Hà Nam thành Hội Doanh nhân trẻ Hà Nam; hiệp thương anh Nguyễn Đức Cường làm Chủ tịch Hội nhiệm kỳ 2024 - 2029.
Tự chữa vết thương do tiểu đường bằng cách đắp và uống lá cây, nhiều người bị biến chứng bàn chân, nhiễm trùng nặng.
'Nghĩa tào khang trăm năm không phụ bạc' là câu nói rút ra từ một số câu chuyện xưa kể lại.
Con gái nghịch bùn ngay trước nhà, ông bố cầm roi đuổi theo nhưng bị 'kiếp nạn 82' quật ngã đau điếng.
HUẾ - Là một trong những hoạt động chưa từng xuất hiện trong khuôn khổ Festival nghề truyền thống Huế, màn trình diễn đi và đấu cà kheo của đoàn nghệ...
Cháu nhìn xe của con tôi mà xuýt xoa khen rối rít, ước có xe như con tôi, nhưng em dâu không chịu mua cho cháu.