Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết Moscow sẽ chuyển cho Seoul nội dung chi tiết chuyến thăm Nga của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nếu Hàn Quốc yêu cầu những thông tin như vậy.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un thăm Nga, Moscow tuyên bố sẽ công khai thông tin nếu được yêu cầu |
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và Tổng thống Putin gặp nhau tại Vladivostok, năm 2019. (Nguồn: AP) |
Hãng Interfax ngày 12/9 dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrei Rudenko cho biết Moscow sẽ chuyển cho Seoul nội dung chi tiết chuyến thăm Nga đã được lên kế hoạch của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un nếu Hàn Quốc yêu cầu những thông tin như vậy.
Ông Rudenko nói: "Chúng ta có Đại sứ quán Hàn Quốc tại Moscow, nếu họ muốn, chúng tôi có thể cung cấp thông tin sẵn có". Ông cũng nhấn mạnh rằng Nga sẽ tiếp tục liên lạc với Hàn Quốc vì Seoul là đối tác thương mại của Moscow và cả hai có “lợi ích chung trong việc ổn định tình hình ở Đông Bắc Á và bán đảo Triều Tiên".
Tin liên quan |
Moscow-Bình Nhưỡng lên tiếng về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un Moscow-Bình Nhưỡng lên tiếng về chuyến thăm Nga của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un |
Trước đó, quân đội Hàn Quốc thông báo Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un “dường như” đã tới nước Nga trên chuyến tàu riêng vào rạng sáng 12/9 và dự kiến sẽ tổ chức một cuộc gặp hiếm hoi với Tổng thống Vladimir Putin cùng ngày.
Nga không xác nhận thông tin chi tiết nào về chuyến đi, nhưng Điện Kremlin hôm thứ Hai đưa ra tuyên bố xác nhận rằng ông Kim sẽ có “chuyến thăm chính thức tới Liên bang Nga trong những ngày tới” theo lời mời của Putin.
Trước đó, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên cho biết ông Kim rời Triều Tiên bằng tàu hỏa vào Chủ nhật và "được tháp tùng bởi các quan chức hàng đầu của Đảng, chính phủ và các cơ quan lực lượng vũ trang".
Truyền thông nhà nước Triều Tiên chiếu những bức ảnh chụp ông Kim đi ngang qua đội danh dự và đám đông dân thường cầm quốc kỳ và hoa, cũng như cảnh ông vẫy tay từ đoàn tàu bọc thép màu xanh lá cây và vàng trước khi rời ga. Phái đoàn của ông Kim có thể bao gồm Ngoại trưởng Choe Sun Hui và các quan chức quân sự hàng đầu của ông, trong đó có Nguyên soái Quân đội Nhân dân Triều Tiên Ri Pyong Chol và Pak Jong Chon.
Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết thêm, các cuộc đàm phán giữa hai bên sẽ tập trung vào quan hệ song phương, “Giống như bất kỳ nước láng giềng nào, chúng tôi cảm thấy có nghĩa vụ phát triển mối quan hệ tốt đẹp, cùng có lợi”.
Theo hãng tin TASS của Nga, địa điểm hai nhà lãnh đạo gặp nhau có thể là thành phố Vladivostok ở miền đông nước Nga, nơi đang diễn ra Diễn đàn kinh tế Phương Đông. Thành phố Vladivostok cách Bình Nhưỡng khoảng 500 km về phía bắc, cũng là nơi diễn ra cuộc gặp đầu tiên của ông Putin với ông Kim vào năm 2019.
Thủ lĩnh Hezbollah Hassan Nasrallah tuyên bố Israel sẽ phải trả giá 'bằng máu' cho những thường dân Lebanon thiệt mạng vì các cuộc tấn công của họ trong tuần qua.
Chiến sự Ukraine cùng với xung đột Israel - Hamas đang khoét sâu khoảng cách trong quan hệ giữa Moskva và Tel Aviv vì những quan điểm khác nhau.
Hãng thông tấn IRNA của Iran ngày 17/2 đưa tin, nước này đã công bố các loại vũ khí mới, bao gồm hệ thống tên lửa chống đạn đạo Arman và hệ thống phòng không tầm thấp Azarakhsh được sản xuất trong nước.
Quân đội Mỹ cấm bay trực thăng lai V-22 Osprey, sau khi một chiếc 'Chim ưng biển' này gặp nạn ở Nhật Bản khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.
Niger cắt quan hệ ngoại giao với Ukraine sau khi Mali có động thái tương tự, liên quan cáo buộc Ukraine hỗ trợ phiến quân ở Mali.
Theo nội dung bức thư của cựu Thủ tướng Bangladesh Sheikh Hasina mà tờ Economic Times có được, bà Hasina cho rằng Mỹ có liên quan đến quyết định từ chức do bà đã từ chối cho phép Washington xây dựng căn cứ quân sự trên đảo St. Martin của Bangladesh.
Ibrahim Aqil, người nắm quyền lực chỉ sau thủ lĩnh Hezbollah Nasrallah, luôn giữ kín hành tung cho đến khi thiệt mạng trong đòn tập kích của Israel.
Israel xác nhận 4 người đàn ông tuổi trung niên và cao tuổi bị Hamas giam giữ đã chết và cam kết sẽ điều tra toàn diện.
Luật sư của Anders Breivik, kẻ thảm sát 77 người tại Na Uy hồi năm 2011, nói rằng thân chủ bị trầm cảm do tình trạng biệt giam trong tù.